Những bất cập trong thi hành Luật Phá sản 2014 nhìn từ góc độ thi hành án
(19/01/2017)
Ngày 19/6/2014, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua Luật Phá sản 2014, Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, thay thế cho Luật Phá sản 2004. Theo đó, Luật Phá sản 2014 gồm 14 chương, 133 điều, so với Luật Phá sản 2004 thì Luật phá sản 2014 có nhiều nội dung trong đó liên quan đến thi hành án có 02 điểm mới quan trọng sau:
Luật Thi hành án dân sự còn nhiều bất cập, cần được hướng dẫn cục thể
(27/10/2016)
Luật thi hành án dân sự (THADS) năm 2008, được sửa đổi bổ sung năm 2014. Là căn cứ để đưa các Bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền ra thi hành theo pháp luật qui định. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đạo luật này còn vướng mắc, chưa thống nhất, có nhiều cách hiểu và áp dụng vào thực tiễn còn khác nhau chưa chính thống, dẫn đến phát sinh khiếu nại tố cáo trong THADS. Đến nay chưa có văn bản hướng dẫn thi hành.
Bàn về vấn đề thỏa thuận thi hành án dân sự ảnh hưởng đến quyền, lợi ịch hợp pháp của người thứ ba
(14/09/2016)
Tại Điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự (THADS) đã quy định: Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định đình chỉ thi hành án trong trường hợp: “Đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba”. Đồng thời, Khoản 4 Điều 54 Luật THADS đã quy định việc thỏa thuận chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho người thứ ba. Theo đó, việc xác định người thứ ba trong các trường hợp trên đã có một số ý kiến và quan điểm khác nhau.
Một số vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong pháp luật thi hành án dân sự trên cơ sở rà soát Bộ luật dân sự năm 2015
(08/09/2016)
Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2015 (BLDS) đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII ngày 24-11-2015, gồm 27 chương, 689 điều. Trong điều kiện hiện nay, khi bên cạnh BLDS đã và đang tồn tại ngày càng nhiều các đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động đặc thù như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật hôn nhân và gia đình, Luật Thi hành án dân sự… Như vậy, trong mối quan hệ với các luật chuyên ngành, BLDS đứng ở vị trí trung tâm với tư cách là luật gốc. Trên cơ sở đạo luật gốc này, qua quá trình rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong thi hành án dân sự, có một số vấn đề trong pháp luật thi hành án dân sự cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Kê biên quyền sử dụng đất mang tên người được thi hành án để đảm bảo thi hành nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án
(17/08/2016)
Tại khoản 3 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự quy định một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án đó là “Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ”. Trong đó, việc cưỡng chế kê biên Quyền sử dụng đất được quy định từ Điều 110 đến Điều 113 Luật Thi hành án dân sự. Trong thực tế thì giấy tờ về quyền sử dụng đất được kê biên có thể mang tên người phải thi hành án hoặc người khác với điều kiện quyền sử dụng đất là của người phải thi hành án. Tuy nhiên, trong trường hợp quyền sử dụng đất đang do người phải thi hành án sử dụng, chưa chuyển quyền sở hữu sử dụng tại Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất và vẫn mang tên người được thi hành án thì quá trình kê biên gặp khó khăn và giữa các cơ quan hữu quan còn có nhiều quan điểm xử lý khác nhau.
Những quy định mới của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 với công tác thi hành án dân sự
(29/07/2016)
Bộ luật TTDS năm 2015 được thông qua chứa đựng nhiều điểm mới, tiến bộ như bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, hoàn thiện hơn quy trình tố tụng, quyền và nghĩa vụ của đương sự được quy định rõ ràng, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đảm bảo tính thực tế, đương sự phát huy được quyền đưa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình, bảo đảm quyền tranh luận tại phiên toà, qua đó các quyền con người, quyền công dân trong pháp luật tố tụng dân sự được đảm bảo theo đúng với tinh thần của Hiến pháp năm 2013.
Một số vấn đề cần lưu ý khi ký hợp đồng bán đấu giá tài sản thi hành án
(28/04/2016)
Bán đấu giá tài sản thi hành án là một giai đoạn tương đối khó khăn và mất rất nhiều thời gian trong quá trình giải quyết án của Chấp hành viên. Việc bán đấu giá tài sản thi hành án đuợc quy định cụ thể tại Điều 101 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Điều 27 Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
Một số vấn đề về thủ tục rút gọn theo Quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
(14/04/2016)
Thủ tục rút gọn là một trong những thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự. Khi áp dụng thủ tuc rút gọn sẽ rút ngắn được đáng kể thời hạn điều tra, truy tố và xét xử nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu về xử lý tội phạm, góp phần thiết thực vào cuộc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm nói chung. Thủ tục rút gọn đã xác lập cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quvết nhanh chóng một số lượng lớn các vụ án về tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ đơn giản, rõ ràng; rút ngắn điều tra, truy tố xét xử thời gian, góp phần hạn chế lượng án tồn đọng hàng năm tại các cơ quan tiến hành tố tụng ở các địa phương. Với những quy định tiến bộ và ý nghĩa của thủ tục rút gọn, lẽ ra thủ tục rút gọn phải được áp dụng triệt để và thường xuyên. Nhưng ở nhiều địa phương thì thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự hầu như đã bị bỏ quên.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do các quy định về thủ tục rút gọn của BLTTHS hiện hành còn có những hạn chế, bất cập. Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập đó, BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng trong các quy định về thủ tục rút gọn. Cụ thể là:
Quy định về người tham gia tố tụng trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và đề xuất hoàn thiện
(14/04/2016)
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (sau đây được viết tắt là BLTTHS năm 2003) đã dành Chương IV với 15 điều từ Điều 48 đến Điều 62 quy định về người tham gia tố tụng (sau đây được viết tắt là NTGTT). Việc quy định cụ thể từng tư cách tham gia tố tụng, quyền, nghĩa vụ của từng chủ thể đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Tuy nhiên, qua thời gian áp dụng, chế định NTGTT trong BLTTHS năm 2003 đã tồn tại những vướng mắc, bất cập nhất định, đòi hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
Chính vì vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sau đây được viết tắt là BLTTHS năm 2015) được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực ngày 01/7/2016 đã quy định NTGTT tại các Chương IV, V gồm 30 điều từ Điều 55 đến Điều 84 với nhiều sửa đổi, bổ sung, quy định mới về diện NTGTT, quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể… Những quy định mới này đã đề cao quyền con người, quyền trong dân trong suốt quá trình tố tụng và kết hợp việc bảo vệ quyền của NTGTT với tính hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Bên cạnh những ưu điểm bên trên, quy định về NTGTT của BLTTHS năm 2015 còn tồn tại một số hạn chế, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện chế định này.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin nêu lên một vài sửa đổi, bổ sung cơ bản về NTGTT trong BLTTHS năm 2015; nêu lên một vài bất cập và đề xuất hoàn thiện chế định này.