Yêu cầu tuyên bố vô hiệu giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án
Theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệunếu có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Tuy nhiên, một số Tòa án đã từ chối thụ lý hoặc chậm thụ lý vì cho rằng Bộ luật tố tụng dân sự không quy định cụ thể trường hợp này.Vậy, có mâu thuẫn giữa Luật Thi hành án dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự không ?
Gửi bởi
Văn Thị Tâm Hồng
Thứ tự thanh toán tiền thi hành án?
Theo quyết định của Bản án dân sự sơ thẩm số 59/2016/DSST ngày 05/4/2016 của TAND thị xã P, tỉnh V đã quyết định buộc ông A phải trả cho tôi số tiền 700.000.000 đồng; đồng thời bản án cũng tuyên tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 15/2016/QĐ – BPKCTT ngày 10/02/2016 về việc kê biên quyền sử dụng đất của ông A tại thị xã P, tỉnh V để đảm bảo thi hành án cho tôi. Ngày 16/6/2016, tôi có đơn yêu cầu thi hành án; ngày 20/6/2016, cơ quan thi hành án dân sự thị xã P đã ra Quyết định thi hành án số 105/QĐ-THA theo đúng nội dung bản án đã tuyên. Ngày 28/7/2016, Chấp hành viên đã làm thủ tục thẩm định giá, bán đấu giá quyền sử dụng đất của ông A tại thị xã P, tỉnh V để thi hành án (tài sản TAND thị xã P đã áp dụng biện pháp KCTT theo bản án của tôi). Hiện nay, cơ quan thi hành án dân sự đã bán xong tài sản và đã thu được tiền. Nhưng Chấp hành viên cho tôi biết, ngoài tôi ra, ông A còn phải thi hành nghĩa vụ trả cho 03 người khác theo các bản án, quyết định khác của TAND thị xã P, với tổng số tiền là 2.500.000.000 đồng và cơ quan thi hành án dân sự thị xã P cũng đã ra các quyết định thi hành án cho thi hành số tiền 2.500.000.000 đồng nêu trên trước khi tôi có đơn yêu cầu thi hành án nên phải tính toán, phân chia tiền thi hành án cho những người này.
Hỏi: Trong trường hợp trên thì tôi có được ưu tiên thanh toán từ số tiền thu được từ việc bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất của ông A tại thị xã P, tỉnh V hay không? Căn cứ vào quy định pháp luật nào?
Gửi bởi
Nguyễn Văn Việt
Việc ra quyết định thi hành án chủ động
Xin cho biết trong trường hợp trong một bản án có nhiều người phải thi hành án nhiều khoản chủ động khác nhau thì cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho các khoản thuộc diện chủ động thi hành án đối với mỗi người phải thi hành án hay ra một quyết định thi hành án cho mỗi khoản thuộc diện chủ động đối với mỗi người phải thi hành án?
Gửi bởi
Hoàng Thu Thủy
Về nghĩa vụ kê khai điều kiện thi hành án
Tôi là người được thi hành án theo Bản án của Tòa án nhân dân huyện B. Theo tôi được biết thì pháp luật có quy định người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình và khi tiến hành xác minh, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án.
Theo tôi, quy định này sẽ gây rất nhiều khó khăn trong việc tiến hành xác minh của cơ quan thi hành án vì người phải thi hành án luôn tìm cách trốn tránh nghĩa vụ thi hành án;việc yêu cầu họ kê khai, cung cấp thông tin trung thực về các tài sản của mình là không thể thực hiện. Việc này liệu có làm ảnh hưởng đến việc thi hành án và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôi hay không? Nếu người phải thi hành án không kê khai hoặc kê khai không trung thực thì làm thế nào để quyền của tôi vẫn được bảo vệ?
Gửi bởi
Hoàng Thu Thủy