Sign In

Báo cáo tổng kết việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh

26/08/2015

         Thực hiện chủ trương Cải cách Tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị; Chủ trương xã hội hóa công tác Thi hành án dân sự theo tinh thần của Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại đến ngày 31/12/2015 tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Quyết định số 2497/QĐ-BTP, ngày 11/10/2013 Bộ trưởng Bộ Tư pháp, về việc phê duyệt Đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại tỉnh An Giang”
         Trên cơ sở đó, vào ngày 27/01/2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số 174/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại tỉnh An Giang. Sau khi được thành lập, Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại tỉnh An Giang đã tiến hành xây dựng kế hoạch và nhanh chóng triển khai thực hiện, bước đầu thống nhất phân chia thành 03 khu vực, mỗi khu vực có 01 Văn phòng Thừa phát lại hoạt động, cụ thể: Khu vực 1: gồm địa bàn thành phố Long Xuyên, huyện Châu Thành, huyện Thoại Sơn; Khu vực 2: gồm địa bàn thị xã Tân Châu, huyện Chợ Mới, huyện Phú Tân; Khu vực 3: gồm địa bàn thành phố Châu Đốc, huyện An Phú, huyện Tinh Biên, huyện Tri Tôn, huyện Châu Phú. Đồng thời, cũng đã thực hiện việc thống nhất, quyết định cụ thể mức chi phí tống đạt áp dụng đối với các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh An Giang.
 Ngay sau khi thống nhất, cụ thể mức chi phí tống đạt, Cục Thi hành án dân sự tỉnh An Giang ngoài việc trực tiếp ký kết hợp đồng nguyên tắc với Văn phòng Thừa phát lại thành phố Long Xuyên, còn chỉ đạo cho các đơn vị Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc ký kết hợp đồng nguyên tắc với các Văn phòng Thừa phát lại thuộc phạm vi địa hạt được phân chia theo khu vực, để thực hiện việc tống đạt, thông báo. Quá trình thực hiện, Cục Thi hành án dân sự tỉnh An Giang luôn tích cực, chủ động trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các Văn phòng Thừa phát lại hoạt động có hiệu quả.
       Nhìn chung, trong thời gian qua, việc tiến hành tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại tỉnh An Giang là phù hợp, cần thiết và qua đó góp phần nâng cao nhận thức không những đối với cơ quan Nhà nước mà còn đối với người dân về một chủ trương mới của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, thông qua chế định Thừa phát lại, người dân có thêm một công cụ pháp lý để tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc thực hiện các giao dịch dân sự và tạo ra cơ chế tăng cường tính chủ động, tích cực của công dân trong các quan hệ pháp luật về dân sự, tố tụng dân sự, thi hành án dân sự. Ngoài ra, hoạt động Thừa phát lại đã tạo lập một nghề mới trong thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý, bước đầu tiên xã hội hóa hoạt động thi hành án, tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Qua thời gian thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh An Giang, kết quả đạt được như sau:
1. Về chuyển giao, tống đạt thông báo văn bản :
- Tổng số văn bản đã chuyển giao cho VP. TPL:                     3.215 văn bản.
- Số văn bản VP. TPL đã thực hiện việc tống đạt, thông báo:  3.215 văn bản.
- Số văn bản VP. TPL đang thực hiện việc tống đạt, thông báo:    0 văn bản.
- Tổng số tiền chi trả cho VP. TPL:            270.595.000đ.
2. Về tổ chức việc thi hành án dân sự của VP. TPL:
2.1 Kết quả thi hành án về việc:
- Tổng số việc VP. THP đã thụ lý: 03 việc.
Trong đó: 02 việc Hôn nhân, 01 việc dân sự.
- Đã giải quyết:
Trong đó:
+ Thi hành xong:                 01 việc.
+ Thi hành dở dang:            02 việc.
- Số việc chuyển kỳ sau:      02 việc.
2.2. Kết quả thi hành án về tiền:
- Tổng số tiền phải thi hành:      44.655.594đ.
- Tổng số tiền đã thu:                   1.725.000đ.
- Số tiền chuyển kỳ sau:             42.930.594đ.
3. Về xác minh điều kiện thi hành án:
- Tiếp nhận: 04 đơn.
- Thực hiện và trả kết quả: 04 đơn.
Các tin đã đưa ngày: