Sign In

Công tác thi hành án dân sự theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (05/06/2020)

Tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta trong thời gian qua luôn song hành và gắn liền với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Cùng với đó, là yêu cầu về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, lấy thượng tôn pháp luật làm nguyên tắc nền tảng cho các hoạt động tổ chức, quản lý xã hội; bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành.

Xử lý tài sản thi hành án là vốn góp: Cần hướng dẫn cụ thể (02/04/2020)

(PLVN) -Do thiếu các quy định hướng dẫn cụ thể và sự thiếu hợp tác của người phải thi hành án nên khi tiến hành kê biên, thẩm định tài sản để thi hành án là vốn góp (cổ phần, cổ phiếu), các cơ quan THADS còn gặp không ít khó khăn.  

Bất cập về thời hạn tạm giữ tài sản để thi hành án (23/03/2020)

(PLVN) -Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự là biện pháp bảo đảm thi hành án được quy định tại Điều 68, Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014. Đây là một trong các biện pháp nhằm ngăn chặn tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án của đương sự. 

Một số ý kiến trao đổi về “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự”: những vướng mắc, bất cập và đề xuất hướng giải quyết (19/03/2020)

Khi một bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực được thi hành sẽ không chỉ có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, người phải thi hành án và còn ảnh hưởng, tác động đến cả người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Và trong nhiều trường hợp, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn chưa có đầy đủ các quy định của pháp luật về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự, cũng như quá trình áp dụng các quy định này trong thực tiễn còn có những vướng mắc, bất cập nhất định.

Một số điểm mới của Thông tư số 06/2019/TT-BTP quy định Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính (02/03/2020)

Thống kê thi hành án dân sự là một trong những công cụ quan trọng phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành hoạt động thi hành án dân sự của các cơ quan có thẩm quyền. Kết quả thống kê thi hành án dân sự là nguồn thông tin, dữ liệu chủ yếu, tổng hợp, phản ánh toàn diện kết quả hoạt động tổ chức thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính.

Khó khăn trong cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất (27/02/2020)

(PLVN) -Thực tiễn hiện nay có không ít vụ việc thi hành án mặc dù người phải thi hành án có tài sản nhưng cơ quan THADS không thể xử lý do thiếu cơ sở pháp lý vững chắc để áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý khi tài sản đó là quyền sử dụng đất (QSDĐ), tài sản gắn với QSDĐ.

Cần hoàn thiện quy định về định giá tài sản kê biên (25/02/2020)

(PLVN) - Định giá tài sản kê biên là một trong những bước tác nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự. Kết quả định giá sẽ xác định giá khởi điểm để tiến hành các thủ tục bán đấu giá tài sản thi hành án.

Những quy định mới về ngạch công chức chuyên ngành kế toán trong Thông tư số 77/2019/TT-BTC ngày 11/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (14/02/2020)

Ngày 11/11/2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 77/2019/TT-BTC quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 77/2019/TT-BTC). So với Thông tư số 09/2010/TT-BNV ngày 11/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 09/2010/TT-BNV), Thông tư số 77/2019/TT-BTC có một số nội dung mới về ngạch công chức chuyên ngành kế toán, cụ thể:

Quy định về định giá và xử lý đơn khiếu nại về giá thẩm định trong thi hành án dân sự (14/02/2020)

1. Quy định về định giá
Định giá tài sản là một khâu quan trọng trong quá trình xử lý tài sản để thi hành án. Định giá tài sản kê biên nhằm mục đích xác định giá để bán đấu giá, thi hành nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành án. Do đó, việc định giá có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xử lý tài sản, định giá đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật và định đúng giá tài sản giúp cho quá trình xử lý tài sản thuận lợi hơn, nhanh hơn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.
Định giá tài sản kê biên hiện nay được thực hiện theo quy định tại Điều 98 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi bổ sung năm 2014, cụ thể:

Hoàn thiện quy định về thời hạn trong thi hành án dân sự (14/02/2020)

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Trong thi hành án dân sự( THADS), các vấn đề chung liên quan đến cách tính thời hạn, thời điểm tính thời hạn, kết thúc thời hạn…được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015).
Các tin đã đưa ngày: