Sign In

Một số vấn đề cần lưu ý khi ký hợp đồng bán đấu giá tài sản thi hành án (27/04/2016)

Bán đấu giá tài sản thi hành án là một giai đoạn tương đối khó khăn và mất rất nhiều thời gian trong quá trình giải quyết án của Chấp hành viên. Việc bán đấu giá tài sản thi hành án đuợc quy định cụ thể tại Điều 101 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Điều 27 Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

Những nội dung cơ bản và những điểm mới của “Thông tư quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự” (05/02/2016)

Ngày 01/02/2016, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 02/2016/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự (sau đây gọi tắt là Thông tư), có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 3 năm 2016. Thông tư có 3 chương 31 điều, cụ thể: Chương I gồm 04 điều từ Điều 1 đến Điều 4 quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ; nguyên tắc xử lý đơn; Chương II gồm 24 điều từ Điều 5 đến Điều 28 quy định về tiếp nhận, phân loại, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; xử lý đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh và xử lý đối với vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài; Chương III gồm 3 điều từ Điều 29 đến Điều 31 quy định về báo cáo, thống kê và tổ chức thực hiện. Thông tư được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, có những nội dung cơ bản như sau:

Những quy định mới của pháp luật và những vấn đề cần lưu ý trong việc xác minh điều kiện thi hành án (28/01/2016)

Hiện nay, vấn đề xác minh điều kiện thi hành án đã được sửa đổi, bổ sung khá toàn diện trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sau đây gọi tắt là Luật sửa đổi, bổ sung) và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (sau đây gọi tắt là Nghị định 62/NĐ-CP).

Bàn về việc kê biên tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự theo Luật Thi hành án dân sự hiện hành (18/11/2015)

Thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp Chấp hành viên áp dụng biện pháp kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung của hộ gia đình hoặc tài sản chung với người khác để đảm bảo thi hành án. Việc cưỡng chế kê biên tài sản thuộc sở hữu chung được quy định  tại Điều 74 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 và khoản 2 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ.

Một số ý kiến trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự (10/11/2015)

Cơ sở quan trọng để tiến hành hoạt động thi hành án dân sự là các bản án, quyết định dân sự của Toà án. Thi hành án dân sự là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn xét xử, có mối quan hệ mật thiết, đan xen với các giai đoạn tố tụng trước đó. Tuy nhiên, thi hành án dân sự lại có tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ hoạt động này được bắt đầu bằng quyết định của Thủ trưởng cơ quan thi hành dân sự đối với thi hành án dân sự. Những quyết định này mang tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả các chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án. Các cơ quan, tổ chức, công dân, trong phạm vi trách nhiệm của mình có nghĩa vụ chấp hành và phối hợp thực hiện để thi hành án đạt hiệu quả. Tính chấp hành trong thi hành án phản ánh một đặc trưng chứng tỏ không đơn thuần là hoạt động tố tụng thuần tuý. Bên cạnh các chủ thể là Tòa án, Viện kiểm sát còn có sự tham gia của nhiều chủ thể vào giai đoạn thi hành án như: UBND địa phương nơi người phải thi hành án cư trú; cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án làm việc...

Những điểm mới trong bảng tiêu chí chấm điểm và xếp hạng thi đua đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa phương năm 2015 (30/09/2015)

Ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 1682/QĐ-BTP về Bảng tiêu chí chấm điểm thi đua và xếp hạng đối với các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương năm 2015. Nhằm thống nhất thực hiện Bảng tiêu chí chấm điểm thi đua và xếp hạng đối với các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương năm 2015, Tổng cục hướng dẫn và giới thiệu một số điểm mới được sửa đổi như sau:

Một số điểm mới quan trọng của Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự (30/09/2015)

Ngày 18/7/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự (sau đây gọi là Nghị định số 62/2015/NĐ-CP). Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2015 và thay thế Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự; Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự; Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP.

Bài học kinh nghiệm trong công tác thi hành án dân sự tại thành phố Hồ Chí Minh (31/08/2015)

Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phưuong có số lượng việc và tiền phải thi hành chiếm tỷ lệ lớn của ngành thi hành án dân sự của cả nước. Năm 2012, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng lớn tới hoạt động thi hành án dân sự. Tuy nhiên, tập thể Lãnh đạo và cán bộ ngành thi hành án dân sự thành phố đã nỗ lực, phấn đấu, bằng nhiều biện pháp tích cực đã đem lại hiệu quả cao trong công tác, đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu do Bộ Tư Pháp giao. Kết quả và bài học kinh nghiệm của ngành Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 là bài học để Lãnh đạo và cán bộ các cơ quan Thi hành án dân sự học vận dụng có hiệu quả tại đơn vị.

KHÓ KHĂN TỪ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM ĐỂ THU HỒI NỢ XẤU (31/08/2015)

LS. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG – VCB Kể từ đầu năm 2012 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã và đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả của suy thoái kinh tế toàn cầu và sự đóng băng của bất động sản. Trong bối cảnh đó, hầu hết các doanh nghiệp trong nước đang hoạt động cầm chừng để vượt qua khó khăn và chờ đợi cơ hội mới để khôi phục sản xuất. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp đã ngừng hoạt động: năm 2012, có 58.128 doanh nghiệp giải thể/phá sản(1); hết quý I/2013, có 2.272 doanh nghiệp bị giải thể(2). Trước tình hình khó khăn chung của doanh nghiệp, vốn cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp phần lớn không thể thu hồi được từ nguồn thu sản xuất kinh doanh. Tính đến cuối tháng 4/2013, tổng dư nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng là 137,1 nghìn tỷ đồng, tăng 18,7 nghìn tỷ đồng (15,8%) so với cuối năm 2012 (4 tháng đầu năm 2012 nợ xấu tăng 36,2%), tốc độc tăng bình quân 3,94%/tháng(3). Nền kinh tế và môi trường kinh doanh khó khăn dẫn đến doanh nghiệp không có khả năng trả nợ đến hạn và nợ xấu của ngân hàng tăng cao.

NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TRẢ ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN (31/08/2015)

Về nguyên tắc, cơ quan thi hành án dân sự phải chịu trách nhiệm đảm bảo việc thi hành các Bản án, Quyết định của Toà án, Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của người phải thi hành án của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và Quyết định của Trọng tài thương mại. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công việc, cơ quan thi hành án phải tuân thủ và áp dụng đúng các quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 và cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân hữu quan.
Các tin đã đưa ngày: