Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 và Kế hoạch tài chính – Ngân sách nhà nước 03 năm (2025 – 2027)

28/10/2024


Ngày 16/7/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 49/2024/TT-BTC về việc hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2025-2027. Thông tư này gồm 05 chương, 29 điều hướng dẫn một số nội dung trong đánh giá thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 và các năm 2021-2024, xây dựng dự toán NSNN năm 2025 và kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2025-2027.
Thông tư số 49/2024/TT-BTC áp dụng cho 04 nhóm đối tượng:
 - Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.
 - Các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp được NSNN hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến NSNN.
Để có căn cứ xây dựng dự toán NSNN 2025 trước tiên cần đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu – chi NSNN năm 2024 và các năm 2021-2024 cụ thể như sau:
Đánh giá tình hình nhiệm vụ thu NSNN năm 2024
 Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN các năm 2021 - 2024
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển (ĐTPT) năm 2024
- Đánh giá tình hình thực hiện chi ĐTPT các năm 2021 – 2024 của Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương
Các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở trung ương được áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù theo quy định tại Nghị quyết số 104/2023/QH15, Nghị quyết số 142/2024/QH15
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch dự trữ quốc gia, dự toán chi dự trữ quốc gia năm 2024 và các năm 2021 - 2024
Đánh giá tình hình thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án, đề án khác năm 2024 và các năm 2021 - 2024
- Các nhiệm vụ sử dụng nguồn vốn nước ngoài
- Đánh giá tình hình thực hiện tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2024
Đánh giá thực hiện nhiệm vụ NSNN của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024 và các năm 2021 - 2024
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách năm 2024 và các năm 2021 - 2024
- Nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được để lại không đưa vào cân đối NSNN (các trường hợp được chi theo cơ chế đặc thù, thì thực hiện theo Điều 9 Thông tư này).
 Khi xây dựng dự toán cần tính tới việc rà soát lồng ghép, bãi bỏ các chế độ, chính sách chồng chéo, trùng lặp, kém hiệu quả; chỉ đề xuất ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi cân đối được nguồn thực hiện; dự kiến đầy đủ nhu cầu NSNN theo phân cấp thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Bố trí dự toán để thu hồi các khoản ứng trước chi NSNN đến hạn thu hồi trong năm theo quy định. Không bố trí dự toán chi cho các chính sách, chế độ chưa ban hành với mục đích là tập trung chỉ đạo, xử lý, giải quyết dứt điểm ngay từ khâu xây dựng dự toán những tồn tại, sai phạm trong quản lý tài chính, ngân sách đã được cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện, kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật. 
1. Xây dựng dự toán thu NSNN năm 2025 theo nguyên tắc chung căn cứ tại Điều 18
- Dự toán thu NSNN năm 2025 phải được xây dựng theo đúng các quy định của Luật NSNN 2015Luật Quản lý thuế 2019, các Luật về thuế, phí, lệ phí, các văn bản pháp luật khác có liên quan và Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2024, đảm bảo thu đúng, thu đủ các nguồn thu của NSNN, phù hợp với tình hình thực hiện các năm trước và thực hiện cao nhất các mục tiêu về thu NSNN 5 năm giai đoạn 2021-2025.
- Xây dựng dự toán thu năm 2025 bám sát tình hình kinh tế - xã hội, tài chính trong và ngoài nước, tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm và dịch chuyển nguồn thu do thay đổi chính sách pháp luật về thu, về quản lý thu, nhất là các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất hết hiệu lực, việc thực hiện lộ trình cắt giảm, ưu đãi thuế để thực hiện cam kết của Chính phủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với các nhà đầu tư nước ngoài, việc thực hiện quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
- Xây dựng dự toán thu phải gắn với việc quyết liệt thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý thu; tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, nhất là chống thất thu thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản; quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh trong điều kiện phát triển kinh tế số, thương mại điện tử; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế, chống chuyển giá, trốn thuế, gian lận thuế, quyết liệt xử lý nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế.
- Phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2025 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân cả nước tăng tối thiểu khoảng 5-7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2024 (đã loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách); mức tăng trưởng thu tại từng địa phương phù hợp với tăng trưởng kinh tế và nguồn thu phát sinh tại từng địa bàn, trên cơ sở tính đến cả yếu tố tăng cường quản lý thu, chống thất thu và thu hồi nợ thuế. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2024.
Xây dựng dự toán thu NSNN năm 2025 gồm các loại dự toán sau:
 - Xây dựng dự toán thu nội địa:
 - Xây dựng dự toán thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu:
 - Xây dựng dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng
 - Dự toán thu NSNN (bao gồm cả thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu) cần dự kiến phần hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa làm giảm thu NSNN theo quy định của pháp luật.
 - Xây dựng dự toán thu viện trợ không hoàn lại:
 2. Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 theo Nguyên tắc chung tại Điều 19 như sau:
 - Đúng quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công và quy định của pháp luật khác có liên quan; đúng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển  (ĐTPT), chi thường xuyên NSNN; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách, chủ trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị. Đảm bảo nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương, chính sách bảo hiểm xã hội gắn với đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, lộ trình tinh giản biên chế theo các quy định.
 - Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng và quyết toán NSNN.
- Sát khả năng thực hiện và nguồn đảm bảo, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau. Trên cơ sở đánh giá thực hiện năm 2024, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương rà soát các nhiệm vụ trùng lặp, nhiệm vụ kết thúc năm 2024; nhiệm vụ dở dang tiếp tục thực hiện năm 2025; sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ phát sinh mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo mức độ cấp thiết, quan trọng và triển khai thực hiện ngay khi được giao kinh phí, dự toán NSNN thực hiện phù hợp với khả năng huy động, cân đối các nguồn lực (bao gồm cả nguồn hợp pháp khác theo quy định).
Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 gồm các loại dự toán sau:
- Xây dựng dự toán chi ĐTPT
- Về xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia và dự toán chi mua hàng dự trữ quốc gia năm 2025
- Xây dựng dự toán chi thường xuyên
- Xây dựng dự toán chi viện trợ cho nước ngoài
 Xây dựng dự toán chi viện trợ cho nước ngoài
- Đối với các tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cùng với việc lập dự toán chi NSNN năm 2025
- Xây dựng dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025 và các chương trình, dự án, đề án khác
- Dự toán nguồn, nhu cầu hỗ trợ kinh phí thực hiện cải cách tiền lương và kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng (phần NSNN đảm bảo), trợ cấp ưu đãi người có công năm 2025:
- Lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế
- Đối với dự toán chi sự nghiệp từ nguồn thu được để lại theo chế độ
- Căn cứ số kiểm tra thu, chi ngân sách năm 2025, các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương
3. Lập kế hoạch thu NSNN 03 năm 2025 – 2027
Lập Kế hoạch thu NSNN 03 năm 2025 - 2027 được lập theo yêu cầu quy định tại Điều 23, đồng thời:
- Căn cứ khả năng phát triển kinh tế cả nước, từng ngành nghề, lĩnh vực và địa phương trong các năm 2025 - 2027 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; dự toán thu năm 2025
- Các yếu tố dự kiến làm tăng, giảm, dịch chuyển nguồn thu do điều chỉnh chính sách thu, bổ sung mở rộng cơ sở tính thuế, tăng cường quản lý thu.
- Tác động thu ngân sách từ việc điều chỉnh giá, phí các dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình kết cấu đủ chi phí vào giá dịch vụ sự nghiệp công quy định của pháp luật.
- Dự toán các khoản thu phí, lệ phí các năm 2025 - 2027 tích cực, chi tiết theo từng khoản thu phí, lệ phí theo quy định (số thu, số nộp NSNN) và chỉ tổng hợp vào dự toán thu NSNN phần phí, lệ phí nộp NSNN.
- Đối với các khoản thu được để lại, học phí, giá dịch vụ y tế, thu dịch vụ sự nghiệp công không thuộc danh mục phí và lệ phí, các khoản thu chuyển sang cơ chế giá dịch vụ: thực hiện lập kế hoạch thu, chi riêng theo quy định gửi cơ quan có thẩm quyền giám sát và tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn từ khoản thu này để cải cách tiền lương theo quy định; gửi cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định.
4. Lập kế hoạch chi NSNN 03 năm 2025 – 2027 của các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh
 - Kế hoạch chi NSNN 03 năm 2025 - 2027 của các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh được lập theo hướng dẫn tại Điều 23 và dự toán năm 2025 được lập theo hướng dẫn tại Chương III Thông tư này.
- Trong quá trình xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025, các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh đồng thời xác định chi tiết chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới của bộ, cơ quan, đơn vị mình năm dự toán 2025 theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư số 69/2017/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính để làm căn cứ xác định chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới và tổng hợp nhu cầu chi ĐTPT, nhu cầu chi bảo dưỡng, vận hành trong kế hoạch chi năm 2025 - 2027.
- Đối với các bộ, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực đồng thời với việc lập kế hoạch thu, chi NSNN từng năm của giai đoạn 2025 - 2027 (phần bộ, cơ quan trực tiếp thực hiện), cần tính toán xác định tổng nhu cầu kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền ban hành/kết thúc từng năm của giai đoạn 2025 - 2027 trên phạm vi cả nước (kết thúc các CTMTQG, các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025), kèm theo thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán (Bộ KHĐT đề xuất kinh phí đầu tư từ NSNN thực hiện nhiệm vụ của Quỹ hỗ trợ đầu tư).
         5. Lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2025 - 2027 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bên cạnh các nội dung có liên quan về công tác lập kế hoạch thu, chi NSNN 03 năm 2025 - 2027 quy định tại Điều 24, Điều 25 Thông tư này, việc lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2025 - 2027 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn phải chú ý một số nội dung sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn địa phương năm 2025 - 2027, gửi Sở Tài chính để làm căn cứ lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2025 - 2027.
 - Căn cứ số thu được giao, phạm vi thu NSNN theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn, dự toán thu NSNN trên địa bàn địa phương năm 2025 được lập ở Chương III Thông tư này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thuế, Cục Hải quan địa phương và các cơ quan khác có liên quan ở địa phương lập kế hoạch thu NSNN năm 2025 - 2027, trong đó:
 + Phân tích, đánh giá cụ thể những tác động tăng, giảm, dịch chuyển nguồn thu do điều chỉnh chính sách thu gắn với mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; đánh giá ảnh hưởng nguồn thu do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai; thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14; thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết hội nhập; dự kiến triển khai các chính sách thu mới quy định tại Nghị quyết số 07-NQ/TW; yêu cầu chống thất thu, xử lý thu hồi nợ đọng, chống chuyển giá, chống gian lận thuế.
+ Đối với nguồn thu phí, lệ phí, việc lập dự toán thực hiện theo quy định hiện hành; tổng hợp vào dự toán thu NSNN phần thu phí nộp NSNN năm 2025 - 2027; lập kế hoạch riêng nguồn thu được để lại, thu học phí, giá dịch vụ y tế, giá dịch vụ sự nghiệp công và các khoản thu khác (không có trong danh mục phí) để quản lý, giám sát và tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các đối tượng này.
 - Trên cơ sở dự kiến nguồn thu trên địa bàn, nguồn thu của địa phương theo chế độ phân cấp được cấp có thẩm quyền quyết định, dự kiến số bổ sung từ NSTW cho NSĐP do cơ quan có thẩm quyền thông báo trong 03 năm 2025 - 2027; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có liên quan khác ở địa phương lập kế hoạch chi NSĐP năm 2025 - 2027, đảm bảo ưu tiên bố trí đủ kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách, nhiệm vụ đã được ban hành và cam kết chi (bao gồm cả chính sách đặc thù do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định); xác định nhu cầu bổ sung có mục tiêu từ NSTW đối với các chế độ, chính sách của trung ương cho từng năm của giai đoạn 2025 - 2027; đối với các nhiệm vụ chi mới của địa phương trong từng năm của giai đoạn 2025 - 2027, bố trí theo thứ tự ưu tiên để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội trọng tâm của địa phương, trong phạm vi khả năng nguồn lực từng năm 2025 - 2027.
 - Lập kế hoạch nguồn thực hiện cải cách tiền lương: Thực hiện theo quy định tại Khoản 9 Điều 19 Thông tư này.
  - Việc lập kế hoạch số bội chi/bội thu, vay và trả nợ của NSĐP các năm 2024 - 2026 thực hiện theo quy định Luật NSNN, Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 69/2017/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm, đảm bảo mức dư nợ vay của địa phương vào thời điểm cuối từng năm không vượt giới hạn theo quy định (trong đó làm rõ các nguồn: ODA vay về cho vay lại, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các nguồn tài chính hợp pháp khác).
6. Hiệu lực thi hành
Thông tư 49/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/08/2024 và áp dụng cho quá trình xây dựng dự toán NSNN năm 2025 và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2025 - 2027. Nội dung, quy trình và thời gian lập dự toán NSNN năm 2025 và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2025 - 2027 được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật và hướng dẫn tại Thông tư này.  (file đính kèm).
VP Tổng cục THADS
File đính kèm