Sign In

Một số vấn đề cần lưu ý trong công tác theo dõi thi hành án hành chính (13/08/2021)

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, sau đó được thay thế bởi Luật Tố tụng hành chính (TTHC) năm 2010, nay là Luật TTHC năm 2015 và Nghị định số 71/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có những quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính (THAHC) và trách nhiệm đôn đốc, theo dõi việc THAHC của các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) (Theo Luật TTHC năm 2010 thì cơ quan THADS được giao trách nhiệm đôn đốc việc THAHC, đến Luật TTHC năm 2015 thì được sửa đổi thành trách nhiệm theo dõi việc THAHC).  

Cần cơ chế pháp lý nâng cao địa vị pháp lý của chấp hành viên (13/08/2021)

Theo quy định tại Điều 17 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014(Luật THADS) thì Chấp hành viên (CHV) là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật THADS.Trong quá trình tổ chức thi hành án (THA), vai trò của  CHV đặc biệt quan trọng, là người giữ vị trí trung tâm của mọi hoạt động THADS. Tuy nhiên, quy định về quyền năng của CHV còn nhiều bất cập.

Khó khăn khi thi hành Bản án, Quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay (13/08/2021)

Khoản 2 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 ( Luật THADS) quy định về những Bản án, Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị, bao gồm:  Bản án, Quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên thực tiễn tổ chức thi hành án đối với những bản án, quyết định được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị vẫn còn một số vướng mắc cần hoàn thiện.

Nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong Hệ thống Thi hành án dân sự (04/08/2021)

Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong Hệ thống Thi hành án dân sự đã đạt được những kết quả nổi bật, góp phần củng cố sự tin tưởng của nhân dân về hiệu quả và quyết tâm của Đảng ta trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì nguy cơ xảy ra tham nhũng, tiêu cực trên các mặt công tác thi hành án dân sự còn hiện hữu và một số tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chưa kịp thời được khắc phục. Trong bài viết này, tác giả nêu lên những kết quả nổi bật trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong Hệ thống Thi hành án dân sự giai đoạn 2013 - 2020, nguy cơ tham nhũng, tiêu cực và tồn tại, hạn chế cần khắc phục; đồng thời thời rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

Giao tiếp ứng xử của Chấp hành viên - kỹ năng quan trọng trong tổ chức thi hành án (28/07/2021)

Thi hành án dân sự là công tác phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến các quyền về tài sản, nhân thân của đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.Trong đó giữ vai trò trung tâm của hoạt động thi hành án dân sự là Chấp hành viên, người được nhà nước trao cho nhiều quyền năng trong quá trình tổ chức thi hành án theo thẩm quyền. Tuy nhiên hiệu quả thi hành án lại không chỉ phụ thuộc vào quyền năng đó mà là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó khả năng giao tiếp, ứng xử của Chấp hành viên với đương sự khi thực hiện nhiệm vụ có một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Định mức việc thi hành án dân sự đối với Chấp hành viên (22/07/2021)

Trong hoạt động thi hành án dân sự, Chấp hành viên có vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả công tác thi hành án.Trong đó, quy định định mức việc thi hành án dân sựphù hợp, khoa học đối với Chấp hành viên là một trong những yếu tố then chốt, quyết định hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Chấp hành viên. Bài viết dưới đây đi sâu phân tích một số vấn đề liên quan đến thực trạng định mức công việc đối với Chấp hành viên và đưa ra một số giải pháp,kiến nghị để hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật về vấn đề này.

Cần thiết sửa đổi Điều 57 Luật Thi hành án dân sự về ủy thác thi hành án (17/07/2021)

Khoản 1 Điều 57 Luật Thi hành án dân sự quy định:
"1. Trước khi ủy thác, cơ quan thi hành án dân sự phải xử lý xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại địa bàn có liên quan đến khoản ủy thác. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng xét thấy cần ủy thác thì phải ra quyết định thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án và ra quyết định ủy thác cho nơi có điều kiện thi hành."
Như vậy, trường hợp người phải thi hành án có tài sản ở nhiều nơi thì cơ quan thi hành án dân sự chỉ được ủy thác cho cơ quan thi hành án khác khi đã xử lý xong các tài sản tạm giữ, thu giữ, kê biên trên địa bàn có liên quan đến việc ủy thác. Quy định này dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện

Hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự (01/07/2021)

Xác minh điều kiện thi hành án có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án. Kết quả xác minh là cơ sở để chấp hành viên định hướng giải quyết hồ sơ thi hành án, đồng thời là căn cứ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp lý khác trong quá trình tổ chức thi hành án. Luật Thi hành án dân sự đã có những quy định cụ thể về trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành án của chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự và trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập của người phải thi hành án. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này trên thực tế đã gây ra phải những khó khăn, bất cập, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác xác minh điều kiện thi hành án. Chính vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật liên quan cũng như đảm bảo cơ chế vận hành có hiệu quả những quy định đó là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong bài viết, tác giả tập trung phân tích để làm rõ những vẫn đề này.

Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án vô hiệu là việc dân sự hay vụ án dân sự (18/06/2021)

Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án vô hiệu và/hoặc yêu cầu hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó (ví dụ: hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là việc dân sự hay vụ án dân sự. Chấp hành viên sẽ thực hiện theo thủ tục nào và Tòa án sẽ thụ lý giải quyết theo thủ tục nào? Bài viết dưới đây sẽ nêu các quan điểm và đề xuất hướng dẫn để áp dụng thống nhất trên thực tiễn
Các tin đã đưa ngày: