Tổng cục tổ chức Cuộc thi “Tìm kiếm giải pháp, ý kiến đóng góp hoàn thiện dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) và văn bản hướng dẫn thi hành”

Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện Kế hoạch xây dựng Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi), ngày 19/11/2024, Tổng cục đã ban hành Kế hoạch số 4631/KH-TCTHADS về việc tổ chức Cuộc thi “Tìm kiếm giải pháp, ý kiến đóng góp hoàn thiện dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) và văn bản hướng dẫn thi hành”.

Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn, giải đáp nghiệp vụ thi hành án dân sự nhằm tạo nguồn tham khảo, nghiên cứu áp dụng pháp luật trong và ngoài Hệ thống.

Với mục đích tăng cường năng lực tổ chức thi hành án cho Chấp hành viên; hỗ trợ Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng thống nhất pháp luật về thi hành án dân sự (THADS) và pháp luật liên quan, Tổng cục THADS phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dựng Bộ tài liệu hướng dẫn, giải đáp nghiệp vụ THADS để tạo nguồn tham khảo trong và ngoài Hệ thống THADS.

Phòng ngừa vi phạm, tội phạm xảy ra trong công tác thi hành án dân sự

Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) nhận được Kiến nghị số 66/VKSTC-C1(P8) ngày 07/10/2024 của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc khắc phục và phòng ngừa vi phạm, tội phạm xảy ra trong công tác thi hành án dân sự. Theo đó, Kiến nghị đã chỉ ra những vi phạm của Chấp hành viên cơ quan THADS trong quá trình bán đấu giá tài sản, thuê bảo quản tài sản và đã bị Cơ quan điều tra khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Chấp hành viên, đẩy mạnh thực hiện biện pháp, giải pháp THADS

Trong thời gian qua, Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) đã có nhiều biện pháp, giải pháp để chấn chỉnh kỷ cương kỷ luật, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, sai phạm, lãng phí (tăng cường kiểm tra, tự kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm v.v.) đã đạt được những kết quả quan trọng trong tổ chức, hoạt động THADS. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì tổ chức, hoạt động của cơ quan THADS tại một số địa phương còn hạn chế; tình hình kỷ cương kỷ luật đã được chấn chỉnh tăng cường nhưng vẫn còn một số Chấp hành viên thực hiện chưa đúng, sai quy định của pháp luật. Đáng lo ngại nhất là việc “bỏ qua”, không tuân thủ quy trình, vi phạm pháp luật hoặc tiêu cực, tham nhũng trong thực thi công vụ, có trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật, thậm chí có trường hợp cố tình vi phạm (nhận tiền hối lộ, sai phạm trong thẩm định giá, bán đấu giá v.v.) bị xem xét trách nhiệm hình sự.