Nhưng theo Biểu mẫu thống kê kết quả thi hành án cũng như Quyết định số 09/QĐ-BTP ngày 08/10/2007 không quy định đơn vị có hồ sơ bị rút lên thì thống kê như thế nào, do đó kế toán nghiệp vụ thi hành án cũng không biết hạch toán vào mục nào.
Qua nghiên cứu và thực tế áp dụng tại Thi hành án dân sự tỉnh Lào Cai đã thực hiện như sau:
- Nếu trường hợp đã thi hành được một phần, phần còn lại bị rút lên tỉnh để thi hành thì đơn vị thống kê về việc là thi hành xong còn phần tiền chưa thi hành được thì thống kê vào phần uỷ thác thi hành án, từ đó kế toán có cơ sở hạch toán vào mục uỷ thác thi hành án.
- Nếu trường hợp chưa thi hành được phần nào thì cơ quan thi hành án phải thống kê cả việc và tiền vào mục uỷ thác thi hành án.
Làm như vậy tuy có mâu thuẫn với tác nghiệp uỷ thác thi hành án nhưng tính chất không thay đổi vì trên hồ sơ thi hành án vẫn thể hiện việc rút hồ sơ thi hành án của cơ quan thi hành án cấp tỉnh chứ không phải uỷ thác thi hành án.
Đây là một vấn đề vướng mắc trong việc thống kê kết quả thi hành án cũng như việc hạch toán kế toán đối với những hồ sơ Cơ quan thi hành án cấp tỉnh rút lên để tiếp tục thi hành. Rất mong nhận được ý kiến trao đổi./.
Anh Tuấn