Nhiều nhiệm vụ thi hành án dân sự trọng tâm năm 2018

Năm 2018 là năm thứ ba đất nước ta thực hiện mục tiêu, các chỉ tiêu quan trọng và nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016 - 2020 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đây cũng là năm thứ ba các cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo. Trước yêu cầu tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, tạo dựng thể chế, cơ chế, chính sách và môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, an toàn, thuận lợi và yêu cầu xây dựng Chính phủ “kiến tạo, phát triển, liêm chính và phục vụ”, để lãnh đạo Hệ thống THADS hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Chương trình công tác trọng tâm của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự, thi hành án hành chính (kèm theo Quyết định số 2566/QĐ-BTP ngày 14/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). Theo đó, năm 2018, Bộ Tư pháp sẽ tập trung vào năm nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau:
 

Thông cáo báo chí phục vụ Hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính năm 2018

Ngày 25/11/2017, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính năm 2018, Tổng cục Thi hành án dân sự thông tin một số kết quả công tác THADS, thi hành án hành chính nổi bật năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018, cụ thể như sau: 

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch các tỉnh thành chấp hành nghiêm các bản án, quyết định hành chính

“Tinh thần của Chính phủ, lời nói phải đi liền với việc làm, đảm bảo kỷ cương phép nước. Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch các tỉnh thành chấp hành nghiêm các bản án đã có hiệu lực của các cấp tòa. Thủ tướng đã giao Bộ trưởng Tư pháp rà soát, báo cáo Thủ tướng về việc thi hành 85 bản án trước ngày 20/12/2017”
(Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga tại Phiên chất vấn ngày 18/11/2017 Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV)
 

Quý III/2017, Tổng cục tiếp tục bám sát theo Chương trình trọng tâm của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực THADS năm 2017 và Kế hoạch công tác năm 2017 của Tổng cục

Quý III/2017, Tổng cục đã tiếp tục sâu sát, quyết liệt trong công tác quản lý chỉ đạo điều hành, nhờ đó công tác Quý III/2017, Tổng cục đã đạt được một số kết quả nổi bật, cụ thể như sau:

Tổng cục Thi hành án dân sự tham dự Họp báo Quý III/2017 của Bộ Tư pháp

Chiều ngày 19/10/2017, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo Quý III/2017 với sự chủ trì của ông Đỗ Đức Hiển, Chánh Văn phòng Bộ, Người phát ngôn của Bộ Tư pháp. Tham dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Văn Sơn dự và cung cấp thông tin cho báo chí tại buổi Họp báo.

Những kết quả thi hành án dân sự, hành chính nổi bật năm 2017

Năm 2017 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm then chốt trong việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, là năm đầu triển khai các Nghị quyết và chủ trương lớn được Quốc hội thông qua. Đây là năm thứ hai hệ thống cơ quan thi hành án tiếp tục tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội khóa XIV về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo.

Những kết quả công tác thi hành án dân sự nổi bật 10 tháng năm 2017

Năm 2017 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm then chốt trong việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, là năm đầu triển khai các Nghị quyết và chủ trương lớn được Quốc hội thông qua. Đây là năm thứ hai Hệ thống Thi hành án dân sự tiếp tục tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội khóa XIV về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo. 10 tháng năm 2017, Hệ thống Thi hành án dân sự đã triển khai toàn diện các mặt công tác với nhiều kết quả nổi bật, khích lệ.

Cần có thái độ nghiêm khắc đối với những trường hợp không chấp hành án

10 tháng năm 2017, các cơ quan thi hành án dân sự đã thi hành xong trên 422 nghìn việc tương ứng với 33.5 nghìn tỷ đồng, qua đó góp phần bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên, do ý thức chấp hành pháp luật của người phải thi hành án, các cơ quan thi hành án dân sự đã phải tổ chức cưỡng chế 8.000 trường hợp, trong đó cưỡng chế có huy động lực lượng là 4.230 việc. Vì vậy, xã hội cần phải có thái nghiêm khắc đối với những trường hợp trốn tránh, chây ỳ, chống đối việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án.

Quy định về thi tuyển, bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp và bổ nhiệm Thẩm tra viên thi hành án dân sự

Một trong các phương hướng quan trọng của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đó là “Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ; tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh”. Thực hiện chủ trương đó, năm 2008, ngay từ khi có Luật Thi hành án dân sự đầu tiên đã quy định một trong các tiêu chuẩn để được bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp đó là phải trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp. Sau này Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 cũng tiếp tục kế thừa quy định nêu trên về yêu cầu thi tuyển trước khi bổ nhiệm đối với Chấp hành viên sơ cấp.