Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ, công chức ngành Tư pháp, Thi hành án dân sự
(21/01/2021)
Trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta cũng như trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới công tác cán bộ. Theo Người, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc…, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”. Nghiên cứu về cán bộ và công tác cán bộ, Cố Tổng Bí thư Trường Chinh đã khẳng định: “… Cán bộ là vốn quý nhất”. Thật thế, vì ai thi hành chủ trương, ai chấp hành nhiệm vụ? Cố nhiên toàn dân, nhưng trước hết phải là cán bộ, nghĩa là những người xung phong, tích cực đem đường lối, chủ trương, chính sách đó tuyên truyền trong quần chúng, tổ chức, hướng dẫn quần chúng thi hành, làm gương mẫu cho nhân dân thi hành.
Giải quyết vướng mắc trong việc tổ chức thi hành quyết định giám đốc thẩm
(17/05/2017)
Ngày 25/11/2015, Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 10 đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 thay cho Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 và Luật số 65/2011/QH12. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 bao gồm các quy định về những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự và nhiều điểm mới cập nhật. Bộ luật tố tụng dân sự có nhiệm vụ góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Do đó, Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật đặc biệt là Luật tổ chức Tòa án nhân dân và các đạo luật có liên quan. Đồng thời sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 và Luật số 65/2011/QH12 nhằm tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý để Tòa án nhân dân thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Bàn về việc kê biên, xử lý tài sản chung
(17/05/2017)
Trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án thì pháp luật đã giao cho Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự được quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành án. Trong 06 biện pháp cưỡng chế cưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự thì biện pháp “Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ” được Chấp hành viên áp dụng nhiều nhất.
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân trong lĩnh vực thi hành án dân sự
(21/04/2017)
Tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ quan trọng luôn được Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đặc biệt quan tâm. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo tháng 10/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ, ngành, các địa phương tổ chức tốt việc tiếp công dân theo định kỳ và đột xuất; chủ động rà soát, nắm tình hình, kịp thời phát hiện và có giải pháp xử lí các trường hợp khiếu kiện đông người, vượt cấp ngay tại cơ sở.
Một số vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong pháp luật thi hành án dân sự trên cơ sở rà soát Bộ luật dân sự năm 2015
(08/09/2016)
Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2015 (BLDS) đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII ngày 24-11-2015, gồm 27 chương, 689 điều. Trong điều kiện hiện nay, khi bên cạnh BLDS đã và đang tồn tại ngày càng nhiều các đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động đặc thù như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật hôn nhân và gia đình, Luật Thi hành án dân sự… Như vậy, trong mối quan hệ với các luật chuyên ngành, BLDS đứng ở vị trí trung tâm với tư cách là luật gốc. Trên cơ sở đạo luật gốc này, qua quá trình rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong thi hành án dân sự, có một số vấn đề trong pháp luật thi hành án dân sự cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Các giải pháp cơ bản cần áp dụng ngay để giảm án tồn đọng hiệu quả trong thời gian tới
(04/06/2015)
Mục tiêu cơ bản, tổng quát của công tác thi hành án dân sự là đảm bảo cho các bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Do đó, trong thời gian qua, để thực hiện tốt mục tiêu này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và văn bản pháp luật quan trọng tạo nên nền tảng pháp lý khá vững chắc đồng thời hỗ trợ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Nhờ đó mà công tác thi hành án dân sự trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả rõ nét, ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế trước những yêu cầu mới của tình hình nhiệm vụ ngày càng khó khăn hơn, phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật đã đạt được thì vẫn còn không ít những bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành chưa được tổ chức thi hành dứt điểm, còn tồn đọng trong thời gian dài. khiến cho quyền, lợi ích hợp pháp của một bộ phận quần chúng nhân dân, cơ quan tổ chức, Nhà nước không được đảm bảo, gây bức xúc trong xã hội.
Bàn về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự
(04/06/2015)
Nhiệm vụ chính trị cơ bản của cơ quan Thi hành án dân sự là tổ chức thi hành dứt điểm bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án và các quyết định khác theo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên, trong thực tế vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà công tác thi hành án dân sự tại một số địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ việc, đặc biệt là những vụ án phức tạp, tồn đọng, kéo dài.
Quan điểm khác nhau về vụ cưỡng chế thi hành án dân sự
(04/06/2015)
Thực tiễn thi hành án dân sự cũng có nhiều vụ việc rất khó thi hành do nguyên nhân từ sự nhận thức cách áp dụng các quy định pháp luật khác nhau của các chủ thể trong thực tiễn đã dẫn đến có những quan điểm không đồng nhất để giải quyết vụ việc và chấp hành viên không biết lựa chọn làm theo phương án nào cho phù hợp và đúng quy định pháp luật.
Một số vướng mắc cơ bản trong thực tiễn thi hành Luật thi hành án dân sự
(04/06/2015)
Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 14/11/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009. Sau nhiều năm nghiên cứu, lần đầu tiên công tác thi hành án dân sự đã được điều chỉnh bởi một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý rất cao, điều chỉnh toàn bộ các mặt của công tác thi hành án dân sự từ thủ tục thi hành án, thủ tục miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với các khoản thu nộp cho ngân sách nhà nước, tổ chức bộ máy làm công tác thi hành án dân sự.