Ghi chép biểu mẫu thống kê thi hành án dân sự

16/04/2009

Thống kê thi hành án dân sự có một ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý, điều hành và triển khai kế hoạch công tác của cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Do đó, đảm bảo tính chính xác trong ghi chép biểu mẫu thống kê luôn là một yêu cầu bức xúc được đặt ra. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu cách ghi chép đối với một số biểu mẫu thống kê thi hành án dân sự mang tính chất điển hình.



Biểu mẫu thống kê về việc

1. Ý nghĩa

Biểu mẫu thống kê về việc được sử dụng để phản ánh số lượng việc thi hành án của một Chấp hành viên, một đơn vị thi hành án trong kỳ báo cáo, năm báo cáo. Việc thi hành án được tính theo quyết định thi hành án, một quyết định thi hành án được tính là một việc thi hành án. Biểu mẫu thống kê việc thi hành bao gồm biểu mẫu chủ động, biểu mẫu theo đơn yêu cầu thi hành án và biểu mẫu mang tính chất tổng hợp.

Biểu mẫu thống kê việc chủ động thi hành án phản ánh hoạt động thi hành án của Chấp hành viên, đơn vị thi hành án khi tổ chức thi hành các quyết định thi hành án chủ động theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh thi hành án dân sự;

Biểu mẫu thống kê việc theo đơn phản ánh hoạt động thi hành án của Chấp hành viên, đơn vị thi hành khi tổ chức thi hành các quyết định thi hành án chủ động theo quy định tại Điều 23 Pháp lệnh thi hành án dân sự;

Biểu mẫu thống kê việc tổng hợp phản ánh toàn bộ hoạt động thi hành án của Chấp hành viên, của mỗi đơn vị thi hành án khi tổ chức thi hành các quyết định thi hành án chủ động và theo đơn.

2. Ghi chép biểu mẫu thống kê về việc

2.1. Trang thứ nhất

2.1.1. Ghi chép đối với phần chung

2.1.1.1. Đối với biểu mẫu báo cáo thống kê về việc dùng cho Chấp hành viên.

Kỳ báo cáo, là phần phía dưới tên của biểu mẫu, Chấp hành viên ghi rõ là biểu báo cáo 1 tháng, 2 tháng,.... Ví dụ: 1 tháng/năm 2008 hay 3 tháng/năm 2008...

Đơn vị báo cáo: ghi  họ, tên Chấp hành viên. Ví dụ:  Nguyễn Văn A;

Đơn vị nhận báo cáo ghi cơ quan Thi hành án dân sự nơi Chấp hành viên đang công tác. Chấp hành viên phải ghi rõ tên cơ quan Thi hành án nơi mình đang công tác. Ví dụ: Thi hành án dân sự thành phố Hải Phòng hoặc Thi hành án dân sự quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng...;

Ngày nhận báo cáo, là ngày mà đơn vị nhận báo cáo nhận được báo cáo thống kê do đơn vị báo cáo gửi, phần này do đơn vị nhận báo cáo ghi;

Họ tên, chữ ký người lập biểu: Người lập biểu trong trường hợp này là Chấp hành viên (Chấp hành viên vừa là người báo cáo, vừa là người lập biểu).

Biểu mẫu báo cáo phải được Trưởng thi hành án dân sự nơi Chấp hành viên công tác kiểm tra, ký và đóng dấu xác nhận.

2.1.1.2. Đối với biểu mẫu báo cáo thống kê việc thi hành án dân sự dùng cho cơ quan thi hành án.

Kỳ báo cáo, là phần phía dưới tên của biểu mẫu ghi rõ là biểu báo cáo 1 tháng, 2 tháng,.... Ví dụ: 1 tháng/năm 2005 hay 3 tháng/năm 2005...

Đơn vị báo cáo, là Thi hành án dân sự cấp huyện, Thi hành án dân sự cấp tỉnh. Ví dụ: Thi hành án dân sự quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hoặc Thi hành án dân sự tỉnh Hà Nam...;

Đơn vị nhận báo cáo, là nơi nhận báo cáo thống kê thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án gửi đến theo quy định. Ví dụ: Thi hành án dân sự tỉnh Hoà Bình hoặc Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hoà Bình...

Ngày nhận báo cáo, là ngày mà đơn vị nhận báo cáo nhận được báo cáo thống kê do đơn vị báo cáo gửi, phần này do đơn vị nhận báo cáo ghi;

Họ tên, chữ ký người lập biểu do cán bộ được phân công làm công tác thống kê ghi (người lập biểu có thể là Chấp hành viên hoặc cán bộ thi hành án). Người lập biểu phải ký và ghi rõ họ tên;

Biểu mẫu báo cáo thống kê thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự phải được Trưởng thi hành án dân sự kiểm tra, ký và đóng dấu của cơ quan thi hành án.

2.2.2. Ghi chép nội dung.

Biểu mẫu thống kê thi hành án dân sự về việc được cấu tạo từ một trang đến ba trang, trang thứ nhất phản ánh tổng hợp về các chỉ tiêu thi hành án dân sự; trang thứ hai và trang thứ ba là trang được sử dụng để phân tích một số chỉ tiêu tổng hợp tại trang thứ nhất. Do đó, khi ghi chép biểu mẫu thống kê về việc có rất nhiều cách ghi chép khác nhau, tuỳ thuộc vào việc Chấp hành viên, cán bộ tổng hợp thống kê sử dụng cách thức ghi chép bằng máy tính hay bằng tay. Ở đây chỉ giới thiệu việc ghi chép biểu mẫu bằng tay, sau đó, trên cơ sở những nguyên lý chung, Chấp hành viên, cán bộ tổng hợp thống kê sẽ sử dụng máy tính để tính toán và ghi chép.

2.2.2.1. Các nội dung cần ghi chép.

Ghi chép nội dung của biểu mẫu thống kê việc là phản ánh kết quả hoạt động của Chấp hành viên, đơn vị thi hành án bằng số liệu cụ thể theo các các chỉ tiêu về việc được quy định trong mẫu. Các chỉ tiêu cần ghi chép để phản ánh kết quả hoạt động thi hành án bao gồm các chỉ tiêu về khối lượng công việc, biện pháp nghiệp vụ thực hiện, quan hệ tỷ lệ giữa một số chỉ tiêu.

- Số thụ lý;

- Số năm trước chuyển sang;

- Số thụ lý mới;

- Số uỷ thác;

- Số phải thi hành;

- Số có điều kiện thi hành;

- Số thi hành xong;

- Số xong hoàn toàn;

- Số thi hành đều;

- Số đình chỉ thi hành;

- Số đang giải quyết;

- Số thi hành dở dang;

- Số chưa thi hành được;

- Số chưa có điều kiện thi hành;

- Số hoãn thi hành án;

- Số tạm đình chỉ thi hành;

- Lý do khác;

- Tỷ lệ;

- Tỷ lệ giữa số có điều kiện thi hành/ Số phải thi hành;

- Tỷ lệ giữa số thi hành xong/ Số có điều kiện thi hành;

- Dân sự trong hình sự;

- Dân sự;

- Hôn nhân, gia đình;

- Kinh tế;

- Lao động;

- Hành chính;

- Phá sản;

- Các loại việc khác.

2.2.2.2.  Cách ghi chép và tính toán.

Khi ghi chép biểu mẫu thống kê về việc, Chấp hành viên và cán bộ làm công tác tổng hợp thống kê tiến hành ghi chép các kết quả thực hiện công việc của bằng số vào các chỉ tiêu tương ứng được quy định trong biểu mẫu. Trước khi thực hiện việc ghi chép, Chấp hành viên, cán bộ thống kê phải rà soát lại nguồn số liệu, tính toán cụ thể theo các chỉ tiêu đã nêu trên, sau đó mới tiến hành việc ghi chép để đảm bảo chính xác. Khi thực hiện việc ghi chép, Chấp hành viên thực hiện việc ghi chép từ các chỉ tiêu cụ thể trước, sau đó mới tính toán và ghi chép các chỉ tiêu tổng hợp. Ở đây, chúng tôi giới thiệu việc ghi chép đối với Biểu mẫu số 05 – TK/THA.T1 làm mẫu. Các biểu mẫu khác nguyên lý tính toán và cách ghi chép tương tự biểu mẫu này.

- Số năm trước chuyển sang.

Số năm trước chuyển sang ghi lần lượt từ trái qua phải, bắt đầu chỉ tiêu dân sự trong hình sự cho đến hết, trừ cột tổng số. Thứ tự như sau: dân sự trong hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động, hành chính, phá sản, các loại việc khác. Các chỉ tiêu khác ghi tương tự chỉ tiêu này. Cụ thể:

- Số thụ lý mới.

Ghi dân sự trong hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động, hành chính, phá sản, các loại việc khác;

- Xong hoàn toàn.

Ghi dân sự trong hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động, hành chính, phá sản, các loại việc khác;

- Thi hành đều.

Ghi dân sự trong hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động, hành chính, phá sản, các loại việc khác;

- Đình chỉ thi hành án.

Ghi dân sự trong hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động, hành chính, phá sản, các loại việc khác;

- Thi hành dở dang.

Ghi dân sự trong hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động, hành chính, phá sản, các loại việc khác;

- Chưa thi hành được.

Ghi dân sự trong hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động, hành chính, phá sản, các loại việc khác;

- Hoãn thi hành án.

Ghi dân sự trong hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động, hành chính, phá sản, các loại việc khác;

- Tạm đình chỉ thi hành án.

Ghi dân sự trong hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động, hành chính, phá sản, các loại việc khác;

- Trả đơn yêu cầu thi hành án.

Ghi dân sự trong hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động, hành chính, phá sản, các loại việc khác;

- Lý do khác.

Ghi dân sự trong hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động, hành chính, phá sản, các loại việc khác.

Sau khi ghi chép xong các chỉ tiêu nêu trên, thì tiến hành ghi chép đối với các chỉ tiêu ở cột tổng số. Trước khi ghi chép cột tổng số, Chấp hành viên tiến hành tổng hợp số liệu từ các chỉ tiêu ở dòng tương ứng như đã nêu ở trên. Cách tính như sau:

- Số năm trước chuyển sang

Số năm trước chuyển sang  = dân sự trong hình sự + dân sự + hôn nhân gia đình + kinh tế + lao động + hành chính + phá sản + các loại việc khác.

- Số thụ lý mới

Số thụ lý mới = dân sự trong hình sự + dân sự + hôn nhân gia đình + kinh tế + lao động + hành chính + phá sản + các loại việc khác.

- Xong hoàn toàn

Xong hoàn toàn = dân sự trong hình sự + dân sự + hôn nhân gia đình + kinh tế + lao động + hành chính + phá sản + các loại việc khác.

- Thi hành đều

Thi hành đều = dân sự trong hình sự + dân sự + hôn nhân gia đình + kinh tế + lao động + hành chính + phá sản + các loại việc khác.

- Đình chỉ thi hành án

Đình chỉ thi hành án = dân sự trong hình sự + dân sự + hôn nhân gia đình + kinh tế + lao động + hành chính + phá sản + các loại việc khác.

- Thi hành dở dang

Thi hành dở dang = dân sự trong hình sự + dân sự + hôn nhân gia đình + kinh tế + lao động + hành chính + phá sản + các loại việc khác.

- Chưa thi hành được

Chưa thi hành được = dân sự trong hình sự + dân sự + hôn nhân gia đình + kinh tế + lao động + hành chính + phá sản + các loại việc khác.

- Hoãn thi hành án

Hoãn thi hành án = dân sự trong hình sự + dân sự + hôn nhân gia đình + kinh tế + lao động + hành chính + phá sản + các loại việc khác.

- Tạm đình chỉ thi hành án

Tạm đình chỉ thi hành án = dân sự trong hình sự + dân sự + hôn nhân gia đình + kinh tế + lao động + hành chính + phá sản + các loại việc khác.

- Trả đơn yêu cầu thi hành án

Trả đơn yêu cầu thi hành án = dân sự trong hình sự + dân sự + hôn nhân gia đình + kinh tế + lao động + hành chính + phá sản + các loại việc khác.

- Lý do khác

Lý do khác = dân sự trong hình sự + dân sự + hôn nhân gia đình + kinh tế + lao động + hành chính + phá sản + các loại việc khác.

Sau khi tính toán xong, việc ghi chép cột tổng số sẽ được tiến hành từ trên xuống dưới, bắt đầu từ ô Số năm trước chuyển sang, tiếp đó đến số thụ lý mới, xong hoàn toàn, thi hành đều, đình chỉ thi hành án, thi hành dở dang, chưa thi hành được, hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, trả đơn yêu cầu thi hành án, lý do khác.

Để hoàn chỉnh việc ghi chép tại trang 1 của Biểu số 05 – TK/THA.T1, Chấp hành viên, cán bộ tổng hợp thống kê tiếp tục tính toán và hoàn chỉnh những chỉ tiêu còn lại theo trình tự như sau:

- Số uỷ thác.

Số uỷ thác được ghi, tính toán tương tự như ở trên;

- Tổng số thụ lý.

Việc tính toán ghi chép Tổng số thụ lý được thực hiện bằng 2 cách:

Cách thứ nhất, tính toán và ghi chép cho cả dòng từ cột tổng số cho đến cột các loại việc khác. Cụ thể:

Tổng số thụ lý, dân sự trong hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động, hành chính, phá sản, các loại việc khác. Cách tính như sau:

Tổng số thụ lý = Tổng số năm trước chuyển sang + Tổng số thụ lý mới;

Tổng số thụ lý dân sự trong hình sự = Số dân sự trong hình sự năm trước chuyển sang + Số dân sự trong hình sự thụ lý mới;

Tổng số thụ lý dân sự = Số việc dân sự năm trước chuyển sang + Số việc dân sự thụ lý mới…cho đến loại việc khác.

Cách thứ hai, trừ lại cột Tổng số thụ lý, Chấp hành viên, cán bộ tổng hợp thống kê thực hiện việc tính toán và ghi chép bắt đầu từ cột Tổng số việc dân sự trong hình sự. Sau đó mới tính toán và ghi Tổng số thụ lý. Lúc này:

Tổng số thụ lý = dân sự trong hình sự + dân sự + hôn nhân gia đình + kinh tế + lao động + hành chính + phá sản + các loại việc khác.

- Tổng số phải thi hành.

Tổng số phải thi hành là hiệu số giữa các chỉ tiêu ở dòng Tổng số thụ lý với các chỉ tiêu ở dòng uỷ thác:

Tổng số phải thi hành = Tổng số thụ lý - Tổng số uỷ thác

Cách tính này được thực hiện cho tất cả các chỉ tiêu ở dòng Tổng số phải thi hành.

- Số thi hành xong.

Việc tính toán, ghi chép Số thi hành xong tương tự việc ghi chép Tổng số thụ lý. Cụ thể:

Số Thi hành xong = Xong hoàn toàn + Thi hành đều + Đình chỉ thi hành án.

Việc tính toán này được áp dụng cho tất cả các chỉ tiêu ở dòng Số thi hành xong, từ Tổng số thi hành xong cho đến các số thi hành xong các loại việc khác .

- Số đang giải quyết.

Ghi chép và tính toán tương tự Số thi hành xong.

Số đang giải quyết  = Thi hành dở dang +  Chưa thi hành được.

Việc tính toán này được áp dụng cho tất cả các chỉ tiêu ở dòng Số đang giải quyết, từ Tổng số đang giải quyết cho đến số đang giải quyết các loại việc khác.

-  Số có điều kiện thi hành.

Số có điều kiện thi hành là tổng số của Số thi hành xong và Số đang giải quyết hoặc tổng của Xong hoàn toàn, thi hành đều, đình chỉ thi hành án, thi hành dở dang, chưa thi hành:

+ Số có điều kiện thi hành = Số thi hành xong + Đang giải quyết, hoặc

+ Số có điều kiện = Xong hoàn toàn + Thi hành đều + đình chỉ thi hành án + Thi hành dở dang + Chưa thi hành.

- Số chưa có điều kiện.

Số chưa có điều kiện thi hành là hiệu của chỉ tiêu Tổng số phải thi hành với chỉ tiêu Số có điều kiện hoặc bằng tổng của các chỉ tiêu Hoãn thi hành án, Tạm đình chỉ thi hành án, Trả đơn yêu cầu thi hành án, Lý do khác:

+ Số chưa có điều kiện = Tổng số phải thi hành - Số có điều kiện, hoặc

+ Số chưa có điều kiện = Hoãn thi hành án + Tạm đình chỉ thi hành án + Trả đơn yêu cầu thi hành án + Lý do khác.

- Tỷ lệ giữa Số có điều kiện/Tổng số phải thi hành.

Là chỉ những chỉ tiêu phản ảnh mối quan hệ tỷ lệ giữa Số có điều kiện thi hành án với Tổng số việc phải thi hành, cách tính như sau:

Tỷ lệ giữa Số có điều kiện/Tổng số phải thi hành = Số có điều kiện/Tổng số phải thi hành x 100

- Tỷ lệ giữa Số thi hành xong/Số có điều kiện.

Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa Số thi hành xong với Số có điều kiện thi hành.

Tỷ lệ giữa Số thi hành xong/Số có điều kiện = Số thi hành xong/Số có điều kiện x 100.

Sau khi tính toán xong các chỉ tiêu như đã nêu trên, Chấp hành viên, cán bộ tổng hợp thống kê tiến hành rà soát, kiểm tra lại lần cuối và tiến hành ghi các số liệu đã tính toán được vào biểu thống kê.

Trường hợp sử dụng máy tính để làm việc, thì chỉ cần ghi các chỉ tiêu nhỏ, còn phần tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu lớn do máy tính tự  động làm, chỉ cần đặt công thức tính toán là đủ.

Để hoàn chỉnh toàn bộ các trang của Biểu mẫu 05-TK/THA.T1 theo đúng quy định, Chấp hành viên, cán bộ thống kê tiếp tục hoàn chỉnh các trang còn lại của biểu mẫu này. Phần ghi chép ở trang thứ hai, thứ ba phần lớn là các chỉ tiêu để đánh giá, phân tích các chỉ tiêu tổng hợp nêu tại trang thứ nhất.

2.2. Trang thứ hai

Cách ghi chép, tính toán ở trang thứ hai cũng tương tự như ở trang thứ nhất, tiến hành ghi chép đối với các chỉ tiêu cụ thể, sau đó tính toán để ghi chép các chỉ tiêu tổng hợp.

2.2.1. Các nội dung cần ghi chép

2.2.1.1. Chỉ tiêu tạm đình chỉ.

Chỉ tiêu tạm đình chỉ bao gồm các chỉ tiêu phản ánh số việc cơ quan Thi hành án tạm đình chỉ, việc Toà án tạm đình chỉ, việc Viện kiểm sát tạm đình chỉ. Cụ thể:

- Cơ quan Thi hành án tạm đình chỉ;

- Toà án tạm đình chỉ, chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu sau:

  Xét xử giám đốc thẩm và chấp nhận toàn bộ kháng nghị;

  Xét xử giám đốc thẩm và chấp nhận một phần kháng nghị;

  Xét xử giám đốc thẩm và bác toàn bộ kháng nghị;

  Rút kháng nghị.

- Viện Kiểm sát tạm đình chỉ, chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu sau:

· Xét xử giám đốc thẩm và chấp nhận toàn bộ kháng nghị;

· Xét xử giám đốc thẩm và chấp nhận một phần kháng nghị;

· Xét xử giám đốc thẩm và bác toàn bộ kháng nghị;

· Rút kháng nghị.

2.2.1.2. Chỉ tiêu hoãn thi hành án

Chỉ tiêu hoãn thi hành án phản ánh số việc cơ quan Thi hành án đã ra quyết định hoãn thi hành án theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh thi hành án dân sự, bao gồm:

- Cơ quan Thi hành án hoãn, chỉ tiêu này bao gồm:

· Hoãn theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 26 (Người phải thi hành án ốm nặng hoặc chưa xác định được nơi cư trú hoặc vì lý do chính đáng khác không thể thực hiện được nghĩa vụ, mà theo bản án, quyết định người đó phải tự mình thực hiện);

· Hoãn theo quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 26 (Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn việc thi hành);

· Hoãn theo quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 26 (Người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên);

· Hoãn theo quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 26 (Có tranh chấp về tài sản kê biên theo quy định tại Khoản 5 Điều 41 của Pháp lệnh này mà đang được Toà án thụ lý, giải quyết);

- Toà án yêu cầu hoãn, chỉ tiêu này bao gồm:

· Yêu cầu hoãn sau đó có kháng nghị;

· Yêu cầu hoãn sau đó không có kháng nghị và có văn bản thông báo cho cơ quan Thi hành án biết;

· Yêu cầu hoãn sau đó không có kháng nghị và không có văn bản thông báo cho cơ quan Thi hành án biết;

- Viện Kiểm sát yêu cầu hoãn

· Yêu cầu hoãn sau đó có kháng nghị;

· Yêu cầu hoãn sau đó không có kháng nghị và có văn bản thông báo cho cơ quan Thi hành án biết;

· Yêu cầu hoãn sau đó không có kháng nghị và không có văn bản thông báo cho cơ quan Thi hành án biết;

2.2.1.3. Lý do khác

Chỉ tiêu này phản ánh các yếu tố khác dẫn tới việc bản án, quyết định chậm được tổ chức thi hành mà không thuộc các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án. Chỉ tiêu này bao gồm:

- Án tuyên không rõ;

- Chưa thống nhất ý kiến;

- Tài sản kê biên, phải giao chưa xử lý được;

- Tạm ngừng thi hành án để giải quyết khiếu nại.

2.2.2. Cách ghi chép

Việc ghi chép được thực hiện như cách ghi chép ở trang thứ nhất, ghi chép từ những chỉ tiêu cụ thể, sau đó tính toán, tổng hợp thành các chỉ tiêu tổng hợp. Cụ thể:

2.2.2.1. Tạm đình chỉ

- Chỉ tiêu Viện kiểm sát chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần, bác kháng nghị, rút kháng nghị, sau đó tổng hợp thành chỉ tiêu Viện kiểm sát tạm đình chỉ.

Viện Kiểm sát tạm đình chỉ = Chấp nhận toàn bộ + chấp nhận một phần + bác kháng nghị + rút kháng nghị

- Chỉ tiêu Toà án tạm đình chỉ, tương tự như Viện kiểm sát tạm đình chỉ;

- Chỉ tiêu Thi hành án tạm đình chỉ.

- Sau khi tính toán, ghi chép các chỉ tiêu trên, thì tổng hợp để ghi chỉ tiêu tạm đình chỉ.

Tạm đình chỉ = Thi hành án tạm đình chỉ + Toà án tạm đình chỉ + Viện kiểm sát tạm đình chỉ.

Lưu ý: Chỉ tiêu tạm đình chỉ ở trang thứ hai luôn luôn bằng chỉ tiêu tạm đình chỉ đã phản ánh ở trang thứ nhất.

2.2.2.2. Hoãn thi hành án

- Chỉ tiêu Viện kiểm sát yêu cầu hoãn, sau đó có kháng nghị, không có kháng nghị và không có văn bản tả lời, không có kháng nghị nhưng có văn bản thông báo cho cơ quan thi hành án biết.

Viện Kiểm sát yêu cầu hoãn = Có kháng nghị + Có văn bản trả lời + Không có văn bản trả lời;

- Chỉ tiêu Toà án yêu cầu hoãn, tương tự chỉ tiêu Viện kiểm sát yêu cầu hoãn;

- Chỉ tiêu Cơ quan thi hành án hoãn, ghi lần lượt hoãn theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 26 cho đến hoãn theo điểm d Khoản 1 Điều 26:

Cơ quan Thi hành án hoãn = Hoãn theo điểm a, Khoản 1, Điều 26 + hoãn theo điểm b, Khoản 1, Điều 26 + hoãn theo điểm c, Khoản 1, Điều 26 + hoãn theo điểm d, Khoản 1, Điều 26.

Sau khi đã thực hiện các bước trên, tiếp tục tính để ghi chỉ tiêu tổng hợp hoãn.

Hoãn thi hành án = Cơ quan Thi hành án hoãn + Toà án yêu cầu hoãn + Viện Kiểm sát yêu cầu hoãn.

Lưu ý: Chỉ tiêu hoãn thi hành án ở trang thứ hai luôn luôn bằng chỉ tiêu hoãn thi hành án tại trang thứ nhất.

2.2.2.3. Chỉ tiêu lý do khác

Ghi lần lượt, các chỉ tiêu án tuyên không rõ, chưa thống nhất ý kiến, tài sản kê biên hoặc phải giao chưa xử lý được, tạm ngừng thi hành án để giải quyết khiếu nại. Sau khi ghi xong tiến hành tính toán, tổng hợp để ghi chỉ tiêu lý do khác.

Lý do khác = Án tuyên không rõ + chưa thống nhất ý kiến + tài sản kê biên hoặc phải giao chưa xử lý được + tạm ngừng thi hành án để giải quyết khiếu nại.

Lưu ý: Chỉ tiêu lý do khác ở trang thứ hai luôn luôn bằng chỉ tiêu lý do khác tại trang thứ nhất.

2.3. Trang thứ ba

2.3.1. Nội dung cần ghi chép

2.3.1.1. Chỉ tiêu số việc thi hành xong hoàn toàn

Chỉ tiêu này phân tích chỉ tiêu Xong hoàn toàn tại trang thứ nhất, nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của hoạt động thi hành án. Nội dung ghi chép của chỉ tiêu này bao gồm:

- Chỉ tiêu thực hiện xong nội dung quyết định thi hành án (Cơ quan Thi hành án tổ chức thi hành xong trên thực tế các quyền, nghĩa vụ theo nội dung quyết định thi hành án). Nội dung ghi chép của chỉ tiêu này gồm các chỉ tiêu cụ thể sau:

· Xong do tự nguyện thi hành án;

· Xong do cưỡng chế thi hành án;

- Chỉ tiêu xong do miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. Đối với chỉ tiêu việc, chỉ có số liệu về miễn, còn giảm thì chưa xong về việc để thống kê vào chỉ tiêu này.

Ngoài ra, theo quy định, thì tất cả những việc thi hành án được tổ chức thi hành xong một phần, phần còn lại được giải quyết bằng các biện pháp khác như trả đơn, uỷ thác…, thì coi như việc thi hành xong, cơ quan thi hành án sẽ thống kê vào mục này mà không thống kê vào các mục khác.

2.3.1.2. Chỉ tiêu đình chỉ thi hành án

Chỉ tiêu này phân tích cụ thể chỉ tiêu đình chỉ thi hành án tại trang thứ nhất nhằm đánh giá năng lực và xác định trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án trong việc đình chỉ thi hành án dân sự. Nội dung ghi chép chỉ tiêu này bao gồm:

- Đình chỉ theo Khoản 1, Điều 28 (Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc nghĩa vụ thi hành án không được chuyển giao cho người thừa kế theo quy định của pháp luật);

- Đình chỉ theo Khoản 2, Điều 28 (Người được thi hành án chết mà quyền và lợi ích theo bản án, quyết định không được thừa kế);

- Đình chỉ theo Khoản 3, Điều 28 (Người được thi hành án có văn bản từ bỏ quyền và lợi ích mà họ được hưởng  theo bản án, quyết định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác);

- Đình chỉ theo Khoản 4, Điều 28 (Người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật, nghĩa vụ không được chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác);

- Đình chỉ theo Khoản 5, Điều 28 (Người phải thi hành án bị Toà án tuyên bố phá sản. Trong trường hợp này, quyền và nghĩa vụ thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản);

- Đình chỉ theo Khoản 6, Điều 28 (Có quyết định miễn thi hành án theo quy định tại Điều 32 của Pháp lệnh thi hành án dân sự);

- Đình chỉ theo Khoản 7, Điều 28 (Bản án, quyết định bị Toà án  có thẩm quyền huỷ bỏ);

- Đình chỉ theo Khoản 8, Điều 28 (Thời hiệu yêu cầu thi hành án đã hết).

Tương ứng với mỗi chỉ tiêu này, khi ghi chép số liệu phản ánh chỉ tiêu, Chấp hành viên, cán bộ thống kê sẽ ghi cụ thể các nội dung là đúng, sai và tổng số theo mỗi chỉ tiêu đình chỉ.

2.3.1.2. Ghi chép

-  Chỉ tiêu xong hoàn toàn

Việc ghi chép đối với chỉ tiêu này được thực hiện lần lượt từ xong do tự nguyện, xong do cưỡng chế, miễn nghĩa vụ thi hành án.

Số việc thi hành xong hoàn toàn = Xong do tự nguyện + xong do cưỡng chế + xong do miễn nghĩa vụ thi hành án.

- Chỉ tiêu đình chỉ thi hành án

Việc ghi chép đối với chỉ tiêu này được thực hiện lần lượt từ trên xuống, từ phải qua trái và chỉ thực hiện với hai cột là đình chỉ sai, đình chỉ đúng. Sau khi ghi xong 2 cột đình chỉ sai, đình chỉ đúng mới tính toán để ghi vào cột số lượng và ghi vào cột tổng hợp.

+ Số lượng đình chỉ theo Khoản 1, Điều 28 = Đình chỉ đúng theo Khoản 1, Điều 28 + Đình chỉ sai theo Khoản 1, Điều 28;

+ ………………………..

+ Số lượng đình chỉ theo Khoản 8, Điều 28 = Đình chỉ đúng theo Khoản 8, Điều 28 + Đình chỉ sai theo Khoản 8, Điều 28.

Sau khi đã tính toán số lượng của tất cả các chỉ tiêu đình chỉ, tiến hành tính toán để ghi vào chỉ tiêu đình chỉ tổng hợp.

Đình chỉ thi hành án = Số lượng đình chỉ theo Khoản 1, Điều 28 + Số lượng đình chỉ theo Khoản 2, Điều 28 +  Số lượng đình chỉ theo Khoản 3, Điều 28 + Số lượng đình chỉ theo Khoản 4, Điều 28 +  Số lượng đình chỉ theo Khoản 5, Điều 28 + Số lượng đình chỉ theo Khoản 6, Điều 28 + Số lượng đình chỉ theo Khoản 7, Điều 28 + Số lượng đình chỉ theo Khoản 8, Điều 28 .

Biểu mẫu thống kê về giá trị

1. Ý nghĩa

Biểu mẫu thống kê về giá trị phản ánh số lượng tiền và giá trị tài sản Chấp hành viên, đơn vị thi hành án phải thực hiện, kết quả thực hiện tại các kỳ báo cáo, năm báo cáo. Biểu mẫu thống kê về giá trị bao gồm biểu thống kê giá trị chủ động, biểu mẫu thống kê giá trị theo đơn và biểu mẫu tổng hợp.

Biểu mẫu thống kê giá trị chủ động, phản ánh hoạt động thi hành án đối với những quyết định thi hành án chủ động theo Điều 22 Pháp lệnh thi hành án dân sự;

Biểu mẫu thống kê theo đơn phản ánh hoạt động của Chấp hành viên, đơn vị thi hành án trong việc tổ chức thi hành đối với các khoản tiền, tài sản trong các bản án, quyết định của Toà án thuộc diện cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định theo đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án, người phải thi hành án theo quy định tại điều 23 Pháp lệnh thi hành án dân sự.

Biểu mẫu thống kê tổng hợp phản ánh tổng hợp hoạt động tổ chức thi hành án về tiền, giá trị tài sản của Chấp hành viên và đơn vị thi hành án cả về chủ động và theo đơn yêu cầu thi hành án.

2. Ghi chép biểu mẫu thống kê về giá trị

2.1. Trang thứ nhất

2.1.1. Ghi chép đối với phần chung.

2.1.1.1. Đối với biểu mẫu báo cáo thống kê về việc dùng cho Chấp hành viên.

Kỳ báo cáo, là phần phía dưới tên của biểu mẫu, Chấp hành viên ghi rõ là biểu báo cáo 1 tháng, 2 tháng, .... Ví dụ: 1 tháng/năm 2008 hay 3 tháng/năm 2008...

Đơn vị báo cáo: ghi  họ, tên Chấp hành viên. Ví dụ:  Nguyễn Văn A;

Đơn vị nhận báo cáo ghi cơ quan Thi hành án dân sự nơi Chấp hành viên đang công tác. Chấp hành viên phải ghi rõ tên cơ quan Thi hành án nơi mình đang công tác. Ví dụ: Thi hành án dân sự thành phố Hải Phòng hoặc Thi hành án dân sự quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng...;

Ngày nhận báo cáo, là ngày mà đơn vị nhận báo cáo nhận được báo cáo thống kê do đơn vị báo cáo gửi, phần này do đơn vị nhận báo cáo ghi;

Họ tên, chữ  ký người lập biểu: Người lập biểu trong trường hợp này là Chấp hành viên (Chấp hành viên vừa là người báo cáo, vừa là người lập biểu).

Biểu mẫu báo cáo phải được Trưởng thi hành án dân sự nơi Chấp hành viên công tác kiểm tra, ký và đóng dấu xác nhận.

2.1.1.2. Đối với biểu mẫu báo cáo thống kê việc thi hành án dân sự dùng cho cơ quan thi hành án.

Kỳ báo cáo, là phần phía dưới tên của biểu mẫu ghi rõ là biểu báo cáo 1 tháng, 2 tháng, .... Ví dụ: 1 tháng/năm 2005 hay 3 tháng/năm 2005...

Đơn vị báo cáo, là Thi hành án dân sự cấp huyện, Thi hành án dân sự cấp tỉnh. Ví dụ: Thi hành án dân sự quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hoặc Thi hành án dân sự tỉnh Hà Nam...;

Đơn vị nhận báo cáo, là nơi nhận báo cáo thống kê thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án gửi đến theo quy định. Ví dụ: Thi hành án dân sự tỉnh Hoà Bình hoặc Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hoà Bình...

Ngày nhận báo cáo, là ngày mà đơn vị nhận báo cáo nhận được báo cáo thống kê do đơn vị báo cáo gửi, phần này do đơn vị nhận báo cáo ghi;

Họ tên, chữ  ký người lập biểu do cán bộ được phân công làm công tác thống kê ghi (người lập biểu có thể là Chấp hành viên  hoặc cán bộ thi hành án). Người lập biểu phải ký và ghi rõ họ tên;

Biểu mẫu báo cáo thống kê thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự phải được Trưởng thi hành án dân sự  kiểm tra, ký và đóng dấu của cơ quan thi hành án.

2.1.2. Ghi chép nội dung.

Biểu mẫu thống kê thi hành án dân sự về giá trị được cấu tạo từ một trang đến hai trang, trang thứ nhất phản ánh tổng hợp về các chỉ tiêu thi hành án dân sự về giá trị; trang thứ hai là trang được sử dụng để phân tích một số chỉ tiêu tổng hợp về giá trị tại trang thứ nhất. Do đó, khi ghi chép biểu mẫu thống kê về giá trị có rất nhiều cách ghi chép khác nhau, tuỳ thuộc vào việc Chấp hành viên, cán bộ tổng hợp thống kê sử dụng cách thức ghi chép bằng máy tính hay bằng tay. Chúng tôi nêu cách ghi chép Biểu mẫu tổng hợp giá trị số 06 – TK/THA.T1 làm mẫu, việc ghi chép các biểu giá trị khác tương tự cách ghi biểu mẫu này.

2.1.2. 1. Các nội dung cần ghi chép.

Ghi chép nội dung của biểu mẫu thống kê giá trị là việc  phản ánh kết quả hoạt động của Chấp hành viên, đơn vị thi hành án bằng số liệu cụ thể theo các các chỉ tiêu được quy định trong mẫu thống kê về giá trị. Các chỉ tiêu cần ghi chép để phản ánh kết quả hoạt động thi hành án bao gồm các chỉ tiêu về khối lượng tiền, giá trị tài sản, biện pháp nghiệp vụ thực hiện, quan hệ tỷ lệ giữa một số chỉ tiêu về giá trị.

- Tổng số giá trị thụ lý;

- Số giá trị năm trước chuyển sang;

- Số giá trị thụ lý mới;

- Số giá trị uỷ thác;

- Tổng số giá trị phải thi hành;

- Số giá trị có điều kiện thi hành;

- Số giá trị thi hành xong;

- Số giá trị miễn, giảm thi hành án;

- Số giá trị đình chỉ thi hành án;

- Số giá trị chưa thi hành;

- Số giá trị chưa có điều kiện thi hành;

- Số giá trị hoãn thi hành;

- Số giá trị tạm đình chỉ thi hành;

- Số giá trị trả đơn yêu cầu thi hành án;

- Số giá trị lý do khác;

- Tỷ lệ về giá trị;

- Tỷ lệ giữa số giá trị có điều kiện thi hành/Tổng số giá trị phải thi hành;

- Tỷ lệ giữa số giá trị thi hành xong (số thực thu)/Số giá trị có điều kiện thi hành;

- Tiền;

- Tài sản;

- Tổng cộng tiền và tài sản.

2.1.2. 2. Cách ghi chép và tính toán.

Khi ghi chép biểu mẫu về giá trị, cũng như ghi chép biểu mẫu thống kê về việc, Chấp hành viên và cán bộ làm công tác tổng hợp thống kê tiến hành ghi chép các kết quả thực hiện công việc của mình bằng số vào các chỉ tiêu tương ứng được quy định trong biểu mẫu. Trước khi thực hiện việc ghi chép, Chấp hành viên, cán bộ thống kê phải rà soát lại nguồn số liệu, tính toán cụ thể theo các chỉ tiêu đã nêu trên, sau đó mới tiến hành việc ghi chép để đảm bảo chính xác. Khi thực hiện việc ghi chép, Chấp hành viên thực hiện việc ghi chép từ các chỉ tiêu cụ thể trước, sau đó mới tính toán và ghi chép các chỉ tiêu tổng hợp.

- Số năm trước chuyển sang.

Số năm trước chuyển sang ghi lần lượt từ phải quá trái, bắt đầu chỉ tiêu phản ánh số liệu về tiền, tiếp đến số liệu chỉ tiêu phản ánh giá trị tài sản do Chấp hành viên, đơn vị thi hành án xử lý trong một kỳ báo cáo, năm báo cáo.

- Số thụ lý mới.

Ghi tiền, tài sản.

- Số thi hành xong  (số thực thu).

Ghi tiền, tài sản.

- Số miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.

Ghi tiền (trong miễn, giảm thi hành án dân sự không có miễn, giảm về tài sản. Ví dụ có tài sản thì phải xử lý để thi hành án).

- Đình chỉ thi hành án.

Ghi tiền, tài sản.

- Chưa thi hành được.

Ghi tiền, tài sản.

- Hoãn thi hành án.

Ghi tiền, tài sản.

- Tạm đình chỉ thi hành án.

Ghi tiền, tài sản.

- Trả đơn yêu cầu thi hành án.

Ghi tiền, tài sản.

- Lý do khác.

Ghi tiền, tài sản.

Sau khi ghi chép xong các chỉ tiêu nêu trên, thì tiến hành ghi chép đối với các chỉ tiêu ở cột tổng số. Trước khi ghi chép cột tổng số, Chấp hành viên tiến hành tổng hợp số liệu từ các chỉ tiêu ở dòng tương ứng như đã nêu ở trên. Cách tính như sau:

- Tổng số năm trước chuyển sang.

Tổng số năm trước chuyển sang = Tiền + Tài sản.

- Tổng số thụ lý mới.

Tổng số thụ lý mới = Tiền + Tài sản.

- Tổng số thi hành xong  (số thực thu).

Tổng số thi hành xong = Tiền + Tài sản.

- Tổng số miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.

Tổng số miễn, giảm thi hành án = Tiền

- Tổng số đình chỉ thi hành án.

Tổng số đình chỉ thi hành án = Tiền + Tài sản.

- Tổng số chưa thi hành được.

Tổng số chưa thi hành = Tiền + Tài sản.

- Tổng số hoãn thi hành án.

Tổng số hoãn = Tiền + Tài sản.

- Tổng số tạm đình chỉ thi hành án.

Tổng số tạm đình chỉ = Tiền + Tài sản.

- Tổng số trả đơn yêu cầu thi hành án.

Tổng số trả đơn yêu cầu thi hành án = Tiền + Tài sản.

- Tổng số lý do khác.

Tổng số lý do khác = Tiền + Tài sản.

Sau khi tính toán xong, việc ghi chép cột tổng số (cột Cộng) sẽ được tiến hành từ trên xuống dưới, bắt đầu từ ô Số năm trước chuyển sang, tiếp đó đến số thụ lý mới, uỷ thác thi hành án, thi hành xong, đình chỉ thi hành án, chưa thi hành được, hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, trả đơn yêu cầu thi hành án, lý do khác.

Để hoàn chỉnh việc ghi chép tại trang 1 của Biểu số 06 – TK/THA.T1, Chấp hành viên, cán bộ tổng hợp thống kê tiếp tục tính toán và hoàn chỉnh những chỉ tiêu còn lại theo trình tự như sau:

- Số  giá trị uỷ thác.

Số uỷ thác được ghi, tính toán tương tự như ở trên;

- Tổng số giá trị thụ lý.

Việc tính toán ghi chép Tổng số giá trị thụ lý được thực hiện bằng 2 cách:

Cách thứ nhất, tính toán và ghi chép cho cả dòng từ cột Tổng số giá trị, Tổng số tiền, Tổng số tài sản cho đến cột các loại việc khác. Cụ thể:

Tổng số giá trị thụ lý = Tổng số giá trị năm trước chuyển sang + Tổng số giá trị thụ lý mới;

Tổng số tiền thụ lý  = Số tiền năm trước chuyển sang + Số tiền thụ lý mới;

Tổng số tài sản thụ lý = Số tài sản năm trước chuyển sang + Số tài sản lý mới.

Cách thứ hai, trừ lại cột Tổng số giá trị thụ lý, Chấp hành viên, cán bộ tổng hợp thống kê thực hiện việc tính toán và ghi chép bắt đầu từ cột Tổng số tiền, Tổng số tài sản. Sau đó mới tính toán và ghi Tổng số giá trị thụ lý. Lúc này:

Tổng số giá thụ lý = Tổng số tiền thụ lý + Tổng số giá trị tài sản thụ lý.

- Tổng số giá trị phải thi hành.

Tổng số giá trị phải thi hành là hiệu số giữa các chỉ tiêu ở dòng Tổng số giá trị thụ lý với các chỉ tiêu giá trị ở dòng uỷ thác:

Tổng số giá trị phải thi hành = Tổng số giá trị thụ lý - Tổng số giá trị uỷ thác, hoặc:

Tổng số giá trị phải thi hành = Số giá trị có điều kiện thi hành + Số giá trị chưa có điều kiện thi hành, hoặc:

Tổng số giá trị phải thi hành = Số giá trị thi hành xong + Số giá trị miễn, giảm thi hành án + số giá trị đình chỉ thi hành án + Số giá trị chưa thi hành + Số giá trị hoãn thi hành án + Số giá trị tạm đình chỉ + Số giá trị trả đơn yêu cầu thi hành án + Số giá trị lý do khác.

Cách tính này được thực hiện cho tất cả các chỉ tiêu ở dòng Tổng số giá trị phải thi hành;

-  Số giá trị có điều kiện thi hành.

Số giá trị có điều kiện thi hành là tổng số của Số thi hành xong, số miễn, giảm thi hành án, số đình chỉ thi hành án, số chưa thi hành:

Số giá trị có điều kiện thi hành = Số giá trị thi hành xong (thực thu) + Số giá trị miễn, giảm thi hành án + Số giá trị đình chỉ thi hành án + Số giá trị chưa thi hành, hoặc:

Số giá trị có điều kiện thi hành = Tổng số giá trị phải thi hành - Số giá trị chưa có điều kiện thi hành…

- Số giá trị chưa có điều kiện.

Số giá trị chưa có điều kiện thi hành là hiệu của chỉ tiêu Tổng số giá trị phải thi hành với chỉ tiêu Số giá trị có điều kiện hoặc bằng tổng của các chỉ tiêu giá trị Hoãn thi hành án, Tạm đình chỉ thi hành án, Trả đơn yêu cầu thi hành án, Lý do khác:

+ Số giá trị chưa có điều kiện = Tổng số giá trị phải thi hành - Số giá trị có điều kiện, hoặc:

+ Số giá trị chưa có điều kiện = Số giá trị hoãn thi hành án + Số giá trị  tạm đình chỉ thi hành án + Số giá trị trả đơn yêu cầu thi hành án + Số giá trị Lý do khác.

- Tỷ lệ giữa số giá trị có điều kiện/Tổng số giá trị phải thi hành.

Là chỉ những chỉ tiêu phản ảnh mối quan hệ tỷ lệ giữa Số giá trị có điều kiện thi hành án với Tổng số giá trị phải thi hành, cách tính như sau:

Tỷ lệ giữa số giá trị có điều kiện/Tổng số giá trị phải thi hành = Số giá trị có điều kiện thi hành/Tổng số giá trị phải thi hành x 100

- Tỷ lệ giữa số giá trị thi hành xong/Số giá trị có điều kiện.

Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa Số giá trị thi hành xong so với với số giá trị có điều kiện thi hành.

Tỷ lệ giữa số giá trị thi hành xong/Số giá trị có điều kiện = Số giá trị thi hành xong/Số giá trị có điều kiện x 100.

Sau khi tính toán xong các chỉ tiêu như đã nêu trên, Chấp hành viên, cán bộ tổng hợp thống kê tiến hành rà soát, kiểm tra lại lần cuối và tiến hành ghi các số liệu đã tính toán được vào biểu thống kê giá trị.

Trường hợp sử dụng máy tính để làm việc, thì chỉ cần ghi các chỉ tiêu nhỏ, còn phần tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu lớn do máy tự động làm, chỉ cần đặt công thức tính toán là đủ. Việc đặt công thức được thực hiện theo nguyên tắc đã nêu ở trên.

Để hoàn chỉnh toàn bộ các trang của Biểu mẫu số 06-TK/THA.T1 theo đúng quy định, Chấp hành viên, cán bộ thống kê tiếp tục hoàn chỉnh các trang còn lại của biểu mẫu này. Phần ghi chép ở trang thứ hai là các chỉ tiêu để đánh giá, phân tích các chỉ tiêu tổng hợp nêu tại trang thứ nhất.

2. Trang thứ hai

2.2. Nội dung cần ghi chép

2.2.1. Chỉ tiêu giá trị lý do khác

- Án tuyên chưa rõ về tiền;

- Chưa thống nhất ý kiến về tiền;

- Á tuyên chưa rõ về tài sản;

- Chưa thống nhất ý kiến về tài sản;

- Giá trị tài sản kê biên hoặc phải giao chưa xử lý được.

- Tổng số lý do khác về tiền;

- Tổng số lý do khác về tài sản.

2.2.2. Chỉ tiêu giá trị hoãn thi hành án

Chỉ tiêu giá trị hoãn thi hành án phản ánh số giá trị tiền, tài sản cơ quan Thi hành án đã ra quyết định hoãn thi hành án theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh thi hành án dân sự, bao gồm:

- Cơ quan Thi hành án hoãn, chỉ tiêu này bao gồm:

· Hoãn theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 26 (Người phải thi hành án ốm nặng hoặc chưa xác định được nơi cư trú hoặc vì lý do chính đáng khác không thể thực hiện được nghĩa vụ, mà theo bản án, quyết định người đó phải tự mình thực hiện);

· Hoãn theo quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 26 (Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn việc thi hành);

· Hoãn theo quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 26 (Người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên);

· Hoãn theo quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 26 (Có tranh chấp về tài sản kê biên theo quy định tại Khoản 5 Điều 41 của Pháp lệnh này mà đang được Toà án thụ lý, giải quyết);

- Toà án yêu cầu hoãn;

- Viện Kiểm sát yêu cầu hoãn.

 2.2.3. Chỉ tiêu giá trị tạm đình chỉ.

Chỉ tiêu giá trị tạm đình chỉ bao gồm các chỉ tiêu phản ánh số giá trị cơ quan Thi hành án tạm đình chỉ, giá trị Toà án tạm đình chỉ, giá trị Viện kiểm sát tạm đình chỉ. Cụ thể:

- Cơ quan Thi hành án tạm đình chỉ;

- Toà án tạm đình chỉ;

- Viện Kiểm sát tạm đình chỉ.

2.2.4. Chỉ tiêu giá trị tạm ngừng thi hành án

    Chỉ tiêu này phản ảnh số giá trị mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tại ngừng việc thi hành án để giải quyết khiếu nại.

2.2.2. Cách ghi chép

2.2.2.1. Chỉ tiêu giá trị lý do khác

Ghi lần lượt từng chỉ tiêu một từ cột chỉ tiêu về tiền, sau đó đến cột chỉ tiêu về tài sản theo thứ tự như sau:

Án tuyên chưa rõ về tiền, chưa thống nhất ý kiến về tiền; án tuyên chưa rõ về tài sản, chưa thống nhất ý kiến về tài sản; giá trị tài sản kê biên hoặc phải giao chưa xử lý được (ở cột tiền không phản ảnh giá trị tài sản kê biên hoặc phải giao chưa xử lý được)

Sau khi ghi chép xong tiếp tục tính toán để ghi tổng số lý do khác:

- Tổng số lý do khác về tiền = Án tuyên chưa rõ về tiền + chưa thống nhất ý kiến về tiền;

- Tổng số lý do khác về tài sản = Án tuyên chưa rõ về tài sản + chưa thống nhất ý kiến về tài sản + giá trị tài sản kê biên hoặc phải giao chưa xử lý được.

2.2.2.2. Chỉ tiêu giá trị hoãn thi hành án

Chỉ tiêu giá trị hoãn thi hành án phản ánh số giá trị tiền, tài sản cơ quan Thi hành án đã ra quyết định hoãn thi hành án theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh thi hành án dân sự, bao gồm:

Lần lượt ghi theo thứ tự từ trên xuống, sau khi ghi xong cột tiền thì chuyển sang ghi cột giá trị về tài sản hoãn.

Kết thúc việc ghi chép, thì tiến hành tính toán để ghi vào chỉ tiêu số Thi hành án hoãn và tổng số hoãn. Cụ thể như sau:

2.2.2.3. Thi hành án hoãn

- Số tiền cơ quan thi hành án hoãn = Số tiền hoãn theo điểm a, Khoản 1 Điều 26 + Số tiền hoãn theo điểm b, Khoản 1 Điều 26 + Số tiền hoãn theo điểm c, Khoản 1 Điều 26 + Số tiền hoãn theo điểm d, Khoản 1 Điều 26.

- Số giá trị tài sản cơ quan hoãn thi hành án = Số giá trị tài sản hoãn theo điểm a, Khoản 1 Điều 26 + Số giá trị tài sản hoãn theo điểm b, Khoản 1 Điều 26 + Số giá trị tài sản hoãn theo điểm c, Khoản 1 Điều 26 + Số giá trị tài sản hoãn theo điểm d, Khoản 1 Điều 26.

2.2.2.4. Tổng số hoãn thi hành án

- Tổng số tiền hoãn thi hành án = Số tiền Thi hành án hoãn + Số tiền Toà án yêu cầu hoãn + Số tiền Viện Kiểm sát yêu cầu hoãn

2.2.2.5. Chỉ tiêu giá trị tạm đình chỉ.

Lần lượt ghi số tiền cơ quan Thi hành án tạm đình chỉ, số tiền Toà án tạm đình chỉ, số tiền Viện Kiểm sát tạm đình chỉ; Số giá trị tài sản cơ quan Thi hành án tạm đình chỉ, số giá trị tài sản cơ Toà án tạm đình chỉ, số giá trị tài sản Viện Kiểm sát tạm đình chỉ.

Su khi ghi xong tính toán để ghi vào Tổng số tiền và giá trị tài sản tạm đình chỉ.

- Tổng số tiền tạm đình chỉ = Số tiền cơ quan Thi hành án tạm đình chỉ + Số tiền Toà án tạm đình chỉ + Số tiền Viện Kiểm sát tạm đình chỉ;

- Tổng số giá trị tài sản tạm đình chỉ = Số giá trị tài sản cơ quan Thi hành án tạm đình chỉ + Số giá trị tài sản cơ Toà án tạm đình chỉ + Số giá trị tài sản Viện Kiểm sát tạm đình chỉ.

2.2.2.6. Chỉ tiêu giá trị tạm ngừng thi hành án

    Sau khi kết thúc việc tính toán, ghi chép các chỉ tiêu nêu trên, Chấp hành viên, cán bộ làm công tác thống kê ghi chỉ tiêu tạm ngừng thi hành án để hoàn thành biểu mẫu về giá trị.

Các biểu mẫu khác cách ghi chép, tính toán dựa trên các nguyên tắc và cách thức đã nêu trên.

Hoàng Thế Anh - Cục Thi hành án dân sự