Sign In

Nâng cao công tác phối hợp, vận động thuyết phục trong thi hành án dân sự

19/06/2023

Nâng cao công tác phối hợp, vận động thuyết phục trong thi hành án dân sự
Trong công tác thi hành án dân sự 8 tháng đầu năm 2023, tại đơn vị Chi cục thi hành án dân sự huyện Bảo Lạc số lượng việc, tiền tăng cao so với các năm trước đây, số việc thụ lý có số tiền lớn chủ yếu là án dân sự, hiện nay đơn vị đang thi hành 02 (hai) việc có số tiền lớn và khó thi hành, điển hình như vụ án Đàm Thế Dũng và bà Vũ Thị Liên phải thi hành số tiền là: 4.161.334.246,đ (bốn tỷ một trăm sáu mươi mốt triệu, ba trăm ba mươi tư nghìn, hai trăm bốn mươi sáu đồng). Và vụ Công ty TNHH Phú Hộ (người đại diện hợp pháp là bà Nông Thị Xuân và ông Lê Văn Huyên) phải thi hành số tiền: 5.025.952.739 đ (Năm tỷ không trăm hai mươi năm triệu chín trăm năm mươi hai nghìn bảy trăm ba mươi chín đồng). Trong quá trình tổ chức thi hành án đơn vị Chi cục THADS huyện Bảo Lạc đã thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục thi hành án theo đúng quy định của pháp luật, nhưng ông Đàm Thế Dũng, bà Vũ Thị Liên không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
 

Đơn vị Chi cục THADS huyện Bảo Lạc thực hiện tham mưu báo cáo vụ việc trên trình Ban chỉ đạo thi hành án huyện, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan là thành viên trong Ban chỉ đạo thi hành án nhiều lần thực hiện phối hợp đôn đốc, vận động, tuyên truyền, thuyết phục ông Dũng và bà Liên vẫn không tự nguyện thi hành, chỉ đến khi đơn vị và các cơ quan ban ngành phối hợp họp bàn cưỡng chế thì ông Dũng và bà Liên mới tự nguyện thi hành và đã tự nguyện chấp hành giao tài sản cho Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bảo Lạc tiến hành kê biên.
 
 

Như vậy, qua các vụ việc trên nhận thấy rằng công tác vận động, tuyên truyền, thuyết phục là giải pháp “mềm” nhưng mang lại hiệu quả cao, thiết thực trong công tác tổ chức thi hành án. Đây được coi là một trong những công tác quan trọng trong hoạt động THADS, vận động, tuyên truyền, thuyết phục thành công không chỉ mang lại lợi ích cho người được thi hành án mà người phải thi hành án cũng tránh khỏi những chi phí phát sinh. Bởi nếu phải dùng đến biện pháp cưỡng chế thì người phải thi hành án chịu toàn bộ các chi phí cho việc thực hiện cưỡng chế. Không những vậy, việc các đương sự tự nguyện thi hành án còn giúp cơ quan THADS hoàn thành công việc thuận lợi, nhanh chóng, tránh khỏi những gánh nặng về thời gian, công sức, kinh phí. Vì mỗi khi thực hiện cưỡng chế, phải trải qua nhiều thủ tục và  huy động nhiều lực lượng chức năng, phương tiện phục vụ cho công tác cưỡng chế thi hành án.
Qua đó cho ta thấy rằng công tác phối hợp trong công tác thi hành án dân sự phải được thực hiện thường xuyên và nâng cao hơn nữa trong việc hỗ trợ, vận động, thuyết phục, các đương để đương sự hiểu và tự nguyện thi hành án sẽ loại trừ được khả năng xảy ra tình trạng chống đối, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương./.
                                                Chi cục thi hành án dân sự Bảo Lạc.

Các tin khác
Các tin đã đưa ngày: