Bãi bỏ 08 văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự
Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ngày 02/02/2018 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Thông tư số 01/2018/TT-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2018 bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, liên tịch ban hành.
Một số nhiệm vụ trọng tâm thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ
Để tổ chức triển khai nghiêm túc, kịp thời các văn bản, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính trong năm 2018, Tổng cục Thi hành án dân sự đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong hệ thống quán triệt đầy đủ đến công chức, người lao động của đơn vị Phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, chỉ đạo của Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tại Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2018, Kết luận của Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ tại Hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự, hành chính năm 2018, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác thi hành án dân sự, Chương trình công tác trọng tâm của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự, hành chính năm 2018 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2566/QĐ-BTP ngày 14/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).
Quy định mới về thực hiện niêm phong, mở niêm phong các loại vật chứng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
Ngày 16/11/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 127/2917/NĐ-CP quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng. Nghị định này quy định nguyên tắc; trình tự, thủ tục; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thực hiện niêm phong, mở niêm phong các loại vật chứng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.
Dưới đây là những nội dung cơ bản của Nghị định mà các cơ quan thi hành án dân sự cần lưu ý thực hiện:
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính
Trong thời gian qua, công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính đã được lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp quan tâm, tập trung chỉ đạo; chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính đã được nâng cao; tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, như: chưa kiểm sát được thường xuyên, đầy đủ, chặt chẽ các hoạt động thi hành án; chậm phát hiện, phát hiện không đầy đủ những vi phạm trong hoạt động thi hành án để kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu khắc phục; chất lượng một số cuộc trực tiếp kiểm sát chưa cao; nhiều việc thi hành án để tồn đọng nhiều năm chưa được phối hợp giải quyết, dẫn đến khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài.
Trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án
Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14, Nghị quyết số 41/2017/QH14 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2017/NĐ-CP ngày 16/10/2017 quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án (bao gồm thi hành hình phạt tiền và thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại); việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018.
Nhiều nội dung về xử lý nợ xấu trong thi hành án dân sự
Ngày 21/6/2017, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (gọi tắt là Nghị quyết số 42/2017/QH14). Nghị quyết này quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng (gọi chung là tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu); quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
Những nội dung pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm liên quan đến thi hành án dân sự
Bộ luật Dân sự ngày 24/11/2015 quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ với nhiều quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ từ Điều 292 đến Điều 350; mặt khác, Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25/11/2015, Luật Đất đai ngày 29/11/2013, Luật nhà ở ngày 25/11/2014, Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29/06/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 11/12/2014, Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004 cũng có nhiều quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, các quy định của các Luật nêu trên chưa quy định chi tiết về đăng ký biện pháp bảo đảm, vì vậy Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017, có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2017 về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Một số hướng dẫn mới về quản lý, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự
Việc quản lý, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự là những vấn đề quan trọng trong quá trình thi hành các bản án, quyết định hình sự. Việc quản lý, xử lý vật chứng của các cơ quan thi hành án dân sự mặc dù đã được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật.Tuy nhiên, do số lượng các văn bản liên quan đến quá trình chuyển giao, tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng thi hành án dân sự nhiều. Điều này gây không ít khó khăn cho cơ quan Thi hành án dân sự trong việc áp dụng pháp luật, đặc biệt là khi nội dung các quy định của những văn bản này khá cắt khúc và thiếu tính liên kết; một số quy định chưa thật sự thống nhất; những văn bản quy phạm pháp luật liên quan chưa quy định đầy đủ các nội dung cần thiết trong việc quản lý kho vật chứng đặc thù của cơ quan thi hành án dân sự.