Sign In

THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH PHÚ YÊN 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN SAU NGÀY TÁI LẬP TỈNH

20/06/2019

THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH PHÚ YÊN 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN SAU NGÀY TÁI LẬP TỈNH
          Sau 30 năm kể từ ngày tái lập tỉnh (01/7/1989 - 01/7/2019), hòa cùng với sự chuyển mình phát triển của tỉnh Phú Yên thì ngành Thi hành án dân sự tỉnh cũng thay đổi, phát triển, lớn mạnh không ngừng; trong đó có nhiều dấu mốc quan trọng mang tính lịch sử đối với quá trình xây dựng và phát triển của ngành Thi hành án dân sự tỉnh:
- Giai đoạn từ năm 1989 đến trước ngày 01/6/1993: Theo Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989 thì tổ chức và hoạt động thi hành án nằm trong Tòa án.
- Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2008: Kể từ ngày 01/6/1993 Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 có hiệu lực thi hành thì Hệ thống tổ chức thi hành án được xây dựng theo cơ cấu từ trung ương đến cấp huyện do Chính phủ thống nhất quản lý chỉ đạo; đây là giai đoạn đánh dấu công tác thi hành án dân sự được chuyển giao hoàn toàn từ ngành Tòa án sang các cơ quan Chính phủ. Theo đó, ở Trung ương có Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; ở các địa phương có Phòng Thi hành án thuộc Sở Tư pháp; Đội Thi hành án thuộc Phòng Tư pháp. Tại thời điểm bàn giao tháng 7/1993, Phòng Thi hành án dân sự tỉnh và các Đội Thi hành án cấp huyện có tổng số 11 người (4 Chấp hành viên, 7 cán sự); về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, kinh phí hoạt động hầu như chưa có gì; hết sức khó khăn, thiếu thốn về điều kiện làm việc và nhân sự.
 Năm 2004, khi Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2014 được ban hành, cơ cấu tổ chức của các cơ quan Thi hành án dân sự dần trở thành hệ thống tương đối độc lập, từ chỗ Phòng, Đội Thi hành án đã hình thành hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện độc lập về tổ chức, cán bộ, kinh phí và nghiệp vụ; chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND cùng cấp về mặt nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Giai đoạn từ 2008 đến nay: Kể từ khi Luật THADS năm 2018, hệ thống các cơ quan THADS được xác định rõ hơn theo nguyên tắc quản lý tập trung, thống nhất theo ngành dọc từ trung ương đến cấp huyện với một vị thế mới, tương xứng với nhiệm vụ được giao và phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp. Theo đó, các cơ quan Thi hành án trên địa bàn tỉnh chính thức tách ra khỏi Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp (theo Quyết định số 2950/QĐ-BTP ngày 06/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp); hoàn toàn độc lập về tổ chức và cơ chế hoạt động; về tên gọi của các cơ quan THADS, cấp tỉnh là Cục Thi hành án dân sự; cấp huyện là Chi cục Thi hành án dân sự. Hiện nay, về cơ cấu tổ chức, các cơ quan THADS trên địa bàn tỉnh có Cục THADS và 09 Chi Cục trực thuộc, nhân sự có 105 biên chế và 33 Hợp đồng lao động; công chức giữ chức danh pháp lý có 42 Chấp hành viên, 08 Thẩm tra viên và 20 Thư ký Thi hành án. Đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự không ngừng được củng cố, kiện toàn cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, kinh phí hoạt động được tăng cường. Nhờ đó, công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh ngày càng chuyển biến tích cực, kết quả thi hành án về việc và tiền năm sau cao hơn năm trước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Hiện nay, trung bình hàng năm các cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh thụ lý tổ chức thi hành hơn 7 nghìn việc thi hành án, với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng và tăng dần qua từng giai đoạn. Nhìn chung, kết quả thi hành án hàng năm đều đạt, vượt chỉ tiêu do Bộ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự giao hàng năm.      
Nhìn lại chặn đường 30 năm xây dựng và phát triển, trải qua nhiều giai đoạn đổi mới lộ trình cải cách tư pháp do đảng, nhà nước đề ra, ngành Thi hành án dân sự tỉnh Phú Yên đã phát triển vượt bậc về mọi mặc cả về quy mô, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, cơ sở vật chất, địa vị pháp lý, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của ngành do Đảng, Nhà nước giao.


Theo Lương Hữu Toàn - Văn phòng Cục THADS

Các tin đã đưa ngày: