Sign In

Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng và ký kết Quy chế phối hợp

18/11/2015

Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng và ký kết Quy chế phối hợp
Thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành số 01/QCLN/NHNNVN-BTP ngày 18/3/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp về việc phối hợp liên ngành trong công tác Thi hành án dân sự Ngày 11/11/2015 tại trụ sở khối cơ quan nhà nước tỉnh Đồng Nai. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng Ngân hàng nhà nước tổ chức Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng và ký kết Quy chế phối hợp.
        Tham dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến ký kết quy chế có đồng chí Trần Hoài Phú – Phó Cục trưởng Cục công tác phía nam; Đồng chí Đinh Quốc Thái – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh – Trưởng Ban chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh. Đồng chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng và Lễ ký kết Quy chế có đồng chí Phan Văn Châu - Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh, đồng chí Trần Quốc Tuấn - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai, về dự Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng và chứng kiến lễ ký kết Quy chế phối hợp còn có các đại diện các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân – Trưởng Ban chỉ đạo thi hành àn dân sự cấp huyện,  cùng các Chấp hành viên của Cục thi hành án dân sự tỉnh và Thành phố Biên Hòa, bên cạnh đó còn có đại diện các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
          
       











   ẢNH: Đ/c Phan Văn Châu và Đ/c Trần Hoài Phú                             ẢNH: Đ/c Đinh Quốc Thái và Đ/c Trần Quốc Tuấn
        
     Qua báo cáo sơ kết công tác thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng, gân hàng năm 2015, tổng số vụ việc phải thi hành án liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh là 707 việc, chiếm tỷ lệ 2,26% tổng số án thụ lý. Trong đó, mới chỉ giải quyết xong 109 việc, chiếm trên 15% số việc phải thi hành. Điều đáng nói, mặc dù án ngân hàng tương đối nhỏ, chỉ chiếm trên 2% tổng số thụ lý, song về số tiền lại chiếm gần 47% giá trị phải thi hành trong năm. Theo đó, tổng số tiền mà Cục THADS tỉnh cần thu về từ án này lên tới trên 1.780 tỷ đồng nhưng thực tế mới chỉ thu được trên 374 tỷ đồng, đạt 21%; số tiền chưa thu hồi được còn trên 1.400 tỷ đồng. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn – Phó Cục trưởng Cục thi                        Ảnh: Đ/c Nguyễn Văn Sơn
 hành án dân sự tỉnh phát biểu: “Nguyên nhân của việc giải quyết các án liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng có kết quả thấp là do hầu hết các vụ việc đều phức tạp, khó xử lý. Một số vụ, tài sản thế chấp khó bán vì không tìm được người mua tài sản; chất lượng thẩm định tài sản có vấn đề dẫn đến tài sản thế chấp giá cao hơn rất nhiều lần giá thị trường; một số trường hợp tài sản đảm bảo thi hành án của bên thứ ba nên việc xử lý gặp nhiều khó khăn”.​       
    Theo báo cáo tham luận của đồng chí Lê Thị Mạnh Hà - Phó chi cục trưởng Chi cục THADS TP. Biên Hòa thì những năm gần đây, do tác động của ảnh hưởng suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn thua lỗ; bên cạnh đó, thị trường bất động sản đóng băng kéo dài là những nguyên nhân chính dẫn đến số vụ việc THADS liên quan đến tín dụng, ngân hàng tăng đáng kể. Trong đó, năm 2015, Chi cục THADS TP. Biên Hòa tổ chức thi hành 262 việc theo đơn cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng, chiếm gần 20% tổng số án theo đơn của Chi cục với tổng số tiền phải thu hồi gần 595 tỷ đồng. Đến nay, đã có 66 việc thi hành xong (chiếm trên 25%) với số tiền gần 163 tỷ đồng (chiếm 27% giá trị án cần phải thi hành). Đồng chí Hà cho rằng, kết quả thi hành                            Ảnh: Đ/c Lê Thị Mạnh Hà
án tín dụng, ngân hàng đạt thấp là do nhiều nguyên nhân, song trước hết phải kể đến ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế, cố tình tránh né, chây ì, không chấp hành án, cố tình khiếu nại gây khó khăn trong công tác thi hành án. Trong nhiều vụ án phải thi hành, giá trị tài sản thế chấp thấp hơn nghĩa vụ phải thi hành án, thậm chí, một số vụ việc còn không xác định được tài sản thế chấp hiện đang ở đâu. “Tồn tại lớn nhất hiện nay trong việc thi hành án cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng là vấn đề xử lý tài sản thế chấp. Trong khi số án cũ chưa xử lý được tài sản thì số việc mới phải tổ chức thi hành ngày một tăng càng làm tăng thêm áp lực và khó khăn cho cơ quan thi hành án”, đồng chí Hà chia sẻ.
       Cũng liên quan đến vấn đề tài sản thế chấp, Giám đốc Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Đồng Nai ông Nguyễn Huy Trinh cho rằng tình trạng thiếu đồng bộ trong chính sách đang gây khó khăn cho các bên liên quan. Cụ thể, hiện ngân hàng chỉ chấp nhận thế chấp quyền sử dụng đất, không chấp nhận thế chấp nhà. Khi xét xử, Tòa án không chấp nhận cho xử lý tài sản gắn liền với đất là nhà ở, chỉ cho xử lý quyền sử dụng đất nên gây nhiều khó khăn cho công tác thi hành án.
       Về tăng cường công tác phối hợp  
    Phó cục trưởng Cục THADS tỉnh đồng chí Nguyễn Hoàng Trung cho rằng, để thực hiện tốt công tác THADS liên quan đến tín dụng, ngân hàng, bên cạnh sự nỗ lực của đơn vị thi hành án, rất cần sự quan tâm, phối hợp từ các cơ quan Nhà nước có liên quan, đặc biệt là từ phía các ngân hàng. “Các chi nhánh ngân hàng cần tích cực, chủ động và cử cán bộ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án; kịp thời cung cấp thông tin, xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành án như: miễn giảm lãi suất, nhận tài sản, phân chia tài sản để bán..”, đồng chí Trung phát biểu. Bên cạnh đó là tăng cường phối hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương để xử lý nhanh các trường hợp còn vướng mắc về thủ tục đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
                                                                                                                                                                                                                                               Ảnh: Đ/c Nguyễn Hoàng Trung
      Theo báo cáo tham luận của đồng chí Lê Thị Mạnh Hà, nên chăng, các ngân hàng cần có kế hoạch, chủ động, tự nguyện nộp tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án, tạo điều kiện cho Chấp hành viên giải quyết khó khăn về chi phí cưỡng chế bởi hiện nay lượng án phải tổ chức thi hành ngày càng cao và đa số phải cưỡng chế nên nhu cầu về chi phí cưỡng chế là rất lớn.
      Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chí Đinh Quốc Thái, Trưởng ban chỉ đạo thi hành án Dân sự tỉnh chỉ đạo, để khắc phục được tình trạng khó khăn trong việc THADS liên quan đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng, trước tiên các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ cho vay, tăng cường quản lý, giám sát hoạt động cho vay để nguồn vốn vay sử dụng hiệu quả, đúng mục đích. Đồng thời, có chế tài xử lý nghiêm khắc những cán bộ làm tắc trách, yếu kém gây hậu quả. 
     “Việc tích cực, chủ động phối hợp trong cung cấp thông tin đảm bảo chính xác, kịp thời giữa ngân hàng và cơ quan THADS là yếu tố quan trọng nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh và nâng cao hiệu quả công tác THADS liên quan đến hoạt động             Ảnh: Đ/c Đinh Quốc Thái chỉ đạo hội nghị
tín dụng, ngân hàng”, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái khẳng định.    
       Với sự thống nhất cao giữa hai cơ quan, buổi Lễ ký đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đây là dấu mốc quan trọng trong quan hệ phối hợp, tạo cơ sở đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, xử lý dứt điểm các vụ việc thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng trên địa bàn, góp phần thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết về phát triển kinh tế- xã hội hàng năm của tỉnh Đồng Nai.
       


 













 Ảnh: Ký kết Quy chế phối giữa Cục THADS và Ngân hàng Nhà nước - CN Đồng Nai
 
        
               Ảnh: Đ/c Trần Hoài Phú                                                         Ảnh: Đ/c Phan Văn Châu
         Phát biểu tại buổi ký kết, đồng chí Trần Hoài Phú nhấn mạnh, cần xác định rõ các nguyên nhân yếu kém cụ thể, để từ đó tìm ra những giải pháp đúng đắn khắc phục những khó khăn yếu kém còn tồn tại. Đồng thời, đồng chí Phan Văn Châu  đã chỉ đạo các Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa  phối hợp chặt chẽ với các chi nhánh ngân hàng nhà nước cùng cấp để triển khai tốt việc thực hiện Quy chế phối hợp, nhằm đạt kết quả cao nhất. Bênh cạnh đó, các cơ quan Thi hành án dân sự trong tỉnh cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hợp tác từ phía Ngân hàng nhà nước để hoàn thành tốt các nội dung đã ký kết, từ đó hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao đối với từng ngành./.

Các tin đã đưa ngày: