Sign In

Sửa đổi Luật Thi hành án dân sự cần toàn diện và sát với thực tiễn công tác thi hành án dân sự (08/11/2022)

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 và năm 2022. Qua 14 năm thực hiện Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý cơ bản đảm bảo cho công tác thi hành án hiệu lực, hiệu quả; vị trí, vai trò của các cơ quan Thi hành án dân sự được tăng cường; hiệu quả công tác thi hành án dân sự được nâng cao; trình tự thủ tục thi hành án dân sự được quy định đầy đủ, cụ thể hơn, dễ thực hiện hơn, mối quan hệ phối hợp trong thi hành án dân sự, nhận thức và chấp hành pháp luật về thi hành án dân sự của các cá nhân, tổ chức được nâng lên. Bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án được thực thi trên thực tế, đồng thời đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân theo quy định pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc áp dụng các quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 liên quan đến thi hành án hành chính và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện (08/11/2022)

Sau hơn sáu năm triển khai thực hiện các quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã góp phần bảo đảm thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, các quy định của Hiến pháp 2013 về bảo vệ quyền con người, quyền công dân; tạo hành lang pháp lý quan trọng đưa các mặt công tác thi hành án hành chính từng bước đi vào nề nếp, từ công tác quản lý nhà nước đến sự chuyển biến trong kết quả thi hành án hành chính, qua đó góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, công dân, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ trong bộ máy hành chính nhà nước.

Vướng mắc về thời hạn áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án (26/10/2022)

(PLVN) -Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, các cơ quan THADS vẫn còn gặp một số khó khăn cần được cơ quan có thẩm quyền, sự phối hợp của các ban ngành, Ban Chỉ đạo THADS các cấp chỉ đạo, hướng dẫn.

Một số đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm công vụ của Chấp hành viên (12/09/2022)

Là người được Nhà nước giao trách nhiệm tổ chức thi hành án, khi thực thi nhiệm vụ, Chấp hành viên nhân danh công quyền, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về các quyết định của mình. Nhà nước trao cho Chấp hành viên quyền được sử dụng quyền lực Nhà nước để đảm bảo việc thi hành án, thể hiện rõ nhất là được sử dụng biện pháp cưỡng chế để buộc tất cả các chủ thể có nghĩa vụ (cho dù người đó là ai, với chức vụ, quyền hạn gì...) phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên. Với những quyền năng quan trọng như vậy nên mỗi lời nói, hành động của Chấp hành viên không chỉ tác động đến quyền, lợi ích của các bên mà còn tác động tâm lý, phản ứng tức thì tới hành động, lời nói của những người có liên quan.

Một số lưu ý khi áp dụng Biện pháp bảo đảm trong Thi hành án dân sự (06/09/2022)

Việc quy định biện pháp bảo đảm thi hành án là hết sức cần thiết để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Các biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của Luật THADS năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 bao gồm: Phong tỏa tài khoản, tài sản; Tạm giữ tài sản, giấy tờ và Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm cần lưu ý mộ số vấn đề sau:

Khó khăn, bất cập trong việc tổ chức thi hành án khoản giao quyền thăm nom, chăm sóc người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người không có khả năng lao động cho người được thi hành án không trực tiếp nuôi dưỡng (02/08/2022)

Trên cơ sở quy định tại Điều 82 và Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình, Tòa án khi ra bản án, quyết định về ly hôn, ngoài việc quyết định giao con chung cho người cha hoặc mẹ nuôi dưỡng, đồng thời xác định quyền, nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng thông thường theo hướng “người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”. Ví dụ: i) Bản án số 38/2017/HNGĐ-ST ngày 17/3/2017 của Tòa án nhân dân huyện TC tuyên: Giao cháu Nguyễn Thị N và cháu Nguyễn Văn P cho chị Nguyễn Thị Th nuôi dưỡng. Anh T có quyền, nghĩa vụ thăm nom con chung mà không ai được cản trở. ii) Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận của các đương sự số 203/2017/QĐST-HNGĐ ngày 10/11/2017 của Tòa án nhân dân huyện YT quyết định: Giao con chung là Nguyễn Duy S cho chị T nuôi dưỡng. Anh H có quyền đi lại, chăm sóc, giáo dục con chung, không ai được cản trở.

Các vấn đề về xác minh trong tổ chức thi hành án (28/06/2022)

Trong tổ chức thi hành án, xác minh là để làm rõ người phải thi hành ánh (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân) có điều kiện thi hành hay không, kết quả xác minh sẽ là cơ sở, định hướng để Chấp hành viên tổ chức thi hành theo đúng quy định pháp luật.  

Nhận diện vụ việc phức tạp trong Thi hành án dân sự và một số kinh nghiệm tổ chức thi hành (26/05/2022)

Thực tế hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào về xác định vụ việc thi hành án dân sự (THADS) phức tạp. Trên thực tế, tính phức tạp của một vụ việc thi hành án chủ yếu được đánh giá dựa trên yếu tố chủ quan. Một số ý kiến cho rằng có thể dựa vào giá trị tranh chấp của yêu cầu thi hành, việc thi hành liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều cấp nhiều ngành khác nhau và tính phức tạp của vụ án được thể hiện trong quá trình xét xử ở giai đoạn trước để đánh giá mức độ phức tạp cho giai đoạn thi hành án. Tuy nhiên, những tiêu chí như thế cũng chỉ mang tính tương đối, vì giá trị tranh chấp, sự phức tạp của các mối quan hệ cũng như tính phức tạp của vụ án trong giai đoạn xét xử không phải là yếu tố quyết định đến mức độ phức tạp trong giai đoạn thi hành án. Có rất nhiều vụ việc giá trị tranh chấp rất nhỏ có thể là vài triệu đồng và đã được Tòa án giải quyết bằng một quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự, nhưng để thi hành được thì lại rất khó khăn. Do vậy, khi đánh giá ở các tiêu chí mang tính định lượng, bề ngoài, thì có lẽ đây là những vụ việc đơn giản, dễ thi hành nhưng khi tiến hành giải quyết thì có thể sẽ gặp phải những vấn đề khó khăn, phức tạp không thể lường trước được, thậm chí có những vụ việc không thể thi hành được trên thực tế. Ngược lại, có những vụ việc với giá trị tài sản rất lớn, đồng thời mối quan hệ giữa các đương sự cũng rất phức tạp, nhưng khi thi hành lại diễn ra một cách thuận lợi nhanh chóng.

Còn cách hiểu khác nhau trong việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính có nội dung tuyên hủy toàn bộ quyết định hành chính, buộc ban hành lại quyết định hành chính mới theo quy định của pháp luật (24/05/2022)

Điểm b khoản 1 Điều 311 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định: “Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì quyết định hoặc phần quyết định bị hủy không còn hiệu lực. Các bên đương sự căn cứ vào quyền và nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án để thi hành”. Cụ thể hóa quy định nêu trên, tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án quy định: Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên hủy toàn bộ quyết định hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, người phải thi hành án phải thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án và theo quy định của pháp luật; thực hiện kiến nghị của Tòa án về việc xử lý đối với quyết định hành chính trái pháp luật đã bị hủy; trường hợp quyết định đó đã được thi hành toàn bộ hoặc một phần thì cơ quan đã ban hành quyết định hành chính phải thực hiện các thủ tục, biện pháp để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của các bên theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức thi hành án, theo dõi thi hành án hành chính đối với những bản án, quyết định này, vẫn còn những cách hiểu khác nhau cần được thống nhất.

Hoàn thiện quy định về thế chấp, xử lý tài sản đảm bảo là quyền khai thác khoáng sản (24/05/2022)

Thực tế thi hành Luật Khoáng sản trong những năm qua cho thấy, nhu cầu thế chấp quyền khai thác khoáng sản để bảo đảm cho các quan hệ tín dụng ngày một tăng, nhưng việc xử lý tài sản đảm bảo là quyền khai thác khoáng sản của các tổ chức tín dụng hay của các cơ quan thi hành án dân sự khi tổ chức thi hành mà tài sản đảm bảo là quyền khai thác khoáng sản được xác định theo nội dung Bản án, quyết định của Tòa án đều gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn vì các quy định về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp là quyền khai thác khoáng sản còn thiếu, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này.
Các tin đã đưa ngày: