Việc thực hiện Quy chế đã góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn được tiến hành thuận lợi hơn, đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng ngân hàng, cơ bản bảo đảm được quyền lợi của các bên đương sự theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, kết quả thi hành án đạt tỷ lệ chưa cao. Nhiều vụ việc thi hành án tồn đọng kéo dài chưa được gIải quyết bởi những nguyên nhân như: Khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm của hộ gia đình; tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông không thu giữ được; hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn không được thuận lợi (mưa bão kéo dài, dịch bệnh, mất mùa, mất giá); sự chậm trễ trong việc cung cấp thông tin của các tổ chức tín dụng, ngân hàng...
Để nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự trong thời gian tới, đặc biệt là việc thi hành Nghị quyết số 42/2017/QH14, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo Cục THADS đã đề ra một số giải pháp:
Tiếp tục phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc Hội; Chỉ thị số
32/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quy chế phối hợp số 533 đến tất cả các cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện và các công chức Cục THADS và các tổ chức tín dụng, ngân hàng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với việc thi hành án liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng, đặc biệt là xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14; Tiếp tục xác định xử lý nợ xấu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan THADS trên địa bàn để tập trung chỉ đạo thực hiện, nhất là những địa bàn có lượng án tín dụng, ngân hàng lớn; Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và phát huy tốt vai trò của Tổ công tác chỉ đạo THADS liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng nhằm nâng cao và hoàn thành chỉ tiêu thi hành án, nhất là chỉ tiêu về tiền; Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các Chi cục, các Chấp hành viên thuộc Cục trong đó chú trọng việc kiểm tra các hồ sơ có khó khăn vướng mắc để tìm biện pháp tháo gỡ, giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật; Các Chấp hành viên phải nhận thức, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác nghiệp vụ đặc biệt là trách nhiệm thi hành án cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng theo Nghị Quyết số 42/2017/QH14.
Cần tổ chức thẩm định hồ sơ chặt chẽ về tình trạng tài sản thế chấp, bảo lãnh, thẩm định giá theo đúng giá trị thực tế và đánh giá tác động về biến động giá trị của tài sản trong tương lai gần khi lập hồ sơ cho vay vốn; trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng, tổ chức tín dụng, ngân hàng cần có biện pháp theo dõi, kiểm tra tài sản đảm bảo, kịp thời có biện pháp xử lý khi có vấn đề vướng mắc xảy ra và đặc biệt là nhận thế chấp bảo lãnh đối với quyền sử dụng đất của hộ gia đình; Tích cực phối hợp chặt chẽ với cơ quan THADS trong việc xác minh, tổ chức thi hành án, giải quyết những khó khăn vướng mắc phát sinh trong thực tiễn; có giải pháp giải quyết án tồn đọng như nhận tài sản để thi hành án nếu tài sản không bán được sau hai lần giảm giá; có những biện pháp linh hoạt, phù hợp với quy định như có cơ chế miễn, giảm lãi suất cho người phải thi hành án đặc biệt là những đối tượng chính sách, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số…để tạo điều kiện cho việc thi hành án được tổ chức dứt điểm; Lãnh đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng có văn bản chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc, các phòng giao dịch phải kịp thời cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án, xử lý tài sản thế chấp, thông tin tài khoản và thực hiện việc phong tỏa tài khoản, khấu trừ tài khoản của người phải thi hành án mở tại các chi nhánh, phòng giao dịch khi nhận được yêu cầu của cơ quan THADS, yêu cầu của Chấp hành viên.
Trước khi bế mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Công Đông, Phó Cục trưởng Cục THADS đã công bố Quyết định kiện toàn Tổ công tác chỉ đạo thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng; Quy chế hoạt động của Tổ công tác.
Hi vọng rằng, sau Hội nghị này, việc thi hành án dân sự liên quan đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng sẽ đạt được kết quả khả quan hơn.