Công tác chỉ đạo, phối hợp trong thi hành án dân sự thời gian qua đã được các văn bản pháp luật quy định, tuy nhiên để áp dụng vào thực tiễn đạt hiệu thì từng đơn vị phải có những giải pháp cụ thể hóa những quy định của pháp luật để phối hợp với các cơ quan hữu quan với hoạt động của đơn vị mình. Những năm qua, Chi cục thi hành án dân sự huyện Phú Tân đã thực hiện tốt công tác phối hợp và gặt hái được thành công nay xin chia sẽ cùng các đồng nghiệp.
Thứ nhất, phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương: Để hoạt động THADS có hiệu quả cần có sự chỉ đạo thống nhất của cấp ủy Đảng và UBND các cấp từ tỉnh đến cơ sở, trên cơ sở đó các kế hoạch quý, năm của Huyện ủy và UBND huyện đều xác định được nhiệm vụ THADS là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và khó khăn đề nghị các ngành, các cấp phải phối hợp chặt chẽ với Chi cục THADS giải quyết dứt điểm những vụ việc gây nhiều bức xúc, phức tạp, đồng thời hạn chế thấp nhất những vụ việc tái chiếm lại tài sản sau cưỡng chế chuyển giao. Hàng năm, Chủ tịch UBND huyện cần có văn bản chỉ đạo các Ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch UBND cấp xã phối hợp chặt chẽ với đơn vị thực hiện công tác THADS.
Các thành viên Ban Chỉ đạo THADS cấp huyện được phân công phụ trách các địa bàn cấp xã phối hợp với Chi cục trưởng để giải quyết khó khăn vướng mắc trong công tác THADS tại địa bàn được giao phụ trách. Đối với loại án có điều kiện thi hành thì tiến hành vận động đối tượng phải thi hành án tự nguyện thi hành hoặc thân nhân tự nguyện nộp tiền thay. Ban Chỉ đạo thường xuyên chỉ đạo Chi cục THADS và UBND xã, thị trấn rà soát đối tượng phải thi hành án là đảng viên, cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên trên địa bàn huyện; trên cơ sở đó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo cho các ngành và UBND xã, thị trấn nơi nào có đảng viên, cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên trong đơn vị mình phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án, không dây dưa kéo dài. Định kỳ hàng tuần Chi Cục trưởng Chi cục THADS huyện có báo cáo kết quả về Thường trực Ban Chỉ đạo huyện để theo dõi, chỉ đạo kịp thời nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác THADS.
Thư hai, phối hợp với các Phòng, Ban, Ngành đoàn thể có liên quan:
Với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp: Viện kiểm sát nhân dân thường xuyên thực hiện việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành án dân sự, giúp cho Cơ quan và Chấp hành viên kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa nhiều vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự. Đặc biệt, trong việc tổ chức cưỡng chế thi hành án, định giá tài sản, tiêu huỷ tang vật đều được Việc Kiểm sát nhân dân cử Kiểm sát viên tham gia kiểm sát, phối hợp tốt với cơ quan thi hành án trong công tác đề nghị xét miễn, giảm tiền phạt, án phí theo quy định của pháp luật.
Với Tòa án nhân dân cùng cấp: việc chuyển giao bản án, quyết định từ Toà án nhân dân cho cơ quan thi hành án cơ bản được thực hiện kịp thời, tạo thuận lợi cho các cơ quan thi hành án tiếp nhận, thụ lý, đưa bản án, quyết định ra thi hành theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình tổ chức thi hành án, có nhiều trường hợp bản án, quyết định của Toà án tuyên không rõ ràng, có sai sót về số liệu, đơn vị có văn bản yêu cầu giải thích thì Toà án đã kịp thời ra văn bản giải thích, đính chính, tháo gỡ được những tồn tại, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành án của Chấp hành viên. Trong công tác xét miễn, giảm án phí, tiền phạt theo quy định của pháp luật, Toà án nhân dân huyện đã tạo điều kiện thuận lợi và phối kết hợp tốt với đơn vị đã tiến hành xét miễn, giảm đạt kết quả tốt.
Phối hợp với công an huyện: Lực lượng công an thường xuyên tham gia phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án khi có yêu cầu bảo vệ cưỡng chế thi hành án hoặc xác minh nhân thân của người phải thi hành án. Trước khi tham gia bảo vệ, Lãnh đạo công an đã cử lực lượng tiến hành khảo sát địa bàn cưỡng chế, lập kế hoạch bảo vệ cưỡng chế phù hợp với đặc điểm, tình hình, từng đối tượng và từng vụ việc cụ thể. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, nhiều vụ việc cưỡng chế kịp thời ngăn chặn và làm hạn chế hành vi chống đối của đương sự đối với người thi hành công vụ, bảo vệ an toàn tính mạng của những người tham gia cưỡng chế và các tài sản có liên quan đến việc thi hành án.
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn: các cơ quan chuyên môn như Phòng Tài chính, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng kinh tế hạ tầng, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Ngân hàng nông nghiệp, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội… trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho cơ quan thi hành án dân sự hoàn thành nhiệm vụ, như: cử người tham gia cưỡng chế, kê biên, định giá tài sản để thi hành án, lập thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, xác nhận quyền sở hữu tài sản, cung cấp thông tin liên quan đến tài sản..
Phối hợp với các tổ chức tín dụng Ngân hàng: để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức tín dụng Ngân hàng, sau khi xác minh tài sản của người phải thi hành án có liên quan đến quyền sử dụng đất và nhà ở trên địa bàn huyện Phú Tân, đơn vị có văn bản đề nghị Ngân hàng cung cấp thông tin về tài sản thế chấp và số nợ vay cả gốc và lãi được phía Ngân hàng đáp ứng kịp thời đúng quy định. Năm 2016 đơn vị có 30 văn bản gửi Ngân hàng được Ngân hàng phúc đáp kịp thời 30 văn bản.
Phối hợp với chính quyền địa phương, cơ sở: UBND các xã, thị trấn trong huyện cho đến ấp, khóm thực hiện các thủ tục về thi hành án như: giao các văn bản, giấy tờ về thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng các biện pháp bảo đảo, biện pháp cưỡng chế và các nhiệm vụ khác trên địa bàn.
Hiệu quả mang lại và bài học kinh nghiệm:
Hiệu quả đạt được từ việc thực hiện công tác phối hợp trong thi hành án dân sự đó là nhận được sự quan tâm sâu xác hơn của cấp ủy đảng, của Chủ tịch UBND huyện trong chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể và UBND các xã thị trấn trong huyện phối hợp với đơn vị thực hiện nhiệm vụ công tác thi hành án, giúp cho đơn vị nhiều năm liền đạt và vượt các chỉ tiêu trên giao.
Đút kết kinh nghiệm thực tiễn tại đơn vị và qua tìm hiểu kinh nghiệm của những đơn vị bạn cho thấy, nếu địa phương nào thực hiện tốt công tác chỉ đạo, phối hợp trong thi hành án dân sự, thì nơi đó vị thế của cơ quan thi hành án dân sự được nâng lên, sẽ tạo được sự đồng thuận thống nhất trong giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong thi hành án khi gặp khó khăn phức tạp...niềm tin vào sự nghiêm ninh pháp luật của cấp ủy, chính quyền địa phương được nâng lên. Nhân dân hiểu được quyền, nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự, từ đó góp phần cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Có thể khẳng định rằng, Chi cục thi hành án dân sự huyện Phú Tân đạt được kết quả như trên là do sự đóng góp rất lớn của việc thực hiện tốt công tác chỉ đạo, phối hợp trong thi hành án dân sự. Sự chỉ đạo, phối hợp đó đã được sự ủng hộ, sự quan tâm của cấp ủy, Chủ tịch UBND huyện và Ban lãnh đạo Cục thi hành án dân sự tỉnh Cà Mau, chỉ đạo các ngành các cấp phối hợp nhịp nhàng với đơn vị trong việc tổ chức thi hành án, sự chỉ đạo, phối hợp đó đã phát huy tác dụng một cách rõ rệt, tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác Thi hành án dân sự. Kết quả thi hành xong ngày càng lớn, số việc và số tiền thi hành xong năm sau cao hơn năm trước, nhiều vụ việc thi hành án phức tạp đã được giải quyết dứt điểm, giảm án chuyển kỳ sau.
Tuy nhiên, công tác phối hợp trong thi hành án dân sự bản thân tôi vẫn còn thấy nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới: hệ thống pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phối hợp ngày càng hoàn thiện hơn về quy định những nguyên tắc, hình thức, trách nhiệm phối hợp; các nội dung về phối hợp…đặc biệt là nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc triển khai thực hiện các quy định trong công tác phối hợp; Cấp ủy, Ủy ban nhân dân các cấp ngày quan tâm sâu sát hơn đối với công tác thi hành án dân sự, đưa nhiệm vụ chỉ đạo, phối hợp trong công tác thi hành án dân sự đối với các cơ quan, đoàn thể có liên quan đến công tác thi hành án dân sự vào tiêu chí chấm điểm xét thi đua của đơn vị hàng năm.
Tác giả ảnh: PTD
Theo Cục THADS