299
Thời gian qua công tác quản lý tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản luôn được lãnh đạo quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện, từng bước đưa công tác này vào nề nếp và hoạt động hiệu quả, công tác quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách Nhà nước ngày càng chặt chẽ; công tác kế toán nghiệp vụ được củng cố, chấn chỉnh và thực hiện tốt hơn; công tác thống kê số liệu chính xác phục vụ tốt cho công tác tổng hợp báo cáo. Tuy nhiên qua kiểm tra đối với công tác này vẫn còn một số sai phạm, hạn chế cần khắc phục, cụ thể:
- Đối với Kế toán ngân sách: Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ còn sơ sài, chưa chi tiết các nội dung, chưa thực hiện việc công khai tài chính theo quy định, báo cáo quyết toán số liệu chưa khớp đúng với sổ sách và đối chiếu với Kho bạc, chi lương từ phí thi hành án không đúng quy định,…
- Đối với Kế toán nghiệp vụ: Chưa thực hiện đúng quy định về thu, nộp quản lý phí thi hành án dân sự, về lập chứng từ và sổ sách kế toán, và báo cáo tài chính,…
- Đối với công tác thống kê: Chưa thực hiện việc đối chiếu số liệu giữa hồ sơ Chấp hành viên, kế toán và thống kê từ đó dẫn đến việc chênh lệch số liệu,…
Để công tác quản lý tài chính, báo cáo thống kê trong thời gian tới đạt kết quả tốt hơn, theo đúng quy định hiện hành, các đơn vị cần phải tổ chức chấn chỉnh và thực hiện tốt một số công việc sau:
1. Đối với kế toán ngân sách:
- Thực hiện việc rà soát lại Quy chế chi tiêu nội bộ, theo đó điều chỉnh, bổ sung các nội dung chi theo đúng quy định.
- Hàng quý, năm phải lập báo cáo công khai tài chính theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính.
- Các đơn vị thực hiện phần mềm kế toán vào cuối mỗi quý phải in sổ, thực hiện báo cáo quý theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính, đồng thời phải đối chiếu số liệu với Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản.
- Thực hiện chi lương từ phí thi hành án phải căn cứ vào việc hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ do Cục giao.
2. Đối với kế toán nghiệp vụ thi hành án:
2.1. Công tác thu, nộp, quản lý phí thi hành án dân sự:
- Chấp hành viên thực hiện việc quản lý biên lai thu phí, lập và cấp biên lai thu cho đối tượng nộp phí theo quy định. Khi làm thủ tục nộp tiền vào quỹ phải có Quyết định thu phí, biên lai thu chuyển cho Kế toán.
- Căn cứ vào tình hình thu phí, định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần cơ quan thu phí phải gửi số tiền phí thi hành án thu được vào tài khoản tạm giữ tiền phí tại Kho bạc.
- Định kỳ hàng tháng các đơn vị có trách nhiệm khóa sổ, đối chiếu sổ sách và trích nộp tiền thu phí thi hành án theo quy định.
2.2. Công tác kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự:
a) Về quản lý biên lai thu tiền thi hành án:
- Cục Thi hành án dân sự thống nhất việc in ấn, cấp phát, quản lý các loại biên lai thu tiền thi hành án theo quy định; kế toán nghiệp vụ tại Cục có trách nhiệm mở sổ theo dõi việc nhập, xuất biên lai cho các đơn vị, hàng năm các đơn vị cần cân đối số lượng lai sử dụng cho cả năm để việc in ấn được tập trung.
- Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc sử dụng biên lai, đối với các biên lai khi đã thực hiện thu tiền phải được nộp ngay vào quỹ. Trường hợp có sai sót khi ghi biên lai phải gạch chéo và ghi lại, đối với những biên lai xóa phải còn đủ 4 liên theo quy định.
- Hàng tháng phải chỉ đạo cho Chấp hành viên, người sử dụng biên lai lập báo cáo tình hình sử dụng biên lai theo mẫu, thực hiện việc kiểm tra thực tế và gửi về Cục (trước ngày 5 hàng tháng).
b) Về chứng từ kế toán:
- Tất cả các chứng từ khi lập phải ghi đầy đủ các tiêu chí trên chứng từ (tên đơn vị; họ tên người nộp, nhận; thu, chi theo quyết định THA; chữ ký,…).
- Đối với các chứng từ chi tiền thi hành án, xuất tài sản tang vật phải kèm bản phô tô chứng minh nhân dân của người nhận tiền, quyết định thi hành án. Tài sản tang vật kèm theo biên bản giao vật chứng, lệnh xuất kho tài sản tang vật và pho to giấy chứng minh nhân dân.
- Đối với các khoản chi về kinh phí cưỡng chế: chi kê biên, thẩm định, đấu giá phải giao cho kế toán các chứng từ gốc như hợp đồng,thanh lý hợp đồng, hóa đơn, danh sách nhận tiền,…để kế toán kiểm tra nội dung chi, mức chi và tính hợp pháp của hồ sơ.
- Phiếu xác định tiền, giá trị hạch toán tài sản, tang vật (mẫu 01-THA) phải do Chấp hành viên lập, sau khi có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị được chuyển cho kế toán làm căn cứ hạch toán ghi sổ.
- Đối với các khoản tạm ứng chi phí cưỡng chế Chấp hành viên phải lập kế hoạch, dự toán được lãnh đạo phê duyệt trước khi thực hiện cưỡng chế; các khoản tạm ứng cưỡng chế từ tiền người được thi hành án tự nguyện cho ứng trước phải được hạch toán qua tài khoản 632 – “Các khoản chi”.
- Đối với các khoản tiền, giấy tờ có giá, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ khi cơ quan công an chuyển giao phải mở niêm phong kiểm tra cụ thể, sau đó tổ chức niêm phong lại và gửi vào hệ thống kho bạc nhà nước cùng cấp nơi cơ quan thụ lý vụ án có trụ sở, tuyệt đối không được phép lưu thông (theo quy định tại khoản 6 điều 1 Nghị định 70/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 7 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ).
c) Về sổ sách kế toán:
Các đơn vị đều thực hiện việc ghi sổ bằng phần mềm kế toán nghiệp vụ thi hành án, tuy nhiên qua kiểm tra việc in sổ thường vào cuối quý, thậm chí cuối năm là chưa đúng, đề nghị chỉ đạo kế toán nghiệp vụ thực hiện việc in sổ vào cuối mỗi tháng, có đóng dấu giáp lai, có chữ ký của thủ trưởng đơn vị.
d) Về công tác quản lý tài chính:
- Một số khoản tiền thu của đương sự, tiền bán tài sản, tiền tạm thu, Chấp hành viên phải lên kế hoạch chi trả ngay cho đương sự, nếu chưa thực hiện được việc chi trả thì phải nộp vào kho bạc theo quy định không để tồn quỹ tiền mặt số tiền lớn, các đơn vị cần quy định ngày chi trả tiền thi hành án trong tuần để có kế hoạch rút tiền chi trả cho đương sự.
- Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất kế toán phải thực hiện việc đối chiếu tài khoản tiền gửi với ngân hàng, kho bạc, kiểm kê quỹ tiền mặt, kho vật chứng của đơn vị.
- Đối với các khoản chi phí cho kê biên, định giá, Chấp hành viên phải giao cho kế toán lưu giữ các chứng từ gốc.
đ) Chế độ báo cáo tài chính quý, năm:
- Hàng quý sau khi khóa sổ kế toán các đơn vị phải thực hiện việc đối chiếu số liệu việc và giá trị, sau khi đã chính xác lập báo cáo gửi về Cục theo quy định.
- Các đơn vị phải thực hiện đầy đủ các loại mẫu báo cáo theo quy định.
- Trong thời gian qua, nhìn chung các đơn vị thực hiện tốt công tác báo cáo tài chính, báo cáo thông kê, tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị gửi báo cáo chậm, số liệu không chính xác, từ đó làm ảnh hưởng đến công tác tổng hợp báo cáo Bộ theo quy định, đề nghị chấn chỉnh trong thời gian tới (theo quy định chậm nhất ngày 05 tháng đầu quý các đơn vị phải gửi báo cáo về Cục để tổng hợp).
3. Công tác phối hợp:
Hàng tháng thực hiện việc đối chiếu số liệu về việc và giá trị giữa kế toán, thống kê và Chấp hành viên để xác định chính xác số việc, giá trị thi hành án thực tế của đơn vị. Cụ thể:
+ Khi khóa sổ kế toán, đơn vị đối chiếu với sổ thụ lý thi hành án để xác định số việc phát sinh;
+ Định kỳ hàng tháng thực hiện việc đối chiếu giữa kế toán với Chấp hành viên để xác định chính xác số việc, giá trị phải thi hành án;
+ Khi kết thúc vụ việc, đơn vị thực hiện việc đối chiếu số liệu giữa Chấp hành viên và kế toán theo biểu B06-THA
+ Đối với các trường hợp thu, chi bằng biên bản (giao tay ba) hoặc khi có quyết định ủy thác, trả đơn, Chấp hành viên phải chuyển biên bản cho kế toán để hạch toán nhằm đảm bảo số liệu giữa báo cáo thống kê và báo cáo kế toán khớp số liệu.
4. Công tác thống kê, báo cáo:
+ Thực hiện việc báo cáo thống kê phải đúng theo mẫu quy định, số liệu thống kê phải khớp số liệu kỳ trước mang sang, khớp số liệu với kế toán và phải gửi đúng thời gian theo quy định.
Trên đây là một số sai sót trong công tác quản lý tài chính, báo cáo thống kê của các đơn vị trực thuộc và các biện pháp chấn chỉnh trong thòi gian tới./.
Theo QUANG TRI