Sign In

Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Thành ủy Hà Nội kiểm tra tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố

24/08/2016

Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Thành ủy Hà Nội kiểm tra tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố
Thực hiện Quyết định số 15/QĐ/BCĐ ngày 30/6/2016 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Thành ủy về việc thành lập Đoàn kiểm tra về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngày 23/8/2016, Đoàn kiểm tra số 2 do đồng chí Lê Hồng Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự Thành phố, làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tại Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội.
Qua kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo theo Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 14/5/2012 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thi hành án dân sự trong tình hình mới; Chương trình số 05-CTr/BCĐ, ngày 26/01/2016 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Thành ủy về Trọng tâm công tác của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Thành ủy năm 2016, kết quả công tác thi hành án dân sự năm 2015 và 10 tháng năm 2016, Đoàn kiểm tra đánh giá cao công tác chuẩn bị của Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội.

Về kêt quả kiểm tra: Qua đánh giá sơ bộ ban đầu của Đoàn kiểm tra cho thấy, trong thời gian qua, Đảng ủy, Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội đã quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thành ủy, các văn bản, ý kiến chỉ đạo của Thành ủy, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp của Thành ủy; tích cực, chủ động phối hợp với các Sở, ngành của Thành phố tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành nhiều văn bản quan trọng để tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 14/5/2012 của Thành ủy như Công văn số 945-CV/TU ngày 10/4/2015 về việc phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố; tham mưu UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 2597/QĐ-UBND ngày 08/6/2015 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội); Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, nhất là các Ngành trong khối Nội chính đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc, khó khăn, các vấn đề có liên quan đến chỉ đạo việc tổ chức phối hợp trong thi hành án dân sự để kịp thời tháo gỡ, chỉ đạo tổ chức cưỡng chế đối với các vụ việc thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn…

 
Đ/c Lê Hồng Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự Thành phố

Các thành viên Đoàn kiểm tra cũng đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội trong việc khắc phục khó khăn, cải tiến lề lối làm việc, đẩy mạnh các phong trào thi đua để thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ chuyên môn được giao.

Liên quan đến thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thi hành án, các thành viên Đoàn kiểm tra cũng đánh giá cao các giải pháp mà Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội đã đưa ra để tổ chức triển khai thực hiện như: Xác định rõ công tác cán bộ là khâu cốt yếu, tạo ra bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, trong đó ban hành Quy chế điều động, luân chuyển, biệt phái, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội; nhận diện, đánh giá kỹ tình hình hoạt động, tính chất, khối lượng công việc của từng đơn vị, từng địa bàn để đưa ra các quyết định quản lý một cách thích hợp. Thực hiện các giải pháp: điều chỉnh giảm biên chế của những đơn vị khó khăn ít để bổ sung cho các đơn vị khó khăn nhiều, cùng với đó thì tiến hành điều động công chức từ đơn vị cắt giám biên chế sang các đơn vị mới được bổ sung; quyết liệt trong việc sắp xếp bố trí lại đội ngũ công chức lãnh đạo (nhất là người đứng đầu) của cả các Phòng chuyên môn thuộc Cục và các Chi cục, bảo đảm để không được trì trệ; những đồng chí không đáp ứng được yêu cầu thì tạo điều kiện được bố trí công việc khác hoặc thực hiện chính sách phù hợp theo quy định; tăng cường biệt phái Chấp hành viên, công chức (trong đó chủ yếu là Chấp hành viên) để hỗ trợ kịp thời cho các đơn vị đang là điểm nóng để giải quyết tức thì công việc; Tăng cường kiểm soát đầy đủ, toàn diện, chính xác công việc của tất cả các đơn vị trên địa bàn toàn thành phố, Lãnh đạo Cục nắm chắc công việc thông qua công tác thống kê, báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất hàng tháng, từ đó có giải pháp phù hợp với từng đơn vị. Chú trọng đẩy mạnh công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất, kiểm tra chuyên đề và công tác tự kiểm tra. Tăng cường và duy trì thường xuyên công tác giao ban giữa Cục với các Chi cục. Thường xuyên quan tâm đôn đốc, kịp thời cho ý kiến chỉ đạo nghiệp vụ đối với các hồ sơ khó khăn, vướng mắc, khó thi hành, các vụ việc khiếu nại phức tạp khi các Chi cục và Chấp hành viên xin ý kiến; Coi trọng công tác vận động, giáo dục, thuyết phục, đây được coi là công tác chủ yếu trong tổ chức thi hành án, hạn chế việc tổ chức cưỡng chế thi hành án. Nhiều vụ việc đã huy động toàn bộ các ban, ngành, đoàn thê, hội cùng vào cuộc tham gia hòa giải, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành. Nhờ đó mà năm 2015 và 9 tháng đầu năm 2016 thi hành xong là 38.730 việc, trong đó tự nguyện thi hành là 38.084 việc, ra Quyết định cưỡng chế 701 việc nhưng đương sự tự nguyện thi hành trước khi cưỡng chế 55 việc. Tỷ lệ số việc phải cưỡng chế là 646/38.730 = 1.67%.

Trong công tác cưỡng chế thi hành án, năm 2015 ra Quyết định cưỡng chế 536 vụ (có huy động lực lượng liên ngành 236 vụ). Số việc đương sự tự nguyện thi hành trước khi cưỡng chế là 49 việc, số việc cưỡng chế thành công là 487 việc9 tháng năm 2016 ra quyết định cưỡng chế 364 vụ (có huy động lực lượng liên ngành 132 vụ). Số việc đương sự tự nguyện thi hành trước khi cưỡng chế là 79 việc, số việc cưỡng chế thành công là 285 việc.

 
Đ/c Lê Quang Tiến - Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Lê Hồng Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự Thành phố, Trưởng đoàn kiểm tra số 2 đã ghi nhận và biểu dương Cục Thi hành án dân sự  về kết quả thi hành án đạt tốt, thi hành xong cao hơn năm trước cả về việc và về giá trị, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu công tác, đồng thời chia sẻ với những khó khăn vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự, đồng tình với các đề xuất kiến nghị của Cục Thi hành án dân sự Thành phố. Về những hạn chế, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cho rằng, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cũng còn hạn chế ( còn thiều 8 % về việc và 13% về giá trị so với chỉ tiêu giao); Tỷ lệ thi hành án tín dụng ngân hàng thấp v.v vẫn còn phải rất nỗ lực mới có thể hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Về phương hướng nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí Trưởng đoàn kiểm tra cho rằng,, Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội cần lựa chọn, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện khâu đột phá và tập trung chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm đột phá của các cơ quan Thi hành án dân sự toàn Thành phố. Về số lượng các vụ việc tồn đọng từ hơn 10 năm, Cục Thi hành án dân sự cần thống kê, rà soát kỹ, phân loại các án tồn đọng, tìm nguyên nhân, chủ động giải quyết, nếu khó khăn thì vấn đề nào thuộc thành phố thì báo cáo Thành phố, vấn đề nào thuộc thẩm quyền của Trung ương thì báo cáo Tổng cục Thi hành án dân sự có hướng giải quyết dứt điểm. Đối với nhóm việc thi hành án liên quan đến tín dụng ngân hàng (chiếm 7% về việc và 72% về giá trị trên tổng số phải thi hành toàn Thành phố) phải nghiên cứu, thống nhất với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố tham mưu giải quyết sớm, báo cáo đề xuất Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự Thành phố. Trong thời gian tới Cục Thi hành án dân sự cần tiếp tục tổ chức thực hiện tốt cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống thi hành án dân sự với cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, đặc biệt là tăng cường phối hợp liên ngành để giải quyết các khó khăn, vướng mắc và cố gắng, chủ động hơn trong phối hợp cưỡng chế thi hành án dân sự, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội, Bộ Tư pháp giao.

 

 
Cơ quan Thi hành án dân sự hai cấp tập trung làm tốt chức năng, nhiệm vụ, các quy định của Luật Thi hành án dân sự. Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng mối quan hệ phối hợp với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan Thi hành án hình sự hai cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội và các cơ quan có liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự; thực hiện tốt quy chế phối hợp mà các bên đã ký kết; Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về công tác thi hành án dân sự. Kịp thời quán triệt các văn bản pháp luật, các hướng dẫn về công tác thi hành án dân sự cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự trên địa bàn. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật,  nhất là Luật Thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan tới mọi tầng lớp nhân dân theo hướng hiệu quả, thiết thực với nội dung cụ thể, hình thức phong phú, phương pháp phù hợp với từng địa bàn và từng đối tượng, nhằm nâng cao nhận thức, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác thi hành án dân sự./.
Đàm Thị Kiều Oanh

Các tin khác
Các tin đã đưa ngày: