Chấp hành viên ngoài việc giải thích pháp luật về thi hành án dân sự còn phải chủ động tuyên truyền các luật chuyên ngành khác như Luật dân sự, luật đấu giá, luật đất đai, luật Hôn nhân gia đình... cho người phải thi hành án, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Hình thức tuyên truyền được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua cán bộ địa phương cơ sở nơi có vụ việc, người có uy tín cá nhân với người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Tuyên truyền vận động đúng thời điểm đúng đối tượng, tạo thuận lợi cho công tác thi hành án dân sự giảm căng thẳng mâu thuẫn giữa các bên đương sự, tiến tới thỏa thuận, tự nguyện thi hành án.
Chấp hành viên giải thích, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án trước khi tổ chức cưỡng chế
Kết quả thi hành án dân sự năm 2022 của Chi cục, đã thi hành xong 1.308 việc/296.035.007.000 đồng đạt và vượt 02 chỉ tiêu về việc và tiền trên số có điều kiện thi hành án. Trong đó phải áp dụng biện pháp cưỡng chế chỉ có 03 vụ việc (chiếm 0,2 %), còn đa số thi hành án xong bằng biện pháp tự nguyện thi hành (chiếm 99%). Số vụ việc phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thấp đã góp phần ổn định chính trị trật tự xã hội tại địa phương, hạn chế tốn kém thời gian, chi phí của tổ chức cá nhân và Nhà nước.
Người phải thi hành án tự nguyện ký đơn xin nhận lại tài sản của gia đình sau khi được Cơ quan Thi hành án giải thích, thuyết phục.
Phát huy thành tích đã đạt được năm 2020, 2021. Với thành tích đạt được năm 2022 Chi cục thi hành án dân sự huyện Hoài Đức tiếp tục đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặng “Cờ thi đua ngành Tư pháp” “Bằng khen” của Bộ Trưởng Bộ tư pháp cho tập thể Chi cục thi hành án dân sự huyện Hoài Đức./.