Sign In

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC CỦA BAN CHỈ ĐẠO THI HÀNH ÁN NĂM 2022

13/12/2022

Chiều ngày 08/12/2022, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh năm 2022; triển khai công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính năm 2023. Chủ trì Hội nghị đồng chí: Lâm Minh Thành, Chủ tịch tỉnh Kiên Giang – Trưởng Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh, lãnh đạo Cục, các phòng chuyên môn thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh, các đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND huyện và lãnh đạo Chi cục huyện, thành phố trực thuộc tỉnh cùng tham dự Hội nghị.
 
        Đồng chí Lâm Minh Thành phát biểu khai mạc Hội nghị về công tác hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS tỉnh Kiên Giang có nhiều giải pháp đổi mới đột phá phát huy được tinh thần tập thể của các thành viên Ban chỉ đạo THA cho ý kiến giải quyết nhiều vụ án khó khăn phức tạp. Công tác THADS hoạt động đi vào thực chất hơn đã thi hành vượt chỉ tiêu Bộ Tư pháp giao.
        Từ nội dung và chương trình hội nghị được đưa ra tôi tuyên bố khai mạc hội nghị tổng kết kế hoạch của Ban chỉ đạo THADS năm 2022 triển khai công tác THADS và theo dõi THAHC năm 2023.
- Đồng chí Nguyễn Văn Vũ, Cục trưởng cục Thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang - Phó Ban Chỉ đạo Thi hành án triển khai báo cáo dự thảo của Ban Chỉ đạo năm 2022 về các mặt công tác hoạt động của Ban Chỉ đạo trong một năm thực hiện nhiệm vụ.
         Ban Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung Quy chế làm việc, tổ chức họp 02 cuộc xem xét giải quyết 05 vụ việc thi hành án có khó khăn, vướng mắc và họp tổng kết Công tác năm 2021. Qua đó đã hỗ trơ các địa phương giải quyết hiệu quả những vụ việc khó khăn, vướng mắc góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hánh dân sự, thi hành an hành chính năm 2022.
         Kết quả chỉ đạo phối hợp liên ngành: Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh tổ chức họp liên ngành 04 cuộc, đưa ra xem xét 44 vụ việc thi hành án có vướng mắc, khó thi hành do Phòng nghiệp vụ của Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự cấp huyện xin ý kiến, đã thống nhất ý kiến chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của liên ngành xử lý xong 32/44 vụ việc đạt 73%.
        - Đồng chí Nguyễn Văn Lâm – Phó Cục trưởng, Cục Thi hành án dân sự tỉnh triển khai tóm tắt báo cáo tổng kết công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 của Cục Thi hành án dân sự Kiên Giang qua một năm công tác thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự giao trong năm.
Hội nghị tổng kết công tác hoạt động BCĐ Thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang
       - Đồng chí Trịnh Thanh Vũ – Phó Cục trưởng, Cục Thi hành án dân sự tỉnh báo cáotổng kết công tác theo dõi thi hành án hành chính năm 2022.
         Kết thúc Hội nghị đồng chí Lâm Minh Thành chỉ đạo các thành viên Ban Chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
         Qua một buổi làm việc với tinh thần khẩn trương, đầy tránh nhiệm, các đồng chí nghe đại diện lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh thông qua các báo cáo tổng kết Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự 2 cấp năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023; báo cáo tổng kết công tác thi hành án dân sự năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023 và báo cáo kết quả thi hành án hành chính năm 2022, qua thảo luận có nhiều ý kiến đóng góp. Tôi đề nghị Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh tiếp thu và nghiên cứu đưa vào kế hoạch thực hiện năm 2023.
        Tôi rất vui mừng nhận thấy ngành Thi hành án dân sự của chúng ta ngày càng lớn mạnh trên tất cả các mặt công tác, về cơ sở vật chất, tổ chức, đạo đức, năng lực cán bộ, kết quả Thi hành án dân sự đạt và vượt chỉ tiêu Tổng cục, Bộ Tư pháp giao,…. đáp ứng yêu cầu của Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân đối với cán bộ ngành Thi hành án dân sự tỉnh ta.
        Năm 2022 là năm đầu thực hiện chỉ thị 11 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác Thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án chính trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; qua các báo cáo tổng kết công tác của Cục Thi hành án dân sự vừa thông qua tôi rất hài lòng vì các đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Quốc hội, Bộ Tư pháp và Tổng Cục Thi hành án dân sự giao, là một trong một số tỉnh, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc năm 2022 trong cả nước. Đây cũng là năm Thứ 3 liên tiếp các đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
      - Hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS 2 cấp: Ban chỉ đạo THADS 2 cấp luôn  được kiện toàn. Trong năm đã đưa ra xin ý kiến nhiều vụ việc do vướn chính sách an sinh xã hội, do đương sự chống đối quyết liệt và chưa có chổ ở khác, đang lập thủ tục khảo sát, đo đạt lại diện tích, một số việc liên quan đến cưỡng chế ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị của địa phương; thành viên Ban chỉ đạo thể hiện tốt vai trò trách nhiệm của mình phối hợp tốt với ngành Thi hành án dân sự kịp thời phản ảnh tình hình chuyên một thuộc lĩnh vực của ngành quản lý.
      - Công tác THAHC luôn được quan tâm thực hiện, kịp thời làm việc với UBND cấp huyện có án hành chính; phối hợp tốt giữa cơ quan THADS với Tòa án nhân dân cùng cấp trong việc chuyển giao các bản án, quyết định hành chính có hiệu lực pháp luật; thường xuyên theo dõi, kịp thời đôn đốc, nhắc nhở thi hành và đưa ra khỏi danh sách những vụ việc thi hành xong.
      - Công tác THADS năm qua rất nặng nề, khó khăn, phức tạp, chúng ta phải thi hành 20.352 việc, trong đó có điều kiện là 14.647 việc, tương ứng với số tiền phải thi hành là hơn 3.405 tỷ đồng, có điều kiện thi hành hơn 2.015 tỷ đồng. Với lực lượng cán bộ, công chức của ngành còn ít, chúng ta đã nổ lực, cố gắng thi hành xong được 12.056 việc, tăng 546 việc (tăng 4,99%, so với năm 2021); đạt đến 82,31% (tăng 3,37%, so với năm 2021), vượt 0,81% so với chỉ tiêu của Tổng cục giao; về tiền thi hành xong được 1.165 tỷ đồng (tăng 374 tỷ, tăng 47,30% so với năm 2021); đạt tỉ lệ 57,79% (tăng 9,9%, so với năm 2021), vượt so với chỉ tiêu của Tổng cục giao là 17,69%. Các chỉ tiêu khác đều đạt và vượt như: án thu hồi cho ngân sách Nhà nước; án tín dụng ngân hàng; án thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trong thi hành án. Chất lượng thi hành án khá tốt, cơ bản không sai phạm, thực chất và bền vững hơn.
Bên cạnh kết quả đạt được nhưng qua báo cáo nhận thấy còn một số hạn chế như sau:
      - Hoạt động của các thành viên ban chỉ đạo chưa đồng điều, công tác phối hợp liên ngành chưa tốt còn nhiều vụ việc có ý kiến Ban chỉ đạo nhưng chưa giải quyết xong, án hành chính còn phát sinh và nhiều vụ việc chưa giải quyết được.
     - Kết quả THADS, kết quả thi hành án tín dụng, ngân hàng, án thu ngân sách nhà nước, xử lý tìm tài sản tang vật, tiền do trại giam chuyển đến tồn đọng nhiều năm chưa xử lý dứt điểm.
      - Kết quả theo dõi THAHC và việc tổ chức THAHC của UBND các huyện còn nhiều hạn chế.
      - Công tác theo dõi thi hành án hành chính của cơ quan thi hành án dân sự còn mang tính thụ động do chỉ có thẩm quyền theo dõi, nhắc nhở, kiến nghị. Có vụ việc UBND chậm trả lời việc thi hành án, làm cho quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chưa được đảm bảo vẫn đến bức xúc, khiếu nại.
      - Tình trạng khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều tăng so cùng kỳ năm 2021. Tất nhiên khiếu nại tố cáo có đúng, có sai, nhưng khiếu nại tố cáo nhiều là không tốt, chứng tỏ chúng ta chưa làm tốt công tác dân vận, còn nhiều sai sót trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
      - Một số đồng chí lãnh đạo còn hạn chế về phương pháp lãnh đạo chưa sâu sát quyết liệt, chưa nắm chắc tình hình hoạt động của cấp dưới, chưa phối hợp tốt với chính quyền, đoàn thể ở cơ sở về công tác dân vận trong thi hành án dân sự.
      - Chấp hành viên chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm, hồ sơ còn để chậm tổ chức thi hành án; chậm xác minh điều kiện thi hành án của đương sự; chưa kịp thời kê biên tài sản để thi hành án; một số Chi cục phối hợp với Tòa án lục Bản án, quyết định chưa hiệu quả. Nhiều vụ việc kê biên có tranh chấp chờ Tòa án xét xử Chi cục, Chấp hành viên chưa kịp thời đôn đốc nhắc nhỡ.
      - Mặc dù ngành đã ký nhiều Quy chế phối hợp trong công tác THADS; song có lúc, có nơi hiệu quả công tác phối hợp chưa thực sự cao, một số Chi cục vẫn thiếu chủ động trong phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan.
       Năm 2023, ngành Thi hành án dân sự tỉnh tiếp tục hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nhiệm vụ Quốc hội, Bộ Tư pháp giao, tiếp tục là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong cả nước. Các đồng chí lãnh đạo phải dũng cảm, kiên quyết và sáng tạo, phương pháp làm việc năng động, nhưng chắc chắn, quyết liệt, sâu sát, hiệu quả cần tập trung một số nhiệm vụ trọng tân sau:
       - Cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính, tạo sự chuyển biến tích cực và mạnh mẽ về nhận thức của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, đặc biệt là các cơ quan, người có thẩm quyền trong việc chỉ đạo thi hành và nghiêm chỉnh chấp hành thi hành án hành chính. Các cơ quan có thẩm quyền cần nâng cao chất lượng đảm bảo việc ban hành các quyết định hành chính, hành vi hành chính tuân thủ đúng pháp luật, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh khiếu kiện như đất đai, xây dựng, xử lý vi phạm hành chính….Đối với chủ tịch UBND cấp huyện cần quan tâm chỉ đạo xác công tác THADS trên địa bàn; chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp trong công tác THADS và thực hiện tốt chức năng Trưởng Ban chỉ đạo THADS cấp mình.
       - Cục, Chi cục phải tăng cường phối hợp với các ngành có liên quan trong công tác THADS, nhất là Viện kiểm sát, Tòa án, Công an, Tài nguyên môi trường để đẩy nhanh tiến độ thi hành những vụ khó khăn phức tạp. Chú ý những vụ án lớn, án các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
       - Tiếp tục theo dõi đôn đốc UBND cấp huyện tổ chức thi hành dứt điểm các bản án, quyết định hành chính có nội dung buộc thi hành.
        - Đối với những vụ đã bán đấu giá thành thì phải giao được cho người mua trúng đấu giá.
       - Các vụ đã được Trưởng Ban chỉ đạo THADS chỉ đạo giải quyết thì phải tổ chức thi hành nghiêm, dứt điểm.
       - Phấn đấu làm giảm đơn, thư khiếu nại tố cáo, làm giảm sai phạm của Chấp hành viên, công chức trong lực lượng THADS.
       - Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, coi đây là giải pháp đột phá thay đổi lề lối làm việc, bảo đảm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, góp phần rút ngắn thời gian thi hành án, nêu cao tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp.
       - Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên ngành Thi hành án dân sự bảo đảm tư tưởng cán bộ công chức phải trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước, vì dân phục vụ, trong công tác phải chắc chắn đúng luật, ngay thẳng, kiên quyết, rõ ràng trong thi hành án; Sáng tạo, linh hoạt trong phương pháp làm việc, nghiêm minh trong xử lý vi phạm cán bộ và công tác tài chính, kế toán; xây dựng ngành Thi hành án trong sạch,vững mạnh, xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ Thi hành án dân sự trong xã hội chúng ta.
 
                                                                                            Ảnh: Mộng Thùy
                                                                                      Người viết bài: Mộng Thùy
 
 

 

Các tin khác
Các tin đã đưa ngày: