Nguyên tắc áp dụng pháp luật dân sự theo Bộ luật dân sự năm 2015
(07/05/2018)
Ngày 24/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Bộ luật dân sự là một trong những đạo luật quan trọng, là luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự; ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phục vụ hội nhập quốc tế, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành.
Một số lưu ý áp dụng PL để thi hành bản án, QĐ của Tòa án có ND giải quyết bồi thường
(08/03/2018)
Ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN 2017). Luật TNBTCNN 2017 có hiệu lực thay thế Luật TNBTCNN số 35/2009/QH kể từ ngày 01/7/2018. So với Luật TNBTCNN năm 2009, Luật TNBTCNN 2017 có nhiều điểm mới quan trọng liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường. Những quy định mới này ảnh hưởng đến việc cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) phân loại tổ chức thi hành những bản án, quyết định của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường này. Trong phạm vi bài viết này, bản án, quyết định của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường được hiểu là: (1) Những bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật THADS có nội dung giải quyết bồi thường. Cụ thể: bản án, quyết định dân sự; bản án, quyết định hình sự; bản án, quyết định hành chính của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật và (2) Bên phải thi hành nghĩa vụ bồi thường trong bản án, quyết định nêu trên là cơ quan, tổ chức hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.