Sign In

Quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ

15/07/2015

Tháng 7/1997 , tỉnh Phú Thọ thực hiện Nghị quyết của Quốc Hội về việc chia tách tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Căn cứ vào việc chia tách địa giới hành chính. Từ tháng 7/1997 Phòng Thi hành án dân sự tỉnh và các Đội thi hành án dân sự huyện, thành, thị tỉnh Phú Thọ chính thức ra đời và hoạt động theo quy định của pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993. Trải qua quá trình hoạt động từ thực tiễn, pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 có nhiều điểm bất cập không phù hợp . Vì vậy, năm 2004, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 được sửa đổi và được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 14/1/2004 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2004. Căn cứ theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ quy định về hệ thống tổ chức cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự. Phòng Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ được đổi tên thành Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ và ở cấp huyện, các Đội thi hành án dân sự được đổi tên thành Thi hành án dân sự huyện, thành, thị. Cùng với sự thay đổi tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, tổ chức, bộ máy Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ đã có nhiều thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn.
 
Nhằm tiếp tục thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, ngày 14/11/2008 Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật Thi hành án dân sự. Trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật Thi hành án dân sự đã bổ sung nhiều điểm mới quan trọng, trong đó đặc biệt là những quy định về hệ thống tổ chức và công chức làm công tác thi hành án dân sự. Để tiếp tục hoàn thiện thể chế, kiện toàn bộ máy tổ chức, cán bộ các cơ quan thi hành án dân sự ngày 9/9/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự. Từ đó, hệ thống tổ chức cơ quan thi hành án dân sự có nhiều thay đổi quan trọng. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự được quản lý tập trung, thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương.
Với những quy định trên, ngày 06 /11/2009, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định về việc thành lập Cục thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ và ở cấp huyện là Chi cục thi hành án dân sự. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ là cơ quan trực thuộc Tổng cục thi hành án dân sự, chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định tại Điều 173 Luật thi hành án dân sự, có trách nhiệm báo cáo công tác với Uỷ ban nhân dân tỉnh về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác thi hành án dân sự trên địa bàn; thực hiện báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật và giúp Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự  quản lý một số mặt công tác tổ chức cán bộ các cơ quan Thi hành án dân sự tại địa phương.
Ở cấp huyện, các Chi cục thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Cục thi hành án dân sự, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục thi hành án dân sự, đồng thời chịu sự chỉ đạo của UBND huyện theo quy định tại Điều 174 Luật Thi hành án dân sự, có trách nhiệm báo cáo với UBND cấp huyện về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác thi hành án dân sự trên địa bàn; thực hiện báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.
Đứng trước tình hình trên Công tác tổ chức và xây dựng cơ sở vật chất cũng từng bước được củng cố và kiện toàn. Lãnh đạo cục Thi hành án dân sự tỉnh luôn xác định công tác tổ chức - cán bộ là khâu then chốt có ý nghĩa quyết định trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành. Do vậy, từ khi thành lập đến nay việc kiện toàn tổ chức bộ máy luôn được quan tâm và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.
Từ khi tái thành lập năm 1997 tổng biên chế các cơ quan thi hành án dân sự toàn tỉnh có 61 đồng chí. Trong đó: Biên chế Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh: 14 đồng chí, (Chấp hành viên: 03 đồng chí, các chức danh khác: 11 đồng chí); Biên chế các cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện: 47 đồng chí (Chấp hành viên: 25 đồng chí, các chức danh khác: 22 đồng chí).
 Đến nay tổng số biên chế toàn tỉnh đã nâng lên 152 biên chế; Về cơ cấu: Toàn tỉnh hiện có 68 CHV ( 01CHV cao cấp, 13 CHV trung cấp, 53 CHV sơ cấp); 13 thẩm tra viên; 17 thư ký THA ( trong đó có 05 thư ký trung cấp); 15 kế toán ( trong đó Kế toán trưởng 13, phụ trách kế toán 2). Về  đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý được quan tâm kiện toàn. Cấp tỉnh gồm có Cục trưởng, 02 Phó cục trưởng ( thiếu 01 Phó cục trưởng ) và 02 trưởng phòng ( Kiểm tra & GQKNTC, Nghiệp vụ & TCTHADS) , 05 phú trưởng phòng ( Trong đó Nghiệp vụ & TCTHADS: 2đ/c, Kiểm tra & GQKNTC: 1đ/c, Văn phòng: 1đ/c, TCCB: 1đ/c); Cấp huyện có 13 Chi cục trưởng, 16 Phó chi cục trưởng.
Thực hiện đề án kiện toàn tổ chức cơ quan thi hành án dân sự của Bộ Tư pháp. Cục thi hành án dân sự tỉnh đã xây dựng đề án thành lập  phòng chuyên môn, đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra Quyết định thành lập và hoạt động có hiệu quả từ ngày 1/10/2007.
Hiện nay, Cục thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ có 4 phòng chuyên môn, gồm:
- Văn phòng;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án;
- Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Bên cạnh việc thành lập các phòng chuyên môn, theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, ở cấp tỉnh Chi bộ Cục thi hành án dân sư tỉnh đã được tách ra khỏi Đảng bộ Sở Tư pháp thành Chi bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Khối cơ quan dân chính đảng tỉnh. Cùng với việc tách Chi bộ, các tổ chức đoàn thể như Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội luật gia cũng đã được tách riêng và hoạt động độc lập, có hiệu quả. ở cấp huyện, các cơ quan thi hành án dân sự cũng đã triển khai thực hiện việc tách cơ sở đảng và các tổ chức đoàn thể. 
Ngoài việc kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan thi hành án dân sự, được sự quan tâm về mọi mặt của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự,Cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, điều kiện cơ sở vật chất của các Cơ quan Thi hành án dân sự trong toàn tỉnh đã được đầu tư khá toàn diện. Hầu hết công trình Trụ sở Cơ quan Thi hành án dân sự huyện đã được xây dựng, sửa chữa và nâng cấp. Một số Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện đã  xây dựng công trình Kho vật chứng nhằm đảm bảo cho công tác bảo quản tài sản, vật chứng. Công trình trụ sở làm việc của Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Cụm kho vật chứng của Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục THADS thành phố Việt Trỡ cũng đó được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2014, hiện công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Cùng với việc thi đua hoàn thiện hệ thống pháp luật và củng cố kiện toàn hệ thống cơ quan thi hành án dân sự theo Ngành dọc, các cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ đó hưởng ứng các phong trào thi đua “ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, đẩy mạnh các chỉ tiờu về thi hành án dân sự” và phát động nhiều đợt thi đua giải quyết án tồn đọng kéo dài. Thực hiện Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể các cấp, sự phối hợp của các Ngành có liên quan, sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, vì vậy công tác thi hành án dân sự đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt từ năm 2009 đến nay, mặc dù số việc thi hành án thụ lý tăng gấp nhiều lần so với trước đây nhưng công tác thi hành án dân sự vẫn đạt được kết quả khả quan, số việc thi hành án xong với số tiền và tài sản thu được năm sau luôn cao hơn năm trước; nhiều vụ việc thi hành án phức tạp đã được giải quyết dứt điểm. Cụ thể:
Tổng số việc thụ lý                  :   37.598 việc, với số tiền: 1.402.857.705.000đ
Trong đó:
          - Có điều kiện thi hành  :   36.124 việc, với số tiền: 1.315.363.971.000đ
          - Chưa có điều kiện thi hành: 1.474 việc, với số tiền:      87.493.734.000đ
 
* Giải quyết được           :   34.124 việc, với số tiền: 1.058.832.186.000đ
          ( Tỷ lệ giải quyết đạt: 94% về việc và 80 % về tiền trên tổng số việc và tiền có điều kiện thi hành).
* Số  chuyển kỳ sau       : 3.474 việc, với số tiền:       344.025.519.000đ
          Có thể nói: Chặng đường phát triển 18 năm qua của các Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ là một chặng đường khó khăn, phức tạp đối với những người làm công tác thi hành án dân sự để thực hiện tốt những nhiệm vụ do Bộ Tư pháp, Tổng cục thi hành án dân sự và cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương giao phó. Mặc dù vậy, các Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đồng thời không ngừng phấn đấu vươn lên và ngày càng càng trở nên vững vàng về bản lĩnh chính trị cũng như tính chuyên nghiệp trong hoạt động thi hành án dân sự, đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ đất nước mở của hội nhập với thế giới.
          Trong những năm qua, tập thể, cán bộ, công chức các Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ tự hào về những thành tích đã đạt được. Ghi nhận những đóng góp này, các Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ đã vinh dự được nhận nhiều Cờ thi đua, Bằng khen của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh. Những thành tích mà cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ đã đạt được là nhờ vào sự lãnh đạo kịp thời, sâu sát của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan và đặc biệt là sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ đơn vị quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tuy nhiên, với những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao phó. Dự báo trong thời gian sắp tới số việc và số tiền phải thi hành án sẽ tiếp tục tăng cao trong khi tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh vẫn cũn nhiều khú khăn, tình hình bất động sản chưa thực sự khởi sắc, thủ tục kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản mất rất nhiều thời gian, người dân có tâm lý e ngại khi mua tài sản có liên quan đến thi hành án . Để khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ đó đề ra những phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Về phương hướng, nhiệm vụ:
1. Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Bộ Tư pháp - UBND tỉnh giao năm 2015; Bám sát thực tiễn công việc để phát hiện, tháo gỡ và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của đơn vị; đảm bảo giải quyết công việc đúng tiến độ, chất lượng.
2. Chủ động tham mưu cho cấp Ủy, chính quyền địa phương, cơ quan có liên quan để triển khai thực hiện thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo yêu cầu tại văn bản số 2158-CV/TU ngày 26/5/2015 của Tỉnh Ủy Phú Thọ về việc “ Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác Thi hành án dân sự”; Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa cơ quan Thi hành án dân sự với các cơ quan thuộc Khối nội chính và các cơ quan có liên quan ( UBND các xó, phường, thị trấn) trong việc tổ chức, thi hành các vụ việc có giá trị lớn, các vụ việc có điều kiện nhưng khó thi hành. Kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh để có giải pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
3.Tổ chức quán triệt, triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự; Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
4. Tiếp tục triển khai hiệu quả các đợt thi hành án dân sự cao điểm; Tăng cường xác minh, phân loại án và tổ chức thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành; Tập trung giải quyết các vụ việc tồn đọng kéo dài; Tổ chức giải quyết có hiệu quả các vụ việc có liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng nhằm nâng cao tỷ lệ thi hành án về tiền; Phối hợp tốt với các trại giam, trại tạm giam tập trung xử lý đối với các vụ việc có liên quan đến thi hành phần trách nhiệm dân sự trong các vụ án hình sự.
Về giải pháp:
Để thực hiện những nhiệm vụ nêu trên đạt kết quả, Cục Thi hành án dân sự tỉnh cần tập trung thực hiện các giải pháp cơ bản sau:
 1. Nõng cao hiệu quả, đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Cục THADS theo hướng rừ người, rừ việc và thời gian hoàn thành, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhất là vai trũ của người đứng đầu. Tiếp tục tập trung chỉ đạo, tổ chức rà soát, phân loại án chính xác, tập trung chỉ đạo tổ chức thi hành quyết liệt trong đó chú trọng đến những vụ việc phức tạp, các vụ việc có số tiền phải thi hành lớn, những vụ việc có liên quan đến nhóm án tín dụng ngân hàng, những địa bàn có số lượng án phải thi hành nhiều.
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự . Tổ chức tập huấn Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành cho tất cả các Chấp hành viên, Thẩm tra viên, thư ký thi hành án.
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư; quan tâm chỉ đạo giải quyết có hiệu quả số vụ việc khiếu nại, tố cỏo phức tạp; Tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra  theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về thi hành án dân sự; kiểm tra phải bảo đảm phục vụ có hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.
4. Phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn Ngành; phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ của Ngành để hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2015, Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Phú Thọ lần thứ V.
Phỏt huy những thành tích đó đạt được trong những năm qua, trước yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. Tập thể Cục thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ quyết tâm đoàn kết, tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua, tạo động lực mạnh mẽ, vượt qua những khó khăn thử thách để nâng cao chất lượng công tác, cùng thi đua hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. ./.
Trần Quang Thịnh - Cục trưởng Cục THADS tỉnh

Các tin đã đưa ngày: