Ngày 28/5/2019, Cục trưởng Cục THADS tỉnh đã ký quyết định Ban hành Bảng tiêu chí chấm điểm đối với công chức, người lao động các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Lạng Sơn. Theo đó, Bảng tiêu chí chấm điểm đối với công chức, người lao động các cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Lạng Sơn áp dụng kể từ ngày 01/7/2019. Tính đến thời điểm này là tròn 1 tháng áp dụng. Một số đơn vị đã tổ chức cho công chức, người lao động tự chấm điểm kết quả công tác tháng 7/2019.
Với mong muốn, việc triển khai, tổ chức thực hiện Bảng chấm điểm được nghiêm túc, thống nhất từ Cục THADS tỉnh đến Chi cục THADS cấp huyện, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Cục, Phòng Tổ chức cán bộ chuẩn bị nội dung để thông tin đến các đơn vị quá trình xây dựng Bảng chấm điểm, đồng thời hướng dẫn, thống nhất trong các đơn vị cách thức tổ chức thực hiện.
Lý do ban hành Bảng chấm điểm xuất phát từ yêu cầu thực tế. Đó là: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng công tác cán bộ, trong đó đặc biệt chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị; công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ đảng viên, công chức; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và trong các cơ quan hành chính nhà nước; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và việc chấp hành kỷ luật kỷ cương hành chính. Tuy vậy, trong các cơ quan THADS tỉnh Lạng Sơn, chất lượng công chức còn hạn chế, còn có công chức chưa chuyên tâm với công việc, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn còn sai sót, kỷ luật, kỷ cương công vụ có phần bị buông lỏng. Công tác đánh giá công chức, người lao động chưa phản ánh đúng thực chất, còn tình trạng cảm tính, nể nang.
Để triển khai thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về quản lý đảng viên, công chức, Cục THADS tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc ban hành và triển khai thực hiện Bảng tiêu chí chấm điểm đối với công chức, người lao động.
Mục đích của việc ban hành Bảng chấm điểm không chỉ nhằm quản lý, giám sát công chức, người lao động thường xuyên. Mà kết quả chấm điểm còn là một trong những căn cứ để bình xét khen thưởng, đánh giá công chức, người lao động hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Có thể nói, Bảng chấm điểm là công cụ để thủ trưởng các đơn vị quản lý, đánh giá công chức, người lao động. Bảng chấm điểm đã mô tả tương đối đầy đủ các vị trí công việc trong đơn vị. Việc triển khai thực hiện nghiêm túc, thống nhất Bảng tiêu chí chấm điểm sẽ nâng cao được ý thức, trách nhiệm của công chức, người lao động trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương và trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Đồng thời, đảm bảo sự công bằng, từ đó có tác dụng khuyến khích, tạo động lực để công chức, người lao động phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.
Việc xây dựng Bảng chấm điểm được chỉ đạo thực hiện từ đầu năm 2019, có thời gian để tham khảo, tìm hiểu, lấy ý kiến, sửa đổi, bổ sung, nói chung, tiến hành khá thận trọng. Trong tháng 3/2019, đã xây dựng xong bản dự thảo và tổ chức lấy ý kiến toàn thể công chức, người lao động 2 lần. Sau khi thống nhất trong cấp ủy, lãnh đạo chủ chốt, toàn thể Chi bộ Cục THADS tỉnh, ngày 28/5/2019, Cục trưởng đã ký ban hành. Theo đó, Bảng chấm điểm được thực hiện từ ngày 01/7/2019.
Bảng chấm điểm gồm 3 phần. Cụ thể:
Phần A: Những tiêu chí chung, gồm các mục lớn: Chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ, nội quy, quy chế cơ quan; tác phong, lề lối làm việc; tinh thần phối hợp trong công tác; thái độ làm việc, tiếp túc với nhân dân; tinh thần học tập, rèn luyện; tham gia công tác thi đua, hoạt động đoàn thể; thực hiện ý kiến chỉ đạo, điều hành của cấp trên, kết luận thanh, kiểm tra.
Phần B: Tiêu chí thực hiện nhiệm vụ cụ thể đối với từng chức danh, gồm các vị trí công việc: Một là: Chấp hành viên; hai là: TTV, thư ký, chuyên viên, cán sự giúp việc CHV; ba là: công chức làm công tác tham mưu, tổng hợp báo cáo, TĐKT và các công tác khác; bốn là: Kế toán, thống kê, thủ kho, thủ quỹ; năm là: Văn thư, lưu trữ; sáu là: Lái xe, nhân viên bảo vệ, nhân viên phục vụ.
Phần C là trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị.
Phần A và B quy định điểm chuẩn và điểm trừ. Phần C chỉ có điểm trừ.
Các tiêu chí và điểm thưởng, điểm trừ sẽ được bổ sung, sửa đổi phù hợp với yêu cầu công việc theo từng thời điểm, từng giai đoạn khác nhau.
Điểm chuẩn là 200 điểm. Trong đó: Phần A: 150 điểm, phần B: 50 điểm (mỗi công chức, ứng với chức danh, vị trí công việc đang đảm nhiệm có 50 điểm chuẩn). Điểm thưởng và điểm trừ là không giới hạn, do đó không quy định điểm tối đa và điểm tối thiểu.
Cách tính điểm như sau: Tổng điểm = điểm chuẩn + (tổng điểm thưởng) – (tổng điểm trừ).
Việc đánh giá chấm điểm thông qua các kênh sau: Công tác giám sát của Thủ trưởng đơn vị, của công chức cơ quan; Kết quả kiểm tra, giám sát của Cục THADS tỉnh; kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan khác có liên quan; qua phản ánh của nhân dân, của các cơ quan đến liên hệ làm việc, liên hệ công tác; qua theo dõi thông tin trên điện thoại, mạng xã hội như zalo, facebook…
Bảng chấm điểm được thực hiện hàng tháng, quý, năm. Cụ thể:
Cuối mỗi tháng, c
Cuối mỗi quý, công chức, người lao động tự chấm điểm (theo Phụ lục 02); các trưởng phòng, Chi cục trưởng tổ chức cuộc họp toàn thể công chức, người lao động trong đơn vị thảo luận, đóng góp ý kiến về việc tự chấm điểm của các thành viên. Sau đó, đối với các Chi cục, Chi cục trưởng quyết định chấm điểm cho công chức, người lao động trong đơn vị, gửi kết quả chấm điểm về Cục THADS tỉnh để tổng hợp, theo dõi chung, đồng thời gửi Bảng tự chấm điểm của Chi cục trưởng và biên bản họp chấm điểm của đơn vị để Cục trưởng chấm điểm. Đối với các phòng, sau khi họp, đóng góp ý kiến, gửi bảng tự chấm điểm của công chức, người lao động và biên bản họp phòng về Phòng Tổ chức cán bộ để tổng hợp, báo cáo Cục trưởng quyết định chấm điểm cho toàn thể công chức, người lao động trong Cục THADS tỉnh.
Yêu cầu đối với việc triển khai, thực hiện Bảng chấm điểm phải đảm bảo sự nghiêm túc, thống nhất, công bằng giữa các phòng, các đơn vị. Mỗi phòng, mỗi Chi cục có thể có cách thức theo dõi, giám sát khác nhau nhưng phải đảm bảo sự nghiêm túc và công bằng.
Để thực hiện hiệu quả Bảng chấm điểm, thứ nhất các đ/c trưởng phòng, Chi cục trưởng phải quán triệt đến toàn thể công chức trong phòng, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên để động viên, nhắc nhở công chức. Đồng thời, phải là tấm gương, gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện.
Thứ hai là phân công công việc trong phòng, trong Chi cục phải hợp lý, khoa học, tránh phân công cảm tính, không công bằng, dẫn tới đánh giá không đúng. Đồng thời, phân công 01 lãnh đạo đơn vị theo dõi việc thực hiện chấm điểm, có thể lập sổ giấy hoặc theo dõi trên máy vi tính.
Thứ ba là đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở công chức trong đơn vị về việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, kỷ luật công vụ, thái độ phục vụ nhân dân.
Thứ tư là lấy tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc làm thước đo để đánh giá, tránh máy móc, rập khuôn. Khi chấm điểm phải xem xét 1 cách toàn diện các nguyên nhân khách quan, chủ quan, ý thức trách nhiệm, mức độ phức tạp công việc ... Ví dự như: đến muộn nhưng có lý do thì không bị trừ điểm; báo cáo muộn so với thời gian quy định nhưng do cấp trên triển khai quá gấp hoặc nhậm được văn bản yêu cầu muộn thì cũng phải xem xét.
Thứ năm là từ thực tiễn, kết quả thực hiện Bảng chấm điểm, tham mưu cho lãnh đạo Cục sửa đổi, bổ sung Bảng chấm điểm cho phù hợp. Đồng thời, tiếp tục tham mưu các biện pháp để quản lý công chức, người lao động.
Mục đích cuối cùng của việc triển khai thực hiện bảng chấm điểm là để công chức, người lao động nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng công việc, xây dựng môi trường công sở chuyên nghiệp, hiệu quả, hướng tới hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, tạo được niềm tin cho người dân.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị thông tin đến Phòng Tổ chức cán bộ để được giải đáp, hướng dẫn.
Rất mong thủ trưởng các đơn vị quan tâm chỉ đạo thực hiện và tích cực đóng góp ý kiến để Bảng chấm điểm được hoàn thiện hơn, đạt được mục đích ban đầu đề ra.
Theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Phòng TCCB