Sign In

Thành phố Hồ Chí Minh: Cần phải có nhiều biện pháp hỗ trợ trong hoạt động Thi hành án

07/11/2019

Thành phố Hồ Chí Minh:  Cần phải có nhiều biện pháp hỗ trợ trong hoạt động Thi hành án
Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố do Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Phạm Đức Hải; Trưởng Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố Trương Lâm Danh dẫn đầu mới có buổi giám sát công tác thi hành án dân sự năm 2019 tại Cục thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh.
 
Theo báo cáo của Cục thi hành án dân sự thành phố, Về việc, tổng số thụ lý 112,707 trong đó: tổng số phải thi hành: 111,171 vệc, số có điều kiện thi hành: 84,423, số chưa có điều kiện thi hành: 26,478 đạt tỉ lệ: 75,94% (vượt chỉ tiêu 2,73%).Về tiền, tổng số tiền thụ lý là 106.042.767.721.660 đồng, tổng số phải thi hành 102.628.070.328.660 đồng. Có điều kiện thi hành án  68.146.257.235.231 đồng có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 66.40 %), tăng 43.927.339.828.014. Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 23.916.984.679.205 đồng, đạt tỷ lệ 35.10 % (vượt chỉ tiêu 2,1%).
Về kết quả thi hành án hành chính Từ 01/10/2018 đến 30/9/2019, tổng số Bản án hành chính đang theo dõi là 96 bản án, trong đó năm trước chuyển sang 39 bản án, thụ lý mới 57 bản án. Tòa án đã ra quyết định buộc thi hành án hành chính là 16 quyết định (trong đó, năm trước chuyển sang 15 quyết định, thụ lý mới: 01 quyết định); Đã thi hành xong 38 bản án (đạt tỷ lệ 39,58%), số vụ việc còn đang theo dõi 58 (60,42%).
Trong năm 2019, toàn thành phố đã tiếp 782 lượt công dân. Trong đó, số thuộc thẩm quyền 355 việc, đã giải quyết xong 321 việc (đạt 90,42%), số chưa giải quyết chuyển kỳ sau 34 việc.
Qua các buổi tiếp công dân, Cục Thi hành án dân sự Thành phố đã phân tích, giải thích, hướng dẫn cho người dẫn hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ trong quá trình tổ chức thi hành án; giải tỏa những khúc mắc của người dân với Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án (nếu có). Qua công tác tiếp công dân, đã có 18 trường hợp rút đơn khiếu nại, tố cáo.
Tại buổi giám sát, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự thành phố Vũ Quốc Doanh phản ánh một số khó khăn trong công tác thi hành án. Cụ thể, thời gian gần đây, Cục thi hành án dân sự thành phố thụ lý các vụ đại án hình sự kinh tế, tham nhũng có giá trị phải thu đặc biệt lớn, tài sản phải thi hành án ở nhiều địa phương khác nhau, trong khi thực tế yêu cầu phải xử lý xong tài sản của đương sự tại TP HCM mới xác định được các khoản nghĩa vụ còn lại để thực hiện ủy thác.
Điều này một mặt tạo ra khó khăn cho các chấp hành viên trong quá trình xác minh, áp dụng biện pháp bảo đảm, một mặt làm kéo dài thời gian tổ chức thi hành án do phải xử lý xong tài sản tại thành phố rồi mới thực hiện việc ủy thác đi địa phương khác.
Bên cạnh đó, thực trạng các bản án tuyên không rõ. Từ ngày 1-10-2018 đến hết tháng 9-2019, cơ quan này xác định có tới 50 bản án, quyết định mà tòa án tuyên không rõ, có sai sót, khó thi hành. Cục trưởng Vũ Quốc Doanh dẫn chứng như vụ việc ở Bình Tân, tòa án tuyên kê biên 37 nền nhưng qua nhiều lần xác định, phối hợp với nhiều cơ quan vẫn chưa thể xác định được 37 nền này ở đâu. Có những bản án tuyên phạt bị cáo hàng chục triệu đồng, nhưng bị cáo không có địa chỉ, hoặc sống lang thang nên không thể thi hành được.
Tại buổi giám sát, các thành viên của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân thành phố đã chất vấn lãnh đạo chủ chốt tập trung vào một số nội dung như: liên quan đơn thư khiếu nại tố cáo, có 19 đơn tố cáo, đề nghị được biết tố cáo có liên quan đến công chức hay không, có bao nhiêu tường hợp tố cáo đúng và không đúng. Trong trường hợp khiếu nại gay gắt về việc thi hành án? Những tường hợp này công tác phối hợp giữa Cục và tòa như thế nào để giải quyết khiếu nại cho người dân, công tác thu hồi tài sản của những vụ án kinh tế tham nhũng có những khó khăn vướng mắc gì…
Phát biểu tại buổi giám sát, Trưởng Ban Pháp chế Trương Lâm Danh ghi nhận và chia sẻ về những khó khăn của cơ quan thi hành án, ghi nhận nỗ lực của các cán bộ trong cơ quan thi hành án dân sự. Ông đề nghị tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với cán bộ công chức, chấp hành viên trong hoạt động công vụ; tích cực, kịp thời tham mưu cho Ban chỉ đạo thi hành án dân sự những giải pháp cụ thể và có cơ sở; tập trung xác minh, kê biên tài sản thi hành án một cách tích cực và chủ động để đạt hiệu quả cao nhất; khắc phục ngay việc chấp hành viên chậm giao tài sản bán đấu giá, không để tồn đọng nhiều vụ việc chưa thi hành không có lý do.
 Ông đánh giá, những giải pháp này đưa ra mới mang tính tình thế. Theo Ông nhận định, cần đẩy mạnh cải cách, ứng dụng thêm máy móc, công nghệ để giải quyết công việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khối lượng công việc quá lớn, mỗi năm lại tăng lên nên cũng cần đánh giá lại để có phương pháp hỗ trợ căn cơ hơn.
Đáp từ ý kiến chỉ đạo của Đoàn giám sát, Cục trưởng Vũ Quốc Doanh tiếp thu đầy đủ các ý kiến, các yêu cầu do Đoàn đặt ra, đồng thời cam kết cố gắng thực hiện trách nhiệm của toàn đơn vị, hoàn thành nhiệm vụ chính trị tại địa phương cũng như nhiệm vụ được giao./.
Cẩm Tú
 

Các tin đã đưa ngày: