Sign In

Vấn đề thu phí thi hành án

23/06/2017

Việc thu phí thi hành án dân sự, góp phần bảo đảm thực hiện được chính sách tài chính của Nhà nước. Bù đắp các khoản chi phí mà Nhà nước bỏ ra để thực hiện các hoạt động trong việc tổ chức thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự (THADS), giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
 
            Việc thi hành án, gắn liền với quyền, lợi ích của người được thi hành án theo Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Khi người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan THADS ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành. Kể từ khi có quyết định thi hành án, cho đến khi thi hành án xong, người phải thi hành án phải chịu một khoản phí thi hành án.
            Điều 60 luật THADS qui định: “Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự”. Việc thu phí THADS được hướng dẫn tại Điều 46 Nghị định số 62/2016 ngày 18/7/2015 của Chính phủ. Qui định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật THADS (gọi tăt là Nghị định 62/2016 ngày 18/7/2015) và Điều 47, 48 Nghị định này qui định không thu, miễn giảm phí THADS. Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của bộ Tài chính. Qui định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí THADS. Tuy nhiên, áp dụng pháp luật vào thực tiễn thu phí THADS chưa thống nhất, còn tranh luận.
             Ví dụ: Việc thi hành án, Chấp hành viên đang tổ chức thi hành (chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế), thì hai bên tự trả cho nhau được 80.000.000đ, sau đó người được thi hành án có văn bản báo cho cơ quan thi hành biết (khi đó chưa có thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của bộ Tài chính. Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự). Vậy trường hợp này có phải thu phí THADS không?
Có ý kiến cho rằng: Trường hợp này phải thu phí THADS, bởi đã có quyết định thi hành án và Chấp hành viên đang tổ chức thi hành. Hơn nữa, có như vậy mới triệt để, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Ý kiến khác cho rằng, tuy đã có quyết định thi hành án và Chấp hành viên đang tổ chức thi hành. Nhưng chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế, Chấp hành viên cũng không chứng kiến các đương sự tự trả cho nhau. Trường hợp này không thu phí THADS là phù hợp qui định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định 62/2016 ngày 18/7/2015 và có lợi cho đương sự, phù hợp pháp luật.
Vậy, trường hợp này có phải thu phí THADS hay không? Chúng tôi đồng quan điểm với ý kiến thứ hai, tại khoản 2 Điều 46 Nghị định 62/2016 ngày 18/7/2015, qui định: “Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án và chứng kiến các đương sự thỏa thuận tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì phải chịu 1/3 mức phí thi hành án quy định tại Khoản 1 Điều này”.
Ở ví dụ này, các đướng sự (người được thi hành án và người phải thi hành án) tự trả cho nhau. Sau đó, người được thi hành án có văn bản báo cho cơ quan thi hành biết. Cơ quan THADS không hề chứng kiến việc này, mặc dù đã ra quyết định thi hành án và đang tổ chức thi hành. Theo qui định tại điều luật nêu trên, thì cơ quan THADS không có căn cứ để thu phí THADS.
Trên đây là một ví dụ, mặc dù đã có pháp luật qui định, nhưng còn có quan điểm khác nhau. Thực tiễn THADS tất yếu sẽ xẩy ra, rất mong nhận được sự trao đổi của quí độc giả, nhất là những người làm công tác THADS.

 


Theo Phạm Công Ý - Phòng Kiểm tra và GQKNTC

Các tin đã đưa ngày: