Sign In

Cục Thi hành án dân sự tỉnh BR-VT không ngừng lớn mạnh và trưởng thành

19/07/2019

Cục Thi hành án dân sự tỉnh BR-VT không ngừng lớn mạnh và trưởng thành
           Là một trong những ngành đầu tiên được Đảng và Bác quan tâm sau khi nước nhà độc lập, ngày 24/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 13/SL, quy định về tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán. Tiếp đó, ngày 19/7/1946 Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 130/SL quy định về thể thức thi hành mệnh lệnh hoặc bản án của Tòa án. Có thể nói, đây là những văn bản đầu tiên quy định về công tác thi hành án. Đến nay, trải qua 73 năm hình thành và phát triển.
           Là một trong những ngành đầu tiên được Đảng và Bác quan tâm sau khi nước nhà độc lập, ngày 24/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 13/SL, quy định về tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán, trong đó, có quy định: Ban Tư pháp xã có quyền “Thi hành những mệnh lệnh của các Thẩm phán cấp trên”.  Tiếp đó, ngày 19/7/1946 Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 130/SL quy định về thể thức thi hành mệnh lệnh hoặc bản án của Tòa án. Có thể nói, đây là những văn bản đầu tiên quy định về công tác thi hành án. Đến nay, trải qua 73 năm hình thành và phát triển, ngành thi hành án dân sự đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đảng và Nhà nước ghi nhận những đóng góp to lớn đó, ngày 5/3/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 397/QÐ-TTg lấy ngày 19/7 hàng năm là "Ngày Truyền thống Thi hành án dân sự". Đây là mốc lịch sử quan trọng để hàng năm các thế hệ cán bộ, công chức và người làm công tác thi hành án dân sự trong cả nước tổ chức ôn lại truyền thống vẻ vang của ngành, đồng thời cũng là dịp để động viên khích lệ cán bộ, công chức, người lao động nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, tiếp thu, kế thừa và phát huy truyền thống, đề ra những phương hướng, giải pháp mới, sáng tạo, hiệu quả nhằm xây dựng ngành Thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của ngành thi hành án dân sự trong xã hội.

           Phát huy tinh thần đó, Cục Thi hành án dân sự tỉnh BR-VT không ngừng phát triển và lớn mạnh. Trước khi Pháp lệnh THADS năm 93 được ban hành, hệ thống cơ quan thi hành án tỉnh nhà nằm trong sự quản lý chỉ đạo của Tòa án nhân dân các cấp. Sau Pháp lệnh THADS năm 93, hệ thống các cơ quan thi hành án tỉnh nhà được tách ra từ tòa án do Sở Tư pháp quản lý về tổ chức và hoạt động độc lập về nghiệp vụ (gọi là Phòng Thi hành án thuộc Sở Tư pháp, Đội Thi hành án cấp huyện thuộc Phòng Tư pháp). Đến khi có Pháp lệnh Thi hành án năm 2004, hệ thống thi hành án tỉnh được tách khỏi sự quản lý về tổ chức của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và hoạt động độc lập (gọi là Cơ quan THADS cấp tỉnh và cấp huyện). Đến năm 2009, Luật thi hành án dân sự có hiệu lực pháp luật, các cơ quan THADS được đổi tên là Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Chi cục THADS cấp huyện. Và tên gọi các cơ quan THADS được duy trì từ đó đến nay.

           Ngay sau khi mới thành lập Cơ quan THADS toàn tỉnh chỉ có 19 đồng chí. Đến nay sau 26 năm hình thành và phát triển toàn ngành có 156 người (120 công chức và 36 hợp đồng). Trong 5 năm trở lại đây, ngành THADS tỉnh liên tục hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản do Bộ Tư pháp và Tổng cục giao. Những đóng góp của đơn vị cho sự phát triển của Ngành và địa phương được ghi nhận thông qua nhiều phần thưởng như: Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua và Bằng khen của Bộ Tư pháp, Giấy khen của Tổng cục Thi hành án dân sự, Cờ thi đua và Bằng khen của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc,… Với sự chung sức, đồng lòng của cá nhân, tập thể, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng nền Tư pháp trong sạch, vững mạnh, nâng cao vị thế của cơ quan thi hành án./.
 

Các tin đã đưa ngày: