Tập huấn, quán triệt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thẩm định giá, bán đấu giá tài sản

29/10/2024
Sáng 28-10, Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh (THADS Thành phố) tổ chức tập huấn, quán triệt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với hoạt động thẩm định giá, bán đấu giá tài sản. Cục trưởng Nguyễn Văn Hòa chủ trì và trực tiếp quán triệt các nội dung trên.



Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Lầu 11 - Cục THADS Thành phố do đồng chí Nguyễn Văn Hòa - Cục trưởng chủ trì và truyền hình trực tiếp tới các điểm cầu là phòng họp tại Cục THADS Thành phố (Trực tuyến tại lầu 2 do đồng chí Đỗ Phong Hóa - Phó cục trưởng chủ trì; trực tuyến tại lầu 7 do đồng chí Nguyễn Thanh Hà - Phó cục trưởng chủ trì). Các đồng chí Trưởng phòng chuyên môn thuộc Cục, Chi cục trưởng Chi cục THADS quận, huyện và thành phố Thủ Đức cùng toàn thể Chấp hành viên toàn hệ thống cơ quan THADS Thành phố Hồ Chí Minh.
Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ của mỗi công chức, NLĐ
Xác định công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sai phạm là nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần được quan tâm, ưu tiên thực hiện. Thời gian qua, Cục THADS Thành phố  đã triển khai đồng bộ, kịp thời nhiều nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, thiết thực, hiệu quả. Qua đó, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong toàn hệ thống các cơ quan THADS Thành phố: Đảng ủy, Ban lãnh đạo Cục thường xuyên quan tâm đến việc PCTN trong toàn cơ quan, luôn xem đây là một nhiệm vụ quan trọng để xây dựng và phát triển Cục THADS trong sạch, vững mạnh, tạo mối đoàn kết và phát huy tinh thần phê và tự phê trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị trong công tác PCTN, phát huy tinh thần tiên phong gương mẫu của các tổ chức đảng và từng đảng viên.ông tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính; giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Trong thời gian qua, công tác PCTNTC trong hệ thống THADS đã được quan tâm, chú trọng và đạt được những kết quả nổi bật với quyết tâm cao không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực. 

Tăng cường việc theo dõi, quản lý hoạt động bán đấu giá tài sản.
Đối với hoạt động thẩm định giá, bán đấu giá tài sản, Cục trưởng Nguyễn Văn Hòa yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng, sai phạm liên quan đến đấu giá tài sản THADS tại đơn vị mình; Tiếp tục đẩy mạnh kiểm soát chặt chẽ công tác thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án, thực hiện nghiêm, đúng quy định pháp luật, nghiêm cấm “thông đồng, cấu kết” với tổ chức thẩm định giá để định giá tài sản quá cao hoặc quá thấp không phù hợp với giá thị trường; Chủ động đề ra các biện pháp, giải pháp để kiểm soát chặt chẽ công tác bán đấu giá tài sản của Chấp hành viên tại đơn vị. Việc đăng tải công khai thông báo lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức đấu giá tài sản, chấm điểm, thông báo kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật, Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 08/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, Quy trình lựa chọn tổ chức thẩm định giá, đấu giá tài sản được ban hành theo Quyết định số 1079/QĐ-TCTHADS ngày 25/12/2020 của Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS.
Tăng cường trách nhiệm giám sát của CHV đối với việc thực hiện các quy trình đấu giá của tổ chức đấu giá (thông báo, mua hồ sơ đấu giá, việc tạo điều kiện hoàn thiện hồ sơ, thủ tục tham gia đấu giá...), nghiêm cấm việc CHV có các hành vi cấu kết với các bên có liên quan trong đấu giá; việc thực hiện thông báo bán đấu giá tài sản thi hành án thuộc trách nhiệm của tổ chức bán đấu giá tài sản, tuy nhiên, Chấp hành viên phải thực hiện việc giám sát đối với các tổ chức đấu giá tài sản trong việc thực hiện các thủ tục thông báo bán đấu giá, thực hiện nghiêm các thủ tục đăng tải công khai thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, chấm điểm, thông báo kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản; nghiêm cấm tình trạng ngăn cản, hạn chế người mua nộp hồ sơ đấu giá...

Xiết chặt thực hiện kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu.
Cũng tại Hội nghị, Cục trưởng Nguyễn Văn Hòa quán triệt việc nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu tại đơn vị mình: Thủ trưởng các đơn vị tăng cường trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng công tác. Quản lý nghiêm công chức, người lao động thực hiện việc chấp hành giờ giấc làm việc, mặc trang phục ngành đúng quy định, tuyệt đối không vi phạm quy định ỉ thị số 35/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.
Tăng cường công tác tự kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn dấu hiệu sai phạm, giám sát việc thực hiện tự kiểm tra, có biện pháp quyết liệt hơn trong công tác này để kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng, sai phạm.
Thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của Tổng cục THADS, Cục THADS thành phố về ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt khai thác có hiệu quả các phần mềm đang sử dụng trong Hệ thống THADS để phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động THADS. Kịp thời cập nhật thông tin người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành lên Trang/cổng thông tin điện tử THADS; chỉ đạo sát sao việc cập nhật thông tin, hồ sơ, tiến độ lên phần mềm Quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê THADS để phục vụ công tác quản lý chỉ đạo điều hành chung.
Duy trì việc tổ chức sinh hoạt, quán triệt việc thực hiện các quy định về Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên; đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hoạt động của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án nhất là việc tiếp xúc, gặp gỡ đương sự ở ngoài trụ sở cơ quan và việc tống đạt các văn bản về THADS cho đương sự.
Tiếp tục rà soát, đánh giá, xây dựng kế hoạch để tổ chức thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành án, đặc biệt là các vụ việc có giá trị lớn, các vụ việc thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; các vụ việc thi hành các khoản thu có liên quan đến tố chức tín dụng có giá trị trên 20 tỷ đồng, có điều kiện thi hành, đã quá 03 năm chưa thi hành xong; kiểm soát chặt chẽ số vụ việc có điều kiện thi hành án, đã ra quyết định thi hành án quá 01 năm chưa thi hành xong, số việc chuyển sổ theo dõi riêng.
Theo dõi 100% bản án hành chính phải theo dõi theo quy định của pháp luật tại địa bàn. Kịp thời kiến nghị xử lý trách nhiệm người phải thi hành án chậm THAHC, không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ, không đúng bản án, quyết định của Toà án. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn được ủy ban nhân dân (UBND) giao làm đầu mối giúp UBND quản lý công tác THAHC cập nhật đầy đủ, kịp thời kết quả THAHC và tham mưu để UBND, Chủ tịch UBND chỉ đạo quyết liệt công tác THAHC nhằm thi hành dứt điểm bản án, quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật.
Cẩm Tú