Bàn về yêu cầu rút hồ sơ thi hành án bản gốc
(09/06/2023)
Quá trình tổ chức thi hành án, có những trường hợp cơ quan thi hành án dân sự nhận được yêu cầu của cơ quan có liên quan (như cơ quan điều tra) về việc phối hợp và yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cung cấp hồ sơ, tài liệu (hồ sơ bản chính) liên quan đến việc tổ chức thi hành án. Vấn đề này cần được xử lý như thế nào để đảm bảo thực hiện theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng nhưng cũng không ảnh hưởng đến việc tổ chức thi hành án là một câu hỏi đang được đặt ra.
Quy định hiện hành của pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật khác có liên quan đến án tín dụng ngân hàng
(10/05/2023)
Thi hành án dân sự là hoạt động nhằm đưa bản án, quyết định ra thi hành trên thực tế, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Nằm trong yêu cầu chung đó, công tác thi hành án dân sự đối với các bản án, quyết định liên quan đến tín dụng ngân hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực thực tế, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự nói chung và công tác thu hồi nợ xấu của các tổ chức tín dụng nói riêng.
Một số vấn đề khó khăn, vướng mắc khi xử lý cổ phiếu để thi hành án
(09/05/2023)
Cổ phiếu là một loại tài sản có tính thanh khoản cao trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý để thi hành án, loại tài sản này lại gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Nhiều vụ việc thi hành án vẫn chưa giải quyết dứt điểm được do chưa thể xử lý được cổ phiếu mà trong bản án, quyết định Tòa án đã tuyên có tài sản thi hành án là cổ phiếu. Những khó khăn, vướng mắc khi xử lý loại tài sản này một phần nguyên nhân là dopháp luật về thi hành án dân sự cònthiếu các hướng dẫn rõ ràng và thiếu sự tương thích giữa các ngành luật. Bài viết nêu và phân tích một số vấn đề khó khăn, vướng mắc về xử lý cổ phiếu để thi hành án, đồng thời đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự.
Một số nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp trong công tác theo dõi, đôn đốc việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính năm 2023
(13/03/2023)
Trong những năm gần đây, công tác chấp hành pháp luật tố tụng và thi hành án hành chính (THAHC) được Quốc hội, Chính phủ và nhân dân cả nước rất quan tâm. Trong năm 2022, Chính phủ đã có chỉ đạo sát sao đối với Bộ Tư pháp, các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác THAHC; Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã thực hiện giám sát chuyên đề việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính (TTHC) trong giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND, UBND nhằm nâng cao hiệu quả công tác THAHC, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên phạm vi cả nước.
Một số điểm mới về Hợp đồng lao động trong Hệ thống THADS
(08/02/2023)
Ngày 30/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là Nghị định số 111/2022/NĐ-CP) thay thế quy định về Hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ), theo đó:
Bất cập trong quy định pháp luật và áp dụng pháp luật về hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự
(18/01/2023)
Đấu giá tài sản để thi hành án dân sự là một trong các biện pháp xử lý tài sản đã được Chấp hành viên cơ quan thi hành án tổ chức kê biên (tài sản này có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án hoặc của người thứ 3 bảo đảm cho việc thi hành các phán quyết của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền). Hoạt động đấu giá tài sản để thi hành án giữ vai trò nhất định trong việc đánh giá hiệu quả của biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự. Cũng như các tài sản khác, tài sản để thi hành án được đưa ra đấu giá phải thông qua hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản được ký kết giữa Chấp hành viên cơ quan THADS với tổ chức đấu giá. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự thì chủ sở hữu tài sản được hiểu là Chấp hành viên (người được phân công tổ chức thi hành vụ viêc) thực hiện. Vì vậy, về nguyên tắc, Chấp hành viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong hoạt động lựa chọn, ký kết và thực hiện hợp đồng đấu giá tài sản thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản. Thực tiễn theo dõi công tác này cho thấy, bán đấu giá tài sản hiện còn rất nhiều vướng mắc, bất cập từ trong chính quy định pháp luật cũng như trong việc áp dụng, vận dụng pháp luật trên thực tiễn, có thể kể đến một số nội dung như sau:
Bàn về vấn đề bảo vệ người mua tài sản đấu giá
(01/12/2022)
Từ những bất cập trong vụ việc thi hành án dân sự do không phân chia tài sản chung trước khi cưỡng chế kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất là sở hữu chung của hộ gia đình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự và người mua tài sản đấu giá, tác giả nêu các quan điểm khác nhau và những lưu ý khi giải quyết các vụ việc tương tự.
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Nhìn từ góc độ công tác thi hành án dân sự
(23/11/2022)
Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 đánh dấu những đổi mới về chính sách đất đai, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trông thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau gần 09 năm thực thi Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng trong thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bước đầu khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, không đưa vào sử dụng, lãng phí. Chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã bảo đảm tốt hơn quyền lợi cho người có đất thu hồi... Đối với công tác Thi hành án dân sự (THADS), Luật Đất đai cũng đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho cơ quan THADS trong việc xử lý tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất; tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan THADS kê biên tài sản là quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án. Mỗi năm, các cơ quan THADS đã kê biên, bán đấu giá hàng nghìn tài sản là quyền sử dụng đất, thu hồi được hàng chục nghìn tỷ đồng. Trong đó, hai lĩnh vực xử lý quyền sử dụng đất (QSDĐ) nhiều nhất là thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế và các vụ án tín dụng ngân hàng.