Văn hóa công vụ - Các yếu tố tác động và giải pháp thực hiện ở nước ta hiện nay
(13/11/2019)
Năm 2019, văn hóa công vụ (VHCV) là một cụm từ xuất hiện khá thường xuyên trên các tạp chí, báo, trang thông tin điện tử… bởi sự kiện Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ (Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018). Quyết định này được xem là cú hích quan trọng để nền công vụ Việt Nam nhanh chóng khắc phục những trì trệ nhằm đạt được mục tiêu như đã đề ra tại Đề án này.
Cần bổ sung quy định về hỗ trợ tạm giữ tài sản khi cưỡng chế THADS
(13/11/2019)
(PLVN) -Trong công tác thi hành án dân sự (THADS), việc phải tiến hành cưỡng chế là biện pháp cuối cùng, ngoài ý muốn của cơ quan THADS. Tuy nhiên, một khi phải áp dụng biện pháp này thì đa số người phải thi hành án là có ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt, chây ỳ, cố tình kéo dài thời gian, cản trở việc thi hành án nên thực hiện cưỡng chế rất cần sự phối hợp của các cơ quan chức năng.
Hoàn thiện quy định về xử lý tài sản khi không có người tham gia đấu giá, bán đấu giá không thành
(07/11/2019)
Bán đấu giá tài sản kê biên là một trong những giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình xử lý tài sản thi hành án. Luật Đấu giá tài sản năm 2016; Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014( Luật THADS) đã có quy định khá cụ thể về việc bán đấu giá không thành và cách thức xử lý tài sản khi không có người tham gia đấu giá, bán đấu giá không thành. Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng, các quy định liên quan đến vấn đề này vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
Những khó khăn, vướng mắc trong việc cưỡng chế kê biên tài sản thuộc sở hữu chung
(07/11/2019)
Có thể thấy, các quy định pháp luật về việc xử lý tài sản chung trong thi hành án dân sự được thể hiện tại Điều 74 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 ( sau đây gọi là Luật THADS); Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015. Theo đó đã hướng dẫn xử lý và trách nhiệm của các bên liên quan trong vấn đề xác định tài sản thuộc sở hữu chung, đồng thời, quy định về quyền ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng quá trình xử lý tài sản chung của người phải thi hành án với người khác để đảm bảo thi hành án còn phát sinh một số vấn đề khó khăn, vướng mắc như sau:
Cần có thêm cơ chế “Ủy thác xử lý tài sản thi hành án”
(25/10/2019)
Thủ tục ủy thác trong thi hành án dân sự hiện nay còn thiếu những quy định mang tính nguyên tắc do vậy gây ra không ít khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trên thực tế. Do vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, bổ sung đầy đủ nguyên tắc về ủy thác thi hành án và nghiên cứu bổ sung cơ chế “ủy thác xử lý tài sản” trong thi hành án. Đây là một cách tiếp cận mới và nếu được áp dụng nó sẽ giải quyết được những bất cập hiện nay, bảo đảm tốt nhất quyền lợi hợp pháp của đương sự, đồng thời, đặc biệt có ý nghĩa trong ủy thác tổ chức thanh lý tài sản của Doanh nghiệp, Hợp tác xã bị tuyên bố pháp sản theo Luật phá sản năm 2014.
Một số vấn đề về dân chủ và thực hành dân chủ trong hoạt động của các cơ quan thuộc Hệ thống Thi hành án dân sự
(22/10/2019)
1. Dân chủ và vai trò của việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhiều bài học kinh nghiệm về vai trò làm chủ của nhân dân đã được đúc kết. Nguyễn Trãi từng nói “Cái gì dân muốn thì trời cũng phải thuận theo”; “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân. Tư tưởng Nho giáo cũng nhìn nhận “Dân là gốc của nước nhà, gốc có vững thì nước mới yên”;… Đến lượt mình, trên cơ sở kế thừa những tư tưởng tiến bộ của ông cha và luận điểm của Chủ nghĩa Mac - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đề cập đến xây dựng Nhà nước, cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết của việc thiết lập một nền dân chủ XHCN chân chính đó là nền dân chủ mà “Chính phủ nhân dân bao giờ cũng đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”[1]. Đến nay, quan điểm đó vẫn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng, xem đó là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược sâu sắc đối với quá trình phát triển của đất nước (“Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN”).
Cần cơ chế bảo vệ chấp hành viên.
(22/10/2019)
10 cán bộ bị thương, trong đó 03 công chức, Chấp hành viên của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cái Nước (Cà Mau) đã bị một số đối tượng dùng hung khí và xăng chống đối quyết liệt. Từ câu chuyện này đặt ra vấn đề về cơ chế bảo vệ người thi hành công vụ, trong đó có chấp hành viên và công chức làm công tác thi hành án dân sự