Thi hành án dân sự (THADS) là đưa bản án, quyết định về dân sự của Tòa án, Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã có hiệu lực ra thi hành trên thực tế. THADS bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và lợi ích của nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.
Tại kỳ họp thứ nhất ngày 6/10/1992, Quốc hội Khóa IX đã ban hành Nghị quyết về việc chuyển giao công tác thi hành án dân sự từ Toà án nhân dân các cấp sang các cơ quan thuộc Chính phủ, đồng thời, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự 1993 làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống cơ quan thi hành án dân sự và hình thành cơ chế quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và tổ chức thi hành án dân sự.
Về Công tác cán bộ:
Tháng 7/1993, các Toà án địa phương chính thức bàn giao công tác thi hành án sang Phòng thi hành án tỉnh có 6 biên chế và với 12 Đội thi hành án cấp huyện với số lượng 42 người, trong đó có 25 Chấp hành viên. Phần lớn số cán bộ ở thời điểm bàn giao chưa bảo đảm đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định, đa số không có kế toán, thủ quỷ mà do lãnh đạo hoặc chấp hành viên kiêm nhiệm, Hầu hết các Chấp hành viên chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ mà chỉ qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ ngành và quản lý nhà nước, hầu hết chưa có bằng đại học luật, kể cả chính trị.
Từ đó đến nay là giai đoạn vừa nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Chấp hành viên vừa tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngạch công chức các cơ quan THADS. Nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nên đến nay toàn tỉnh có 163/170 biên chế, trong đó: có 72 chấp hành viên (Chấp hành viên cao cấp 01 đồng chí, chấp hành viên trung cấp 28 đồng chí, chấp hành viên sơ cấp 43 đồng chí); Thẩm tra viên 22 đồng; thư ký thi hành án 24 đồng chí; kế toán 24 đồng chí, còn lại là cán bộ, công chức khác. Ngoài ra còn hợp đồng theo Nghị định 161 của Chính phủ. Hiện nay Cục THADS tỉnh có 5 phòng chuyên môn thuộc cục và 15 chi cục THADS huyện, thành phố.
Kết quả thi hành án tăng cả về số việc và tiền
Giai đoạn 1993-2003 thực hiện Pháp lệnh 1993 và giai đoạn 2004 - 2008 thực hiện Pháp lệnh năm 2004. Nhìn chung, trong hai giai đoạn này, tổ chức và hoạt động THA vẫn còn mới mẽ từng bước hoàn thiện về thể chế, đội ngũ cán bộ ngày được chuẩn hóa…. nhưng với việc lãnh đạo, điều hành sâu xác công việc, từ đó luôn hoàn thành nhiệm vụ được cấp trên giao hàng năm.
Tổng số việc thụ lý giai đoạn 2009-2012 thực hiện Luật THADS số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008. Kết quả thi hành về việc là 54.761 việc, đã giải quyết xong là 36.867 việc, đạt tỷ lệ 89%; kết quả thi hành về tiền là 1.752.141.363.000 đồng, đã giải quyết xong là 613.111.831.000 đồng, đạt tỷ lệ 78,25%; Kết quả thi hành xong về việc và tiền so với số có điều kiện giai đoạn này tăng mạnh, nhất là từ năm 2009 trở lại đây (sau thời điểm Luật Thi hành án dân sự 2008 có hiệu lực).
Từ năm 2013 hệ thống cơ quan THADS tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về THADS theo các Nghị quyết của Quốc hội, đặc biệt là Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án; thực hiện Luật THADS số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2014 ngày 25/11/2014; thực hiện Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 về công tác Tư pháp, trong đó có THADS. Kết quả thi hành xong năm sau cao hơn năm trước như: Năm 2013 thi hành xong 10.909 việc, đạt tỷ lệ 89%, tiền 231.634.945.000 đồng 83% đến năm 2022 thi hành xong 12.056 việc, đạt tỷ lệ 82,31%, tiền 1.165.081.049.000 đồng 57,79% và 9 tháng đầu năm 2023 thi hành xong 8.587 việc, đạt tỷ lệ 70.54%, tiền 777.301.256.000 đồng 37,89% so với án có điều kiện thi hành.
Tham mưu Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 11 về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác thi hành án dân sự, theo dõi án hành chính trên địa bàn tỉnh.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường
Về trụ sở, phương tiện làm việc hầu như không có gì để bàn giao vì Tòa án thời điểm đó cũng hết sức khó khăn, thiếu thốn. Ngay sau khi tiếp nhận bàn giao, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và UBND cấp huyện đã quan tâm bố trí trụ sở làm việc cho các cơ quan THA, nhưng đây chỉ là sự khắc phục trước mắt, tạm thời để đảm bảo cho các cơ quan THA đi vào hoạt động, Phòng THA tỉnh tại chợ Vĩnh Thanh Vân với diện tích khoản 40 m
2, một số Đội THA chưa có nơi làm việc riêng, kho tang vật vẫn phải gửi nhờ một số cơ quan khác.
Từ năm 2006-2008, việc đầu tư trang thiết bị và phương tiện làm việc cho các cơ quan THADS địa phương được thực hiện theo Đề án “
Đầu tư trang bị phương tiện làm việc cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp giai đoạn 2006-2010”. Về cơ bản, các cơ quan THADS địa phương đã được trang bị các trang thiết bị, phương tiện làm việc thiết yếu để phục vụ công tác như: các phương tiện đi lại (xe ô tô, xe máy); các trang thiết bị, phương tiện làm việc (máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy fax,…); các công cụ, phương tiện hỗ trợ công tác thi hành án (loa pin cầm tay, máy ảnh, máy ghi âm, gậy điện, súng bắn đạn cao su...).
Từ năm 2009 đến nay cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư, đổi mới căn bản. Cục THADS tỉnh và 15/15 Chi cục THADS điều được bố trí xây dựng trụ sở làm việc; về kho vật chứng hiện có 4/16 đơn vị có kho vật chứng; phương tiện đi lại với 17 xe ô tô (tỉnh 4, huyện 13) và mỗi huyện từ 2-3 xe máy các loại để phục vụ công tác và cưỡng chế, vận chuyển tang vật. các trang thiết bị, phương tiện làm việc bàn, ghế, máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy fax,… được trang bị đầu đủ; Công cụ hỗ trợ được trang bị phù hợp với đặc thù hoạt động nhằm mục tiêu tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động THADS trên địa bàn.
Kết quả thi đua, khen thưởng
Để kịp thời khích lệ, động viên đối với những nỗ lực, cố gắng không biết mệt mỏi của công chức, người lao động các cơ quan THADS trong tỉnh, những năm vừa qua Đảng, Nhà nước, Bộ Tư pháp đã tặng nhiều phần thưởng cao quý cho các tập thể, cá nhân trong tỉnh. Cụ thể là: Chi cục THADS huyện An Biên được tặng thưởng Huân chương Lao động các hạng ba và nhiều cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động các hạng điển hình như: đ/c Trịnh Thanh Vũ, đ/c Nguyễn Văn Lâm, đ/c Trịnh Minh Dũng, đ/c Phạm Thị Yến, đ/c Dương Trung Nguyên, đ/c Nguyễn Quốc Trung; nhiều tập thể và cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều đồng chí được tặng bằng khen của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh và giấy khen của Tổng cục trưởng, cục trưởng. Cục THADS tỉnh được tặng cờ thi đua của chính phủ; có nhiều tập thể được tặng Cờ thi đua Ngành Tư pháp điển hình như: Cục THADS tỉnh, Chi cục huyện An Biên, thành phố Rạch Gía, huyện Phú Quốc; nhiều cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua Ngành Tư pháp. Ngoài ra, còn nhiều cá nhân được khen thưởng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, lao động tiên tiến; tập thể lao động xuất sắc, lao động tiên tiến và nhiều tấm gương điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tiếp tục phát huy truyền thống và những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, trong thời gian tới, toàn ngành THADS tỉnh Kiên Giang quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với những nội dung thiết thực như sau:
1
. Tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng; Đại hội lần thứ XI của Đảng bộ tỉnh; hoàn thành các yêu cầu, nhiệm vụ về THADS theo Nghị quyết của Quốc hội giao và triển khai thực hiện Chỉ thị 11 của tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác thi hành án dân sự, theo dõi án hành chính trên địa bàn tỉnh.
2. Tập trung mọi nguồn lực quyết tâm đảm bảo thi hành đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ THA theo chương trình Kế hoạch công tác năm 2023 của Tổng cục THADS giao; đồng thời làm tiền đề cho thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ những năm tiếp theo.
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, Chấp hành viên, công chức có năng lực, đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức tuyệt đối chấp hành Pháp luật, ý thức phục vụ nhân dân, công tâm khách quan, không vi phạm kỹ luật, hạn chế đến mức thấp nhất về sai sót vi phạm. Thực hiện nghiêm Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp.
4. Thực hiện tốt việc rà soát, phân loại việc, tiền thi hành án.Trên cơ sở đó tổ chức thi hành dứt điểm những vụ việc có điều kiện thi hành, tránh để tình trạng tồn đọng, kéo dài, nhất là án liên quan đến tín dụng ngân hàng, những vụ án lớn liên quan đến tham nhũng.
5. Tăng cường công tác tự kiểm tra nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai sót, vi phạm. Kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ, công chức có vi phạm, siết chặt kỷ cương công vụ.
6. Tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về THADS đạt chất lượng, đảm bảo triệt để, dứt điểm các đơn, không để tồn đọng và hạn chế khiếu nại, tố cáo vượt cấp trên.
7. Tập trung xây dựng ngành trong sạch, vững mạnh, kiện toàn tổ chức, cán bộ của Cục, các Chi cục. Trong đó, tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.
8. Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và cơ quan nội chính, cùng chính quyền địa phương, tích cực phối hợp với các ngành hữu quan, các cơ quan báo, đài, các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương trong công tác THADS.
9. Tăng cường ứng dụng công nghê thông tin trong hoạt động quản lý chỉ đạo điều hành công tác THA; phần mền trong quản lý án; yêu cầu hổ trợ trực tuyến trong THA; vận hành tốt trang thông tin điện tử cục THA đảm bảo kịp thời, thông suốt.