Những quan điểm khác nhau về xử lý khoản tiền bán đấu giá thành khi bản án, quyết định của Tòa án bị hủy
(27/04/2017)
Hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự hiện nay được sửa đổi, bổ sung đáp ứng kịp thời với xu hướng phát triển chung của xã hội và đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn những điều luật chưa phù hợp hoặc điều chỉnh không kịp thời với sự phát sinh của các quan hệ xã hội ngày nay; vẫn còn chồng chéo lẫn nhau giữa các văn bản luật trong cùng một ngành luật cụ thể, dẫn đến việc áp dụng pháp luật và thực thi pháp luật có phần hạn chế về tính hiệu lực và hiệu quả của nó. Có quan điểm cho rằng hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động tư pháp, đảm bảo tính hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành trên thực tế, là hoạt động tố tụng cuối cùng của vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức và nhà nước. Do vậy, giai đoạn nào của “thi hành án dân sự” cũng rất quan trọng.
Kinh nghiệm vận động, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án
(20/04/2017)
Hòa giải là nguyên tắc bắt buộc trong tố tụng dân sự, thể hiện sự tôn trọng quyền tự thỏa thuận giữa các đương sự, quyền tự định đoạt của các đương sự. Trong thi hành án dân sự (THADS) không có quy định hòa giải là thủ tục bắt buộc, tuy nhiên trên thực tế, công tác vận động, thuyết phục lại được các cơ quan THADS rất coi trọng, được bảo đảm thực hiện trong hầu hết các giai đoạn cũng như các vụ việc thi hành án.
Một số vấn đề về quyền hạn của chấp hành viên
(20/04/2017)
Thi hành án dân sự (THADS) là hoạt động nhằm đảm bảo các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án và các quyết định khác được thi hành theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình tổ chức thi hành án, chấp hành viên được trao những quyền hạn nhất định để thực thi nhiệm vụ được giao, là người giữ vị trí trung tâm của mọi hoạt động THADS.
Quan điểm khác nhau về vụ cưỡng chế thi hành án dân sự
(08/06/2015)
Thực tiễn thi hành án dân sự cũng có nhiều vụ việc rất khó thi hành do nguyên nhân từ sự nhận thức cách áp dụng các quy định pháp luật khác nhau của các chủ thể trong thực tiễn đã dẫn đến có những quan điểm không đồng nhất để giải quyết vụ việc và chấp hành viên không biết lựa chọn làm theo phương án nào cho phù hợp và đúng quy định pháp luật.
Bàn về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự
(08/06/2015)
Nhiệm vụ chính trị cơ bản của cơ quan Thi hành án dân sự là tổ chức thi hành dứt điểm bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án và các quyết định khác theo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên, trong thực tế vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà công tác thi hành án dân sự tại một số địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ việc, đặc biệt là những vụ án phức tạp, tồn đọng, kéo dài.