Thành viên Đoàn giám sát có đồng chí Nguyễn Kỳ Phùng, Ủy viên Ban thường vụ- Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức; các đồng chí đại diện lãnh đạo Ban Pháp chế HĐND Thành phố; Hội luật gia, đại diện lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân TP; Hội Luật gia TP; đại diện lãnh đạo các Phòng, ban: Công an TP, Tòa án nhân dân TP, Sở Tư pháp, Cục THADS Thành phố; Về phía Chi cục THADS thành phố Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh có đồng chí Nguyễn Thị Thu, Chi Cục trưởng, các đồng chí Phó Chi cục trưởng, Chấp hành viên cùng tham dự.
Tổng số việc phải giải quyết đứng đầu toàn thành phố
Báo cáo tại buổi giám sát bà Nguyễn Thị Thu, Chi Cục Trưởng Chi Cục THADS thành phố Thủ Đức cho biết, về việc: Tổng số phải giải quyết là 12.029 việc (trong đó số cũ chuyển sang (sau khi trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng): 4.391 việc, số thụ lý mới: 7,638 việc; số việc ủy thác thi hành án: 120 việc; số việc thu hồi quyết định thi hành án: 01 việc). Tổng số việc phải thi hành: 11.908 việc, So với cùng kỳ năm 2023: Số việc phải thi hành tăng 2.052
việc (tăng 20,82%)
Về tiền: Tổng số tiền giải quyế là: 7.226.972.408.000 đồng, trong đó số cũ chuyển sang (sau khi trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng): 3.311.649.407.000 đồng, số thụ lý mới: 3.915.323.001.000 đồng; số tiền ủy thác thi hành án: 302.698.649.000 đồng; số tiền thu hồi quyết định thi hành án: 601.449. đồng. Tổng số tiền phải thi hành: 6.923.672.310.000 đồng So với cùng kỳ năm 2023: Số tiền phải thi hành tăng 2.146.808.654.000 đồng (tăng 44.94%)
Bên cạnh đó Chi cục trưởng Nguyễn Thị Thu cũng báo cáo với Đoàn giám sát về những khó khăn, vướng mắc, các nguyên nhân khách quan cũng có các tác động, ảnh hưởng đến việc tổ chức, hoạt động và kết quả hoàn thành chỉ tiêu của Chi cục. Cụ thể theo Nghị quyết 1111/NQ - UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM, quy định TP.Thủ Đức chính thức được thành lập từ 01.01.2021, trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Đồng thời, thành lập TAND TP. Thủ Đức trên cơ sở: Giải thể TAND Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức (cũ) để thành lập TAND TP.Thủ Đức và thành lập Viện KSND TP.Thủ Đức, giải thể Chi cục THADS Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức để thành lập Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Thủ Đức.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu, Chi Cục trưởng Chi cục THADS thành phố Thủ Đức
phát đề xuất cơ chế đặc thù cho Chi cục THADS thành phố Đức
Chi cục THADS TP Thủ Đức thành lập từ tháng 01 năm 2021, địa bàn Thủ Đức có diện tích rộng, số lượng án phải thi hành lớn tương đương một tỉnh miền Bắc, miền Trung, nhưng biên chế lực lượng chấp hành viên ít, thiếu biên chế so với số lượng được giao (so sánh hiện số lượng biên chế của Tòa án nhân dân TP Thủ Đức khoảng 120, Viện kiểm sát nhân dân TP Thủ Đức là 75 nhưng của Chi cục Thi hành án dân sự TP Thủ Đức hiện chỉ có 47/49 biên chế)
Về cơ cấu nhân sự, có 26 Chấp hành viên (bao gồm Chi cục trưởng và 4 Phó Chi cục trưởng) nhưng hiện tổng số thụ lý (về việc, về tiền) chi cục này phải giải quyết trên 12.000 hồ sơ. Trung bình mỗi chấp hành viên tại chi cục phải thụ lý 400-500 việc/năm. Số lượng vụ việc kiểm tra hiện trạng, kê biên, giao tài sản, bán đấu giá… diễn ra với tần suất dày đặc.
Việc này gây áp lực rất lớn cho công chức thi hành án mặc dù đã làm thêm giờ, làm thêm thứ bảy, chủ nhật nhưng chưa thể hoàn thành 100% do khối lượng công việc quá lớn.
Mặt khác, do công việc của văn phòng quá tải, nên phải lấy 3 thư ký chuyên làm công tác văn phòng, 01 thư ký chuyên làm công tác báo cáo thống kê và 1 thư ký chuyên làm công tác Đảng.
Hầu hết chấp hành viên tại Chi cục Thi hành án dân sự TP Thủ Đức không có thư ký và số lượng thư ký tại chi cục thiếu trầm trọng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết công việc; số lượng văn bản hằng năm phải tống đạt là hơn 25.000, số lượng văn bản đến hằng năm khoảng 10.000. Trong khi đó, đối với hình thức tống đạt, giao nhận văn bản qua con đường giao nhận trực tiếp, xác minh điều kiện thi hành án trực tiếp… mất rất nhiều thời gian, công sức của chấp hành viên, thư ký thi hành án, đặc biệt đối với đương sự có địa chỉ xa cơ quan thi hành án ở ngoài TP Thủ Đức, ở ngoài địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì càng khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức hơn.
"Hiện nay qua từng năm, số lượng vụ việc phải thi hành án ngày càng tăng, tính chất ngày càng phức tạp, giá trị tiền và tài sản thi hành ngày càng lớn, trong khi đó theo quy định của pháp luật, việc tổ chức thi hành án dân sự với nhiều quy trình, thủ tục chặt chẽ tạo ra khối lượng công việc rất nhiều, gây áp lực cho cán bộ, công chức Chi ", bà Thu nêu
Từ những khó khăn trên, Chi cục Thi hành án dân sự TP Thủ Đức kiến nghị được tăng biên chế của chi cục lên 70 người để đáp ứng yêu cầu công việc, trong đó bổ sung 16 thư ký, 5 chuyên viên làm công tác văn phòng.
Cùng với đó, cần xây dựng hỗ trợ cơ chế đặc thù cho chi cục, bổ sung nguồn nhân lực trẻ, có tâm huyết với nghề, năng động, đầy năng lượng sống, có trình độ chuyên môn, trình độ công nghệ thông tin.
Kết luận tại buổi giám sát, ông Nguyễn Văn Đạt, Phó Trưởng Ban Pháp chế HĐND đánh giá Chi cục THADS TP Thủ Đức đã chuẩn bị báo cáo cụ thể và thẳng thắn nhận định; đưa ra các giải pháp và nguyên nhân. Nhiều kết quả đáng ghi nhận những nỗ lực của đơn vị; số thụ lý về việc và tiền đều tăng, cao so với toàn Thành phố. Phó trưởng Ban pháp chế cũng yêu cầu Chi cục THADS Thủ Đức tập trung rà soát, kiểm tra, đôn đốc để giải quyết những vụ việc tồn đọng kéo dài nhiều năm, nhất là số việc có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong từ 03 năm trở lên, đánh giá thực trạng hiện nay, phân tích cụ thể số liệu; ngoài ra cần đánh giá số liệu chi tiết, nhất là số vụ việc chuyển kỳ sau.
Đoàn giám sát yêu cầu Chi cục hực hiện nghiêm các quy định về tiếp công dân, tăng cường đối thoại trực tiếp, hạn chế khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thi hành án, góp phần giảm áp lực công việc và phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong thi hành án.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó