Qua 10 tháng thực hiện Kế hoạch công tác năm 2015, toàn thể cán bộ, công chức thi hành án dân sự trong toàn tỉnh có nhiều cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao và đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với chỉ tiêu của ngành giao
(90% về việc và 81% về tiền) thì tỷ lệ đạt thấp, 64,72% về việc và 29,09% về tiền.
Hội nghị thống nhất xác định 02 nguyên nhân chủ quan chủ yếu dẫn đến kết quả thi hành án dân sự trong toàn tỉnh đạt thất là do công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cơ quan thi hành án dân sự và năng lực công tác, ý thức trách nhiệm, kỹ năng giải quyết, tổ chức thi hành án của Chấp hành viên còn hạn chế, thiếu chủ động trong thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể:
- Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Cục: sự phối hợp chỉ đạo công tác nghiệp vụ giữa các lãnh đạo Cục có lúc còn chưa chặt chẽ, thường xuyên; nhiệm vụ phụ trách địa bàn chưa phát huy hiệu quả; lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ chưa thật sự kịp thời, quyết liệt.
- Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục: chưa phát huy mạnh mẽ vai trò chỉ đạo, điều hành, bao quát công tác nghiệp vụ của đơn vị; chưa thường xuyên tự kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức thi hành án của chấp hành viên tại đơn vị; công tác hướng dẫn nghiệp vụ và xin ý kiến hướng dẫn nghiệp vụ chưa thực hiện tốt.
Trước mắt, để nâng cao tỷ lê giải quyết thi hành án, từ nay đến cuối năm 2015, đề nghị Lãnh đạo Cục, các Phòng Chuyên môn và Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Lãnh đạo cơ quan Thi hành án dân sự cần chỉ đạo quyết liệt để thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu đã giao. Kịp thời chỉ đạo nghiệp vụ, nắm chắc tình hình, giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các việc Thi hành án dân sự phức tạp; đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự. Nâng cao ý thức trách nhiệm và bản lĩnh Chấp hành viên trong thực hiện chức trách nhiệm vụ, thực hiện nghiêm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với công việc, chủ động tích cực giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành.
2. Các đơn vị tiến hành rà soát lại Kế hoạch công tác năm 2015 để có những giải pháp tích cực hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2015 và các nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền địa phương giao; đồng thời chuẩn bị xây dựng Kế hoạch công tác năm 2016.
3. Nguyên cứu, nắm vững Luật Thi hành án dân sự năm 2008, Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành để thực hiện có hiệu quả.
4. Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Thông tư số 09/2015/TT-BTP ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc phân cấp quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự;
5. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy chế, chương trình phối hợp giữa cơ quan Thi hành án dân sự với Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội tỉnh.
6. Đối với một số nội dung còn có ý kiến khác nhau, giao cho các phòng chuyên môn của Cục chịu trách nghiệm nghiên cứu, tham khảo ý kiến và tham mưu cho Lãnh đạo Cục ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện.
Các giải pháp đề ra trong thời gian tới để nâng cao tỷ lệ giải quyết án:
- Xác định mục tiêu cụ thể là phải giải quyết đạt tỷ lệ về việc và tiền. Về việc phải đẩy mạnh tổ chức thi hành những hồ sơ có liên quan đến khoản thu ngân sách; về tiền tập trung giải quyết những án có liên quan đến tín dụng ngân hàng, án có giá trị tiền lớn...
- Rá soát những án không có điều kiện thi hành đã đến hạn xét miễn, giảm để tiến hành các thủ tục xét miễm giảm theo quy định.
- Tập trung tổ chức các đợt thi hành án cao điểm để đẩy nhanh việc giải quyết án; đồng thời tiến hành biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thi hành án dân sự.
- Điều động, biệt phái, luân chuyển giữa lãnh đạo các Chi cục và Chấp hành viên trong toàn tỉnh.
- Nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự. Xử lý nghiêm những đơn vị, những Chấp hành viên gặp phải khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự nhưng không xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị và cấp trên dẫn đến hậu quả là án tồn đọng, kéo dài gây ra khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp, làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Đưa công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch công tác năm của mỗi đơn vị với những kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể, rõ ràng, hiệu quả.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự trong công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ bởi đây là đơn vị đóng vai trò chủ chốt trong việc tham mưu cho Lãnh đạo Cục đối với công tác này. Chính vì vậy Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án cần phát huy tốt hơn nữa vai trò chủ động của mình nhằm ngày càng nâng cao hơn nữa hiệu quả công hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự.
- Nhanh chóng củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo của các Phòng chuyên môn, chú ý tăng cường đội ngũ cán bộ lãnh đạo Phòng nghiệp vụ và tổ chức thi hành án đủ sức chỉ đạo, quản lý công tác chuyên môn.
- Tập trung giải quyết dứt điểm các đơn thư, khiếu nại, tố cáo về Thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền tránh việc để tồn đọng gây bức xúc kéo dài, thời gian giải quyết, ảnh hưởng tiến độ thi hành án.
Theo Văn phòng Cục THADS tỉnh