Sign In

Chấp hành viên không ngại khó khăn, nguy hiểm áp dụng bảo đảm tạm giữ tài sản để thi hành án

04/08/2023

Chấp hành viên không ngại khó khăn, nguy hiểm áp dụng bảo đảm tạm giữ tài sản để thi hành án
Việc tổ chức thi hành án dân sự là việc làm hết sức khó khăn phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên đương sự. Do đó để thi hành được một việc án mà người phải thi hành án có đủ điều kiện thi hành án nhưng không hợp tác, cố tình tránh né, không thi hành án, đây là việc làm hết sức khó khăn, đòi hỏi Chấp hành viên phải làm công tác vận động, giáo dục, thuyết phục, xác minh thông tin, điều kiện thi hành án, tài sản, nhân thân, nắm bắt thái độ khả năng chống đối của đối tượng phải thi hành án và người thân trong gia đình…để có biện pháp phối hợp xử lý theo đúng qui định pháp luật và an toàn cho Chấp hành viên trong quá trình giải quyết vụ việc. Có những trường hợp đương sự chống đối quyết liệt phải huy động  hàng chục lực lượng cảnh sát bảo vệ để cưỡng chế thi hành. Luật Thi hành án dân sự cho phép Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án như: phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Tuy nhiên việc áp dụng biện pháp bảo đảm để tạm giữ tài sản của người phải thi hành án là hết sức khó khăn, phức tạp, Chấp hành viên, thư ký phải đối mặt với sự chống đối của đương sự và người thân có khi đe dọa đến tính mạng sức khỏe của người thực thi công vụ.Khi thực hiện biện pháp bảo đảm này mang tính chất kịp thời, bất ngờ không thông báo trước cho đương sự biết nhằm mục đích tránh việc tẩu tán tài sản, do đó công tác phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành cũng hạn chế không có thời gian xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng trước. Từ đó cho thấy việc tạm giữ tài sản của người phải thi hành án để xử lý thi hành án là việc làm mang tính chất nguy hiểm do đó Chấp hành viên rất ít áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản để đảm bảo thi hành án trong thực tế. Để tổ chức thi hành một việc án dù lớn hay nhỏ đều thể hiện trách nhiệm công vụ, tính nghiêm minh của pháp luật đòi hỏi sự quyết tâm, quyết liệt của Chấp hành viên  mới thành công.
Ngày 03/8/2023 Chấp hành viên Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bến Tre áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án được qui định tại điều 68 Luật thi hành án dân sự tiến hành tạm giữ tài sản của ông Hồ An Sơn, sinh năm 1993 – Địa chỉ: số 165 ấp Tích Đức, xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Tài sản tạm giữ gồm: Xe mô tô mang biển kiểm soát 71C1-203.09; giấy chứng nhận đăng ký: 031448 cấp ngày 21/5/2015 do ông Hồ An Sơn đứng tên chủ sở hữu để đảm bảo thi hành phán quyết trọng tài số 733/2022/PQ-VFC ngày 28/3/2022 của Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm Trọng tài Thương mại Phía Nam (STAC) lập tại Thành phố Hồ Chí Minhbuộc ông Hồ An Sơn phải trả cho Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt số tiền 52.696.284 đồng (Năm mươi hai triệu, sáu trăm chín mươi sáu nghìn, hai trăm tám mươi bốn đồng).
Sau khi nhận được đề nghị phối hợp của Chấp hành viên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre, chính quyền địa phươngxã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre cử cán bộ phối hợp kịp thời với Chấp hành viên thực hiện thành công việc tạm giữ tài sản của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án đúng quy định pháp luật. Sau khi tạm giữ tài sản người phải thi hành án xin được thỏa thuận với người được thi hành án nộp tiền để nhận lại tài sản kết thúc vụ việc thi hành án.

Các tin khác
Các tin đã đưa ngày: