(Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy phát biểu khai mạc buổi tọa đàm)
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe tham luận về một số nội dung chưa được quy định cụ thể trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ vẫn còn nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau, như: Chuyên đề về
“Tổng quan thực tiễn thi hành Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 hướng dẫn một số điều về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án dân sự”; Chuyên đề
“Vấn đề kê biên, xử lý tài sản cầm cố, thế chấp để đảm bảo việc thi hành án”; Chuyên về
“Một số khó khăn, vướng mắc trên thực tế về thứ tự thanh toán tiền và đề xuất kiến nghị”; Chuyên đề
“Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đến việc thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm bị hủy bỏ”; Chuyên đề
“Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đến việc tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài tại Việt Nam, chưa được xuất cảnh đối với công dân Việt Nam, đề xuất kiến nghị”.
Sau khi nghe các tham luận, đại biểu tham dự đã có nhiều ý kiến phát biểu góp ý vào dự thảo 4 Thông tư liên tịch hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự để thay thế Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010, trong đó các ý kiến tham dự tập trung góp ý chủ yếu vào bố cục của dự thảo và một số vấn đề chưa được hiểu một cách thống nhất như: Vấn đề ra quyết định thi hành án đối với những bản án ấn định một thời hạn cụ thể để thực hiện toàn bộ nghĩa vụ; Ra quyết định thi hành án trong trường hợp rút hồ sơ thi hành án; Một số nội dung về thông báo thi hành án; Xác minh thi hành án; Về kê biên, xử lý tài sản để đảm bảo thi hành án; Vấn đề về thứ tự thanh toán tiền thi hành án….và nhiều vấn đề khác liên quan đến thực tế áp dụng các quy định của pháp luật về thi hành án.
Hội nghị cũng được nghe chuyên gia Nhật Bản, đại diện của tổ chức JAICA tại Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về thi hành án dân sự của Nhật Bản hiện nay và có nhiều ý kiến đóng góp vào dự thảo 4 Thông tư liên tịch.
Kết thúc hội nghị đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự chủ trì hội nghị, thay mặt tổ soạn thảo Thông tư đã tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp các các đại biểu để sửa đổi dự thảo Thông tư cho phù hợp với các quy định của pháp luật vào thực tiễn công tác Thi hành án dân sự.
Theo Ly Cốc