Tháo gỡ những vướng mắc trong thẩm định giá tài sản kê biên: Những kinh nghiệm của Nhật Bản

27/12/2017
Chiều ngày 22/12/2017, tại Hội trường Đa năng - Nhà N6 Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự đã phối hợp với Dự án “Hài hòa hóa pháp luật hiện hành và thống nhất áp dụng pháp luật hướng tới năm 2020” (Dự án JICA) tổ chức Tọa đàm “Giới thiệu các quy định của pháp luật Nhật Bản trong việc đánh giá, giám định giá bất động sản” với sự chủ trì của ông Nguyễn Thanh Thủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự.

Tham dự Tọa đàm còn có sự tham gia của Ông YAMASHITA Masayuki - Phó Chủ tịch hiệp hội thẩm định bất động sản Nhật Bản; Bà TSUKABE Takako - Cố vấn trưởng Dự án JICA tại Việt Nam; các Lãnh đạo Văn phòng Tổng cục; Giám đốc Trung tâm Thống kê, quản lý dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin; đại diện các đơn vị trực thuộc Tổng cục; đại diện một số Chi cục THADS trên địa bàn thành phố Hà Nội (quận Đống Đa, quận Ba Đình, quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà Trưng, huyện Thanh Trì) và đại diện một số đơn vị trực thuộc Bộ (Vụ Pháp luật Dân sư Kinh tế; Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Hợp tác quốc tế; Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm; Cục Bổ trợ tư pháp).
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, ông Nguyễn Xuân Tùng - Chánh Văn phòng Tổng cục cảm ơn phía Dự án JICA thời gian qua đã hỗ trợ Bộ Tư pháp nói chung, Tổng cục Thi hành án dân sự nói riêng trong việc hỗ trợ tổ chức các Hội thảo, Tọa đàm và mời các chuyên gia Nhật Bản chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác thi hành án dân sự; cảm ơn  hật Bản ên gia sang trao đổi kinh nghiệm. Đặc biệt, ì)n địa bàn thành phố Hà NộiVụ Nghiệp vụ 2, Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo,; cảm ơnông YAMASHITA Masayuki - Phó Chủ tịch hiệp hội thẩm định bất động sản Nhật Bản đã sang Việt Nam và trực tiếp đến trao đổi, thảo luận, giới thiệu về các quy định của Nhật Bản trong vấn đề thẩm định giá bất động sản- một trong những vấn đề có liên quan của quá trình thi hành án dân sự tại Việt Nam còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn.
Tại buổi Tọa đàm, bà Văn Thị Tâm Hồng - Thẩm tra viên chính Vụ Nghiệp vụ 1 đã trình bày chuyên đề về những khó khăn vướng mắc trong thẩm định giá đối với tài sản kê biên để thi hành án. Theo đó, những khó khăn, vướng mắc trong công tác thẩm định giá tài sản kê biên thường gặp như (i) cơ quan thi hành án dân sự đã kê biên tài sản nhưng do đương sự chống đối, không hợp tác nên không thẩm định giá được; (ii) tại thời điểm tổ chức thẩm định giá, tài sản có thay đổi đáng kể về hiện trạng so với thời điểm tổ chức kê biên; (iii) đương sự không thống nhất về giá đã định, có nhiều đơn khiếu nại, tố cáo dẫn đến việc thẩm định giá kéo dài, khó khăn hoặc do tài sản đã kê biên có tranh chấp, đương sự khởi kiện ra Tòa án để giải quyết; việc thi hành án có khiếu nại, tố cáo phải tạm dừng để giải quyết khiếu nại, tố cáo nên chưa thể thẩm định giá tài sản để thi hành án được; (iv) nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ có 01 đơn vị thẩm định giá mà lại nằm ở trung tâm thành phố dẫn đến khó khăn trong việc ký kết hợp đồng thẩm định giá của các cơ quan THADS ở những địa bàn thuộc miền núi hoặc vùng sâu, vùng xa; (v) việc biểu phí thẩm định của các công ty, đơn vị thẩm định giá và biểu phí thẩm định giữa các tỉnh, thành phố không đồng nhất ...
Tiếp đó, ông YAMASHITA Masayuki - Phó Chủ tịch hiệp hội thẩm định bất động sản Nhật Bản đã giới thiệu khái quát về chế độ thẩm định giá bất động sản và chia sẻ nghiệp vụ thẩm định giá bất động sản tại Nhật. Ở Nhật, chế độ thẩm định giá bất động sản được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội đất nước nói chung; đào tạo các chuyên gia có trình độ, năng lực, kiến thức về thẩm định giá tài sản và tạo ra một cơ chế thẩm định khách quan về giá trị tài sản, giá trị bất động sản, thiết lập thị trường bất động sản lành mạnh nói riêng. Đối với việc bán đấu giá tài sản (chủ yếu là bất động sản) bị kê biên trong thi hành án, ở Nhật Bản, giá được Đấu giá viên đưa ra là giá bán chuẩn, thấp hơn giá thực tế của tài sản (giá thị trường) do có sự cân nhắc tới hoàn cảnh đang trong thủ tục thi hành án và được quyết định bởi Tòa thi hành án ở địa phương (Ví dụ: ở Tokyo, tỷ lệ giá bán tiêu chuẩn đặt ra thấp hơn giá thị trường khoảng đặt là 30%, các đô thị địa phương là 40~50%). Giá bán thấp nhất đối với tài sản bị kê biên để thi hành án  được quy định là 80% của giá bán tiêu chuẩn.
Các đại biểu tham dự Tọa đàm đã tích cực trao đổi thảo luận, nêu ra các vấn đề vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn tổ chức kê biên, xác định giá tài sản kê biên, bán đấu giá tài sản kê biên và đề nghị chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn ở Nhật Bản.
Kết thúc buổi Tọa đàm, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thanh Thủy đã phát biểu trân trọng cảm ơn Dự án JICA đã hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất; cảm ơn bà TSUKABE Takako - Cố vấn trưởng Dự án JICA, cá nhân ông YAMASHITA Masayuki đã đích thân sang Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm cho đội ngũ công chức làm công tác thi hành án dân sự nói riêng, cán bộ, công chức làm trong lĩnh vực pháp luật nói chung của Việt Nam. Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thanh Thủy cũng bày tỏ sự mong muốn tiếp tục có sự trao đổi, hợp tác và phát triển giữa Tổng cục Thi hành án dân sự Việt Nam và Dự án JICA để góp phần thực hiện các hoạt động hợp tác hiệu quả, thiết thực. Đồng thời, Phó Tổng Cục trưởng gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công đến các đồng chí tham dự Tọa đàm.
Ngoài ra, trước đó, thay mặt cho Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thanh Thủy và đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Tổng cục đã có buổi tiếp xã giao ông YAMASHITA Masayuki - Phó Chủ tịch hiệp hội thẩm định bất động sản Nhật Bản cùng Đoàn chuyên gia Dự án JICA tại trụ sở của Tổng cục Thi hành án dân sự.
Văn phòng Tổng cục THADS