Sign In

Ý KIẾN GÓP Ý DỰ THẢO THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

29/10/2020

Một số góp ý hoàn thiện dự thảo Thông tư liên tịch thay thế Thông tư 06/2016/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn phối hợp trong thống kê THADS.
1. Về dự thảo Thông tư:
Góp ý Điều 9:
“Điều 9. Gửi báo cáo thống kê thi hành án dân sự
1. Thời hạn gửi báo cáo thống kê thi hành án dân sự
a) Chậm nhất sau 02 ngày ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo,  ngay sau khi nhận được báo cáo đã được các cơ quan ký xác nhận ký, Chi cục Thi hành án dân sự gửi báo cáo thống kê cho Cục Thi hành án dân sự; Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gửi báo cáo thống kê cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân cấp huyện gửi báo cáo thống kê cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh để theo dõi, tổng hợp theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch này;
(…)”
          Thời gian để Chi cục thực hiện Thống kê chuyên ngành quy định tại Thông tư 06/2019/TT-BTP là chậm nhất 2 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo (quy định tại khoản 2 Điều 9). Sau khi chốt số liệu chuyên ngành thì mới thực hiện báo cáo liên ngành mà báo cáo liên ngành còn phải phối hợp để chốt số liệu và tiếp ký tại các cơ quan khác, có những trường hợp không thống nhất được số liệu, cần rà soát, đối chiếu lại theo quy định tại Điểm c, khoản 2 Điều 7 Dự thảo. Mẫu 01, 02 tiếp ký tại Viện kiểm sát, Mẫu 03, 04 tiếp ký tại Tòa án, mẫu 05 Viện kiểm sát tiếp ký tại cơ quan thi hành án. Quy định thời hạn tại khoản 1 Điều 9 như vậy là quá gấp, nên tăng thêm 2 ngày nữa, cụ thể ở cấp huyện nên tăng lên là “chậm nhất 4 ngày làm việc”.
          2. Về  Biểu mẫu:
Mẫu 01 và 02: Mẫu biểu liên ngành lấy số liệu quá chi tiết, trong đó, có những chỉ tiêu không có trong thống kê chuyên ngành (Nhóm chỉ tiêu II - Theo đối tượng thụ hưởng).
II Theo đối tượng thụ hưởng
1 Tổ chức tín dụng
2 Ngân sách nhà nước
3 Cho công dân, các cơ quan khác
 
Như vậy, sau khi có thống kê chuyên ngành, cần phải tổng hợp (đối với nhóm chỉ tiêu I) và bóc tách số liệu (đối với nhóm chỉ tiêu II) thì mới có kết quả thống kê liên ngành. Tôi kiến nghị thống kê liên ngành chỉ nên lấy số liệu tổng, không nên phân tách quá chi tiết vừa rối khi theo dõi số liệu tại biểu mẫu trong khi cán bộ thụ lý phải tổng hợp và phân tách vất vả. Trường hợp một số nội dung liên ngành (Thi hành án và kiểm sát) cần quan tâm thì đưa nội dung đó vào.
Ví dụ:
STT Tên chỉ tiêu Tổng số  bản án, quyết định đã nhận Tổng số phải thi hành Chia ra: Số chuyển kỳ sau Tỷ lệ thi hành xong/có điều kiện thi hành
 Tổng số có điều kiện thi hành Chia ra: Chưa có điều kện thi hành (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) Hoãn thi hành án (trừ trường hợp hoãn theo điểm c khoản 1 Điều 48) Tạm đình chỉ thi hành án
Tổng số thi hành xong Chia ra: Đang thi hành Hoãn theo điểm c khoản 1 Điều 48 Trường hợp khác
Thi hành xong Đình chỉ thi hành án
A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Tổng số                            
Trong đó Nội dung A (liên ngành quan tâm)                            
Nội dung B (liên ngành quan tâm                            
 
Ngoài ra, phần Phân tích PT 01, PT 02 khó hiểu: không rõ là phân tích số liệu gì: tổng thụ lý, xong, đình chỉ, tồn?
Riêng phần 3 Thu cho ngân sách Nhà nước ở PT 01 là không cần thiết bởi vì theo quy định của pháp luật hiện hành thì các khoản án phí, phạt, sung công,… đều được ban hành chung một quyết định thi hành án.
3 Thu cho ngân sách nhà nước
3.1 Án phí
3.2 Lệ phí
3.3 Phạt
3.4 Tịch thu
3.5 Bồi thường
3.6 Thu khác
Và ngay cả PT 02, việc đưa vào chi tiết từng khoản thu Ngân sách Nhà nước cũng không cần thiết vì thực tế các khoản tiền này đều nộp vào ngân sách nhà nước.
Mẫu 03
Hướng dẫn ghi chép biểu mẫu cần cụ thể:
Điển hình:
Đối với những Bản án, quyết định (sau đây gọi chung là Bản án) mà cơ quan Thi hành án dân sự yêu cầu Tòa án sửa chữa, bổ sung hoặc giải thích có 3 trường hợp sau:
- Bản án do Tòa án cùng cấp ban hành (đây là cơ quan ký xác nhận số liệu trong biểu mẫu).
- Bản án phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm,… do Tòa cấp trên của Tòa án cùng cấp ban hành.
- Bản án của Tòa án nơi khác do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác ủy thác đến cho cơ quan thi hành án dân sự.
Đối với trường hợp thứ nhất thì việc xác nhận số liệu bình thường, khả thi. Đối với trường hợp thứ hai và thứ ba thì việc xác nhận số liệu là rất khó. Tôi đề xuất chỉ lấy số liệu trường hợp thứ nhất. Trong trường hợp cần đưa số liệu cả ba trường hợp nêu trên thì cần hướng dẫn cụ thể phương pháp xác nhận số liệu của Tòa án cùng cấp (vì Tòa án cùng cấp không nắm được số liệu của trường hợp thứ hai và thứ ba).
Đối với những Bản án có kiến nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm: Văn bản kiến nghị được gửi đến người có thẩm quyền kháng nghị (xét riêng vụ việc dân sự, thẩm quyền được quy định tại Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự): Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao... Do đó, Tòa án cùng cấp với cơ quan thi hành án dân sự không thể theo dõi vấn đề này để đối chiếu số liệu, tiếp ký với cơ quan thi hành án dân sự:
III Số bản án, quyết định cơ quan Thi hành án dân sự kiến nghị giám đốc thẩm
1 Tòa án đã có văn bản kháng nghị
2 Tòa án có văn bản trả lời không kháng nghị
3 Tòa án chưa có văn bản trả lời kiến nghị còn trong hạn
4 Tòa án chưa có văn bản trả lời kiến nghị đã hết hạn
IV Số bản án, quyết định cơ quan Thi hành án dân sự kiến nghị tái thẩm
1 Tòa án đã có văn bản kháng nghị
2 Tòa án có văn bản trả lời không kháng nghị
3 Tòa án chưa có văn bản trả lời kiến nghị còn trong hạn
4 Tòa án chưa có văn bản trả lời kiến nghị đã hết hạn
 
Trong trường hợp cần đưa số liệu này vào thì nên để Chi cục Thi hành án dân sự báo số liệu đến Cục Thi hành án dân sự, Tổng cục Thi hành án dân sự tổng hợp và đối chiếu với Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân Tối cao thì mới bảo đảm chặt chẽ, chính xác.
Mẫu 04
Cơ quan  Thi hành án dân sự yêu cầu Tòa án theo khoản 1 Điều 74, khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự: đối với Chi cục có hai trường hợp:
- Vụ việc do TAND cấp huyện thụ lý sơ thẩm.
- Vụ việc do TAND cấp tỉnh thụ lý sơ thẩm.
Đối với trường hợp thứ nhất thì việc xác nhận số liệu bình thường, khả thi. Đối với trường hợp thứ hai thì việc xác nhận số liệu là rất khó. Tôi đề xuất chỉ lấy số liệu trường hợp thứ nhất. Trong trường hợp cần đưa số liệu cả hai trường hợp nêu trên thì cần hướng dẫn cụ thể phương pháp xác nhận số liệu của Tòa án cùng cấp (vì Tòa án cùng cấp không nắm được số liệu của trường hợp thứ hai).
Mẫu 05
Về số liệu “Số bản án, quyết định Tòa án chuyển giao cho cơ quan Thi hành án dân sự” cần hướng dẫn nguồn số liệu mà Viện kiểm sát lấy để đưa vào báo cáo: lấy từ nguồn Tòa án hay từ cơ quan Thi hành án dân sự. Lưu ý rằng Thông tư liên tịch 06/2016/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC trước đây đã đưa chỉ tiêu  này vào (chỉ tiêu thứ 03 tại Biểu 04) nhưng hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Công văn số 3472/VKSTC-V11 ngày 30/8/2016 đã hướng dẫn không thống kê số liệu của chỉ tiêu này khi lập báo cáo:
3- Về một số chỉ tiêu thống kê trong Biểu số 04/2016 theo Chế độ thống kê 06
3.1-Do điều kiện khách quan và chủ quan, trước mắt các đơn vị không thống kê số liệu của các chỉ tiêu thống kê từ chỉ tiêu thứ 01 đến chỉ tiêu thứ 04 khi lập Biểu số 04/2016…”
 
Nguyễn Thị Hồng – Thẩm tra viên
        Chi cục THADS huyện Đức Linh

Các tin đã đưa ngày: