Sign In

Cục Công tác phía Nam – Bộ Tư pháp phối hợp với Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai tổ chức “Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo, điều hành của Cục Thi hành án dân sự đối với các Chi cục trực thuộc”

17/05/2017

Cục Công tác phía Nam – Bộ Tư pháp phối hợp với Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai tổ chức “Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo, điều hành của Cục Thi hành án dân sự đối với các Chi cục trực thuộc”
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2017 và Quyết định số 506/QĐ-BTP ngày 10/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn và các đoàn thanh tra, kiểm tra, khảo sát của Bộ Tư pháp năm 2017, Cục Công tác phía Nam đã phối hợp với Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai tổ chức “Toạ đàm trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Cục Thi hành án dân sự đối với các Chi cục trực thuộc” tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (Hội trường Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai). 
          Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2017 và Quyết định số 506/QĐ-BTP ngày 10/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn và các đoàn thanh tra, kiểm tra, khảo sát của Bộ Tư pháp năm 2017, Cục Công tác phía Nam đã phối hợp với Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai tổ chức “Toạ đàm trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Cục Thi hành án dân sự đối với các Chi cục trực thuộc” tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (Hội trường Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai).
          Tham dự và chủ trì có các đồng chí Mai Lương Khôi - Phó tổng Cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự; Trần Hoài Phú - Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam – Bộ Tư pháp; Phan Văn Châu - Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai; Lê Ngọc Minh – Phó Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai; đại diện các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Đồng Nai và gần 50 đại biểu là đại diện Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự; Trưởng phòng nghiệp vụ và kế toán trưởng của 07 địa phương trong khu vực phía Nam gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Long An và Cần Thơ và đại diện Lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh và 11 Chi cục trưởng Chi cục thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai.
          Sau phần phát biểu khai mạc và gợi mở các nội dung chính cần trao đổi tại Tọa đàm của đồng chí Trần Hoài Phú, các đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận những kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành để khắc phục những tồn tại trong thời gian vừa qua của đơn vị. Như Cục Thi hành án dân sự tỉnh Long An với tham luân: “Kinh nghiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo”; Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Dương với tham luận: “Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Cục Thi hành án dân sự đối với các Chi cục trực thuộc thông qua hoạt động phúc tra, kết luận kiểm tra”; Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Phước với tham luận: “Kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ”; Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tham luận: “Một số giải pháp trong công tác, quản lý, chấp hành chế độ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 

                                                     
         
          Tại Tọa đàm, Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với tham luận “Triển khai thực hiện kết luận kiểm tra và khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự năm 2017” và tham luận của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thống Nhất “Kinh nghiệm trong việc khắc phục những vi phạm, hạn chế theo kết luận kiểm tra”.

                                                     
         
          Qua các bài tham luận đã cho thấy các cơ quan thi hành án dân sự đang gặp một số hạn chế trong công tác quản lý chỉ đạo, điều hành. Đồng thời các bài tham luận cũng đã nêu lên những biện pháp cụ thể với mong muốn tạo sự chuyển biến thực sự mạnh mẽ trong công tác thi hành án dân sự năm 2017 và những năm tiếp theo. Các ý kiến tập trung phân tích nguyên nhân thành công cũng như hạn chế của từng đơn vị xuất phát từ sự quản lý chỉ đạo của tập thể lãnh đạo. Trong đó, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu đơn vị. Thực tiễn cho thấy cùng những điều kiện của địa phương, đơn vị như nhau nhưng những đơn vị yếu kém khi có sự kiện toàn thay thế lãnh đạo hoặc người đứng đầu thì tổ chức đơn vị có những chuyển biến tích cực, hiệu quả công việc được nâng cao, hạn chế vi phạm từng bước được giảm thiểu.
          Phát biểu tại Tọa đàm, đồng chí Mai Lương Khôi cho rằng đây là một chuyên đề hay cần nhân rộng tổ chức ở phạm vi cả nước nhằm thực hiện chủ trương của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự hướng về cơ sở đặc biệt là cấp Chi cục hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế chưa khắc phục. Do đó, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Cục Thi hành án dân sự đối với các Chi cục trực thuộc có vai trò cực kỳ quan trọng xây dựng cấp Chi cục vững mạnh.
          Kết thúc Tọa đàm, đồng chí Trần Hoài Phú - Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam – Bộ Tư pháp đã đánh giá cao những kết quả đạt được, ghi nhận những khó khăn của địa phương, đồng thời cũng nhấn mạnh để làm tốt công tác quản lý chỉ đạo, điều hành đó thì Lãnh đạo các Cục Thi hành án dân sự phải thực sự là chổ dựa cho cấp Chi cục và Lãnh đạo Chi cục phải là chổ dựa cho Chấp hành viên. Công tác tổ chức cán bộ phải đi trước một bước. Đồng thời, từng cán bộ, công chức, người lao động, từng cơ quan Thi hành án dân sự phải luôn tự đặt câu hỏi làm thế nào để đơn vị mình mạnh lên và xây dựng được hình ảnh thi hành án dân sự đẹp trong lòng người dân.

                                                                                      Huỳnh Trọng Nhân - Chuyên viên Văn phòng Cục THADS tỉnh Đồng Nai

Các tin khác
Các tin đã đưa ngày: