Kết quả xác minh phân loại việc THADS có điều kiện thi hành đạt cao:
- Số việc THADS phân loại có điều kiện thi hành 2010 đạt 77,6%, năm 2011 đạt 84,24 %; Số việc phân loại chưa có điều kiện thi hành năm 2010 chỉ có 22,4%, năm 2011 chỉ có 15,76 % /trên tổng số việc phải thi hành.
- Số tiền THADS phân loại có điều kiện thi hành năm 2010 có 59,9%, năm 2011 có 60,2%; Số tiền phân loại chưa có điều kiện thi hành năm 2010 còn 40,1%, năm 2011 còn 39,8%;
Giải quyết việc THADS vượt tất cả các chỉ tiêu Bộ Tư pháp giao:
- Giảm số việc THADS tồn đọng năm 2010 vượt chỉ tiêu 20%, năm 2011 vượt chỉ tiêu 21 %;
- Giảm số tiền THADS tồn đọng năm 2010 vượt chỉ tiêu 6%, năm 2011 vượt chỉ tiêu 4,1%;
- Tỷ lệ thi hành xong về tiền năm 2010 vượt 9,1%, năm 2011 vượt 15 %;
- Tỷ lệ thi hành án xong về việc năm 2010 vượt chỉ tiêu 0,93% , năm 2011 vượt chỉ tiêu 3,7%.
Số đơn thư khiếu nại tố cáo trong THADS không còn đáng kể, kết quả giải quyết xong đạt 100%
Năm 2011 số đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan THADS Hà Tĩnh, toàn tỉnh chỉ có: 8 việc, Cục THADS tỉnh đã giải quyết 1/1việc, các Chi cục THADS đã giải quyết xong là 7/7 việc;
Có được các kết quả trên đây là nhờ Cục THADS Hà Tĩnh đã có nhiều đề tài sáng kiến kinh nghiệm, được triển khai áp dụng đồng bộ, góp phần nâng cao năng lực tổ chức và phối hợp tổ chức thi hành án theo hướng chuyên nghiệp cho Chấp hành viên và các cơ quan THADS
* Từ tháng 10/2010 đến nay, Cục THADS tỉnh xây dựng và triển khai thành công, Đề án “Đổi mới tổ chức & hoạt động của các Ban chỉ đạo THADS ở tỉnh Hà Tĩnh”, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, thực hiện tốt nhiệm vụ quyền hạn theo qui định tại Điều 173, 174 Luật THADS năm 2008; Ngoài thành phần Ban Chỉ đạo THADS phải có theo qui định tại Nghị định số 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ, mời thêm các cơ quan có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức THADS làm thành viên như: Ngân hàng, Kho bạc, Bảo hiểm xã hội, Lao động thương binh & xã hội.v.v.; Xây dựng và ban hành Quy chế qui định nhiệm vụ quyền hạn của các thành viên theo hướng cụ thể, rõ việc, rõ trách nhiệm, trong việc tổ chức, phối hợp giải quyết kịp thời các nội dung trực tiếp cần thiết liên quan đến hiệu quả THADS.
Năm 2011các Ban Chỉ đạo THADS đã chỉ đạo: Ngân hàng Nhà nước xử lý được 12 vụ việc liên quan đến tiền, ngoại tệ tồn đọng từ năm 2001 đến nay; 10 việc tang tài vật trong các vụ án hình sự tồn đọng nhiều năm; Chuyển giao 24 bản án, quyết định trước đây chưa chuyển từ năm 2004 đến nay; Giải thích 08 bản án, quyết định Tòa án các cấp tuyên không rõ, không thể thi hành được; Đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ ngân sách để thi hành 01 vụ việc tồn đọng 15 năm nay đối với 1 doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa. Chỉ đạo cưỡng chế thi hành xong 01 vụ tồn đọng 16 năm, giá trị 3 tỷ đồng; Chỉ đạo giao đất ở mới cho người phải thi hành án tạo điều kiện để giải quyết xong vụ án tồn đọng từ năm 2004; Chỉ đạo cưỡng chế thi hành án xong 02 vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tồn đọng từ năm 2005 .v.v. ;
* Năm 2010 Cục THADS tỉnh thực hiện phương châm: “Tăng cường đoàn kết, xiết chặt kỹ cương, hướng về cơ sở”, đến năm 2011 phát triển lên phương châm “Phát huy đoàn kiết, xiết chặt kỹ cương, tăng cường chuyên nghiệp”; Với các giải pháp: Tăng cường tập huấn bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ cho Chấp hành viên, cán bộ thi hành án; Tăng cường công tác kiểm tra, thẩm tra việc tổ chức thi hành án, khảo sát đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân và đề ra giải pháp cụ thể để “Khắc phục tồn tại thiếu sót, nâng cao hiệu quả THADS” cho các cơ quan THADS và Chấp hành viên, như:
- Tổ chức việc thi hành án phải kịp thời, liên tục không để gián đoạn, chấp hành nghiêm chỉnh thời hạn, thời hiệu ban hành các văn bản về THADS; Tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc, trình trự tủ tục THADS theo qui định của pháp luật về THADS và các qui định của pháp luật có liên quan;
- Tích cực khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành, bằng nhiều biện pháp, tác động về mặt tinh thần, tư tưởng, tôn vinh và nêu cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân, làm cho người phải thi thi hành án nhận thức được quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, từ đó lựa chọn biện pháp tự nguyện thi hành án;
- Xác minh điều kiện thi hành án trực tiếp kịp thời, không chỉ dựa vào lời trình bày của người phải thi hành án mà phải xác minh trực tiếp cụ thể điều kiện kinh tế, hiện trạng tài sản; khai thác thông tin thông qua nhiều kênh như người thân, bạn bè, đồng nghiệp, khối, xóm, cơ quan đơn vị nơi người phải thi hành án cư trú, công tác, có tài sản, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, đăng ký giao dịch bảo đảm..v.v;
- Nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành, mà không tự nguyện thi hành, hoặc có dấu hiệu chống đối, trốn tránh việc thi hành án, thì kiên quyết áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành;
- Thường xuyên báo cáo, thính thị trao đổi nghiệp vụ với ngành cấp trên, nhất là những việc thi hành án có khó khăn, để nâng cao năng lực tổ chức thi hành án và không gặp phải thiếu sót vi phạm;
- Định kỳ hàng tháng, hàng quý tổ chức rà soát những việc thi hành án cần phải cưỡng chế có khó khăn phức tạp; chủ động xây dựng kế hoạch báo cáo Cấp uỷ, Chính quyền, tham mưu cho Ban Chỉ đạo Thi hành án chỉ đạo cưỡng chế thi hành;
- Phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân cấp xã và các cơ quan tổ chức có nhiệm vụ quyền hạn trong THADS trên địa bàn, để thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành, xác minh điều kiện thi hành án và áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án;
- Chủ động phối hợp Trại giam, Trại Tạm giam nơi có người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù, trực tiếp hoặc có văn bản yêu cầu Ban giám thị trại hổ trợ phối hợp thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành và ghi lời khai về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, gửi cho cơ quan THADS;
* Phát huy hết khả năng tự có, không để việc THADS tồn đọng do lỗi chủ quan; Nâng cao năng lực tổ chức và phối hợp tổ chức thi hành án theo hướng chuyên nghiệp và thân thiện cho Chấp hành viên và các cơ quan THADS; Từ tháng 8/2011 đến nay, Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh đang xây dựng và triển khai thí điểm Đề án “Giải quyết việc THADS tồn đọng, khắc phục tồn tại thiếu sót trong công tác THADS ở thành phố Hà Tĩnh” với từng giải pháp cụ thể cho từng nhóm việc THADS còn tồn đọng, như:
- Nhóm việc tồn đọng, do người phải thi hành án không tự nguyện thi hành, có tài sản nhưng quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành án, mà không thể chia tách, không thể áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành: Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp khuyến khích tự nguyện thi hành, thường xuyên, liên tục… Hàng tháng phải triệu tập người phải thi hành án đến cơ quan THADS hoặc UBND cấp xã nơi người phải thi hành án cư trú công tác, phối hợp giáo dục thuyết phục, khuyến khích người phải thi hành án tự nguyện thi hành,…Nếu người phải thi hành án đã nhận giấy triệu tập mà không đến đúng thời gian, địa điểm, thì yêu cầu UBND cấp xã, công an phường xã, phối hợp Chấp hành viên đến tại nơi cư trú, nơi công tác để khuyến khích người phải thi hành án tự nguyện thi hành, đồng thời xác minh trực tiếp điều kiện thi hành án…;
- Nhóm việc tồn đọng do người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù, nhưng tại nơi cư trú, nơi công tác, người phải thi hành án, có tài sản hoặc điều kiện thi hành án, gia đình người thân đang quản lý tài sản không hợp tác: Chấp hành viên phải trực tiếp phối hợp Trại giam ghi lời khai thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án; Khuyến khích người phải thi hành án tự nguyện thi hành; Yêu cầu người phải thi hành án gửi thư về cho gia đình, người thân yêu cầu giúp đỡ giải quyết việc thi hành án…Nếu người phải thi hành án vẫn không tự nguyện thi hành, thì vẫn áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản của người phải thi hành án sở hữu chung với người khác (nếu có); Hoặc cưỡng chế tài sản đang do người thứ ba giữ…
- Nhóm việc tồn đọng do người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù, nhưng tại nơi cư trú, nơi công tác, người phải thi hành án, không có điều kiện thi hành án: Thủ trưởng cơ quan THADS phải có văn bản đề nghị Ban giám thị trại giam phối hợp giải quyết các việc, như: Chuyển giao các Quyết định thông báo về thi hành án, kèm theo công văn cho người phải thi hành án; Giáo dục, khuyến khích người phải thi hành án tự nguyện thi hành; Nếu người phải thi hành án tự nguyện THADS thì coi đó là một tiêu chí để được xét miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; …
- Nhóm việc tồn đọng do người phải thi hành án không có điều kiện thi hành, đủ thời gian để được miễn giảm, nhưng số tiền phải thi hành án vượt mức được xét miển giảm; Chấp hành viên phải kiên trì khuyến khích người phải thi hành án tự nguyện thi hành đến mức được xét miễn, hoặc 1/20 nghĩa vụ thi hành án để được xét giảm…
- Nhóm việc tồn đọng do người phải thi hành án bỏ đi khỏi nơi cư trú, không khai báo, hoặc chấp hành xong hình phạt tù không trở về nơi cư trú…; Chấp hành viên phải thực hiện đúng qui trình thông báo; Nếu không có kết quả thì có văn bản yêu cầu cơ quan công an quản lý nhà nước về cư trú phối hợp xác minh; Nguồn xác minh lấy thông tin, thông qua hệ thống quản lý đăng ký tạm trú, tạm vắng, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè người thân …của người phải thi hành án, để xác định người phải thi hành án hiện đang cư trú ở đâu; Nếu xác định được cư trú ở nơi khác, thì uỹ thác việc thi hành án cho cơ quan thi hành án nơi người phải thi hành án đang cư trú, tổ chức thi hành.
- Nhóm việc THADS đối với tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) tồn đọng, do có khó khăn trong công tác xác minh điều kiện thi hành án; Chấp hành viên phải có văn bản yêu cầu tổ chức phải thi hành án cung cấp thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án, báo cáo tài chính của doanh nghiệp; Yêu cầu cơ quan quản lý đăng ký doanh nghiệp, cơ quan thuế cung cấp thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp; Nếu việc yêu cầu bằng văn bản không có kết quả thì trưng cầu cơ quan tài chính, cơ quan quản lý doanh nghiệp phối hợp xác minh trực tiếp điều kiện thi hành án của tổ chức, doanh nghiệp…
- Nhóm việc THADS tồn đọng do Quyết định của Tòa án có những điểm chưa rõ gây khó khăn cho việc thi hành án, …; Phải kịp thời có văn bản yêu cầu Tòa án đã ra Bản án, quyết định giải thích; Văn bản yêu cầu đồng thời gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cấp trên nơi Tòa án đã ra Bản án, quyết định để biết kiểm sát …
- Nhóm việc THADS tồn đọng do phát hiện có căn cứ để xem xét lại Bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, nên người phải thi hành án chống đối quyết liệt: Trường hợp thi hành án theo đơn, thì giải thích rõ cho người có đơn yêu cầu biết về những căn cứ, chứng cứ để khiếu nại hoặc kiến nghị xem xét lại Bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; Người được thi hành án nên cùng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền xem xét lại Bản án, quyết định đó trước khi nộp đơn yêu cầu tiếp tục thi hành án.
Trường hợp phần Quyết định của Tòa án thuộc diện thi hành án chủ động, thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án cần kiến nghị đồng thời với người có thẩm quyền của Tòa án cấp trên của Tòa án đã ra Bản án, quyết định và Viện kiểm sát cấp trên của Viện kiểm sát đồng cấp với Tòa án đã ra Bản án, quyết định đó, trước khi thụ lý ban hành Quyết định thi hành án; Gần hết thời hạn 45 ngày kể từ ngày phát hành văn bản kiến nghị mà không nhận được văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền kháng nghị Bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án cần tiếp tục kiến nghị tiếp.
Tiếp tục với cách làm trên đây, hứa hẹn công tác THADS ở tỉnh Hà Tĩnh sẽ phát triển bền vững trong những năm tới./.
Võ Thuần Nho