Ninh Bình: Triển khai công tác THADS năm 2008

29/01/2008
Ngày 24/1/2008 vừa qua, THADSA tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch công tác THADS năm 2008 cho các Trưởng THADS, Trưởng Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố, các trưởng, phó phòng Trung tâm thuộc Sở Tư pháp.


Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong năm 2008, trước yêu cầu về thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp từ năm 2005-2020, Chỉ thị số 20/2001/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác Thi hành án dân sự”; Chương trình công tác trọng tâm của ngành Tư pháp năm 2008 và nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2008 của Sở Tư pháp Ninh Bình; Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ công tác THADS năm 2008 của Bộ Tư pháp, Cục THADS và UBND tỉnh Ninh Bình; THADS tỉnh Ninh Bình xây dựng kế hoạch công tác năm 2008 để triển khai và thực hiện nhiệm vụ THADS trong tỉnh với  những nội dung sau:

1.Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ THADS:

Trong năm 2008, căn cứ hướng dẫn của Bộ Tư pháp và cục THADS và chỉ tiêu biên chế được giao, Trưởng THADS tỉnh báo cáo với Giám đốc Sở Tư pháp tổ chức thi tuyển lựa chọn đủ công chức bổ sung cho những đơn vị THADS theo định biên năm 2007, đồng thời phối hợp với Trưởng THADS các huyện, thị xã thành phố kiện toàn tổ chức cán bộ, đảm bảo cho các đơn vị có đủ biên chế, chấp hành viên để hoàn thành nhiệm vụ được giao;

Xây dựng và hoàn thiện việc quy hoạch cán bộ THADS từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố từ nay đến năm 2010; đảm bảo đội ngũ cán bộ nhất là lãnh đạo kế cận có năng lực quản lý điều hành để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần từng bước xây dựng cơ quan THADS thực sự vững mạnh, đáp ứng nhu cầu nhằm phục vụ thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành và cấp uỷ, chính quyền địa phương

2. Tổ chức phân loại và đôn đốc giải quyết án:

Các đơn vị THAS tổ chức xác minh, phân loại án có và chưa có điều kiện thi hành theo quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm túc việc xác minh 3 tháng/lần đối với đương sự phải thi hành án ngoài xã hội và 6 tháng /lần đối với các đối tượng phải thi hành án đang thụ hình.

Qua xác minh phân loại phải xây dựng kế hoạch cụ thể để đôn đốc thi hành. Đối với những vụ việc có điều kiện phải kiên quyết tổ chức thi hành, kiện toàn hồ sơ báo cáo Ban chỉ đạo THADS cùng cấp để áp dụng giải pháp cưỡng chế nếu đương sự cố tình trốn tránh thi hành án.

Đối với những vụ việc không và chưa có điều kiện thi hành, phải áp dụng các biện pháp như đình chỉ, trả đơn hoặc thực hiện các biện pháp xét miễn giảm thi hành  (các vụ về tiền phạt, án phí). Việc áp dụng các giải pháp làm giảm án tồn động theo các biện pháp kể trên là cần thiết, yêu cầu các cơ quan THA một mặt tranh thủ chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền mặt khác chủ động bàn bạc, thống nhất với các ngành chức năng và chính quyền cơ sở để xử lý.

Trong năm 2008, cần có giải pháp làm giảm từ 10-15% án tồn đọng năm 2007, để làm được điều đó các cơ quan THA phải tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương và sự hỗ trợ đắc lực của cơ quan chức năng, các đoàn thể chính trị ở cơ sở.

Phấn đấu kết thúc năm 2008(đến 30/9/2008) các đơn vị THA trong tỉnh thi hành xong đạt từ 75-80% về việc và từ 55-60% về tiền thực thu so với số án có điều kiện thi hành.

3. Án chuyển giao cấp xã đôn đốc thi hành:

Các đơn vị thi hành án huyện, thị xã, thành phố không được chuyển giao số án vượt quá số tiền và tài sản phải thi hành cho cấp xã theo quy định. Trong điều kiện hiện nay, không nhất thiết phải chuyển giao tất cả các loại án dưới 500.000đ xuống cấp xã nếu xét thấy để lại đơn vị thi hành sẽ đạt hiệu quả hơn. Đối với các án đã chuyển giao nhiều năm xã không đôn đốc thi hành được cần  rút lại hồ sơ về Cơ quan thi hành án để giải quyết theo các biện pháp khác. Các đơn vị THA cần kiểm tra, hướng dẫn Ban Tư pháp xã trong việc thực hiện đôn đốc án chuyển giao cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như cơ chế quản lý tài chính theo quy định của pháp luật. Phấn đấu năm 2008 có 60 % án được thi hành và 50% số tiền của án chuyển giao được thu ngấn sách nhà nước và theo đơn yêu cầu THA.

4. Công tác kiểm tra, thanh tra THA.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra theo định kỳ và đột xuất của THADS tỉnh đối với các đơn vị THA trực thuộc nhằm kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những  sai sót vi phạm trong công tác chuyên môn. Trong năm 2008 kiểm tra toàn diện các mặt công tác của THA huyện Yên Khánh, huyện Gia Viễn, Thị xã Tam Điệp, Huyện Yên Mô; đồng thời kiểm tra đột xuất các đơn vị trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Công tác thanh tra, kiểm tra phải góp phần tích cực trong việc phát hiện, xử lý những vi phạm, chấn chỉnh những tồn tại thiếu sót của các đơn vị trong chuyên môn trong 2 lĩnh vực nghiệp vụ và chi tiêu tài chính. Đồgng thời nêu cao trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan trong việc quản lý kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của chấp hành viên cán bộ dưới quyền trong đơn vị để hạn chế đến mức thấp nhất những vi phạm về chuyên môn.

Ngoài ra Kế hoạch  yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan THADS trong tỉnh thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thông tin định kỳ; Thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo; tăng cường phối hợp với các ngành chức năng đoàn thể chính trị ở địa phương đẩy mạnh việc thuyết phục giáo dục hoà giải trong THA, động viên đương sự và gia đình tôn trọng và thực hiện nghĩa vụ dân sự theo bản án đã tuyên. Tranh thủ sự đồng tình và hỗ trợ của hệ thống chính trị cơ sở giúp cho công tác THADS tháo gỡ khó khăn, tổ chức thi hành dứt điểm các vụ việc kể cả án đang thi hành ở cơ quan THA cũng như án đã chuyển giao cho cấp xã đôn đốc thi hành; Tổ chức tốt công tác quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ, đẩy mạnh công tác tự phê bình và phê bình để xây dựng cơ quan đoàn kết, thống nhất về tư tưởng và hành động nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phấn đấu năm 2008 có nhiều đơn vị THADS đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” nhiều cá nhân đạt danh hiệu “chiến sỹ thi đua cơ sở” hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chuyên môn của ngành và cấp uỷ, chính quyền giao cho.

Để các yêu cầu đặt ra được thực hiện có hiệu quả, kế hoạch cũng đã đưa đề ra 4 giải pháp cơ bản về công tác chỉ đạo giải quyết án tồn đọng; Giải quyết khiếu nại tố cáo  trong thi hành án; Côngn tác tổ chức cán bộ; Đảm bảo cơ sở vật chất kinh phí hoạt động thi hành án.

Thiều Thị Tú