- Người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình không nhận, không chấp hành theo giấy triệu tập của Chi cục Thi hành án, tự ý bỏ về giữa chừng khi làm việc với đơn vị làm cho việc giải quyết phải hoãn nhiều lần, không ký vào các biên bản giải quyết thi hành án do đơn vị lập;
- Từ chối không khai báo hoặc khai báo không đúng sự thật;
- Có hành vi lớn tiếng, gây rối làm mất trật tự vào buổi làm việc;
- Đương sự, người thân của đương sự cố ý xuyên tạc, tố cáo chấp hành viên, công chức thi hành án sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan Thi hành án;
- Cố ý không thực hiện, thực hiện không đúng việc cấp, tống đạt các văn bản theo yêu cầu của cơ quan Thi hành án dân sự;
* Thực tiễn công tác xử lý những hành vi cản trở hoạt động của đơn vị có những khó khăn, vướng mắc sau đây:
- Ranh giới về mức độ nguy hiểm của hành vi bị xử lý vi phạm hành chính và mức độ phải truy cứu trách nhiệm hình sự chưa được quy định rõ ràng, dễ tạo ra sự tùy tiện ở chủ thể có quyền quyết định hoặc sự không thống nhất với các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Cho đến nay chưa có văn bản quy định cụ thể về việc vi phạm đến mức độ nào thì bị xử phạt hành chính, mức phạt cụ thể đối với từng loại hành vi vi phạm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt và thi hành quyết định xử phạt, giải quyết khiếu nại ra sao.
- Nhiều chế tài hành chính quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định và các quy định đó không thống nhất, dẫn đến sự chồng chéo, gây khó khăn cho việc lựa chọn văn bản để áp dụng.
* Những đề xuất, kiến nghị:
- Một số ý kiến đề nghị cần có quy định cụ thể về các hành vi cản trở công tác thi hành án dân sự cụ thể là các hành vi sau đây:
+ Người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình không nhận, không chấp hành theo giấy triệu tập của Chi cục thi hành án dân sự, đang làm việc bỏ về giữa chừng làm cho việc giải quyết phải hoãn nhiều lần;
+ Người tham gia thi hành án được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai hoặc nhiều hơn nhưng cố tình vắng mặt không có lý do chính đáng;
+ Từ chối không khai báo hoặc khai báo không đúng sự thật;
+ Không chịu ký vào các biên bản làm việc của Chi cục thi hành án;
+ Các cá nhân, tổ chức cố ý tẩu tán, hủy hoại hoặc không cung cấp các tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho việc giải quyết các vụ việc mà Chi cục Thi hành án dân sự yêu cầu cung cấp;
+ Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không ban hành văn bản trả lời, văn bản của cơ quan Thi hành án hỏi về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một đương sự nào đó có đúng trình tự, thủ tục, nội dung hay không;
+ Hành vi gây mất trật tự của đương sự hoặc của người thân của đương sự (la lối, chửi bới, nằm vạ trong khuôn viên trụ sở Chi cục Thi hành án...);
Do đó, chúng tôi nhận thấy rằng, cần có quy định cụ thể về:
+ Trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự; mức xử phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm;
+ Các hình thức xử lý (cảnh cáo, phạt tiền; có thể tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
+ Quy định rõ ràng các căn cứ về tính chất, định lượng của hành vi vi phạm ở mức xử lý hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự.
Lê Thị Ngời
Chi cục Thi hành án dân sự huyện An Dương, TP Hải Phòng