Sign In

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 1: Lắng nghe, gỡ khó và hành động

11/12/2023

Tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV (tháng 5-2023), đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) đã từng có phát biểu nức lòng về tiền lương bộ đội. Đại biểu dẫn chứng, mức lương của đồng chí quân nhân chuyên nghiệp lái xe tăng chỉ bằng một nửa thu nhập của tài xế xe công nghệ Grab - như vậy thì rất thiệt thòi... ; đại biểu nhấn mạnh việc cải thiện tiền lương cho lực lượng vũ trang là đòi hỏi cấp bách để cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác.

Câu chuyện tiền lương cũng nhiều lần làm "nóng" nghị trường Quốc hội trong rất nhiều phiên họp. Các đại biểu cho rằng, đất nước chúng ta không thiếu người tài, và có nhiều người tâm huyết, muốn cống hiến ngay trên đất nước mình nhưng thực sự cần một chính sách tiền lương đủ mạnh, tạo động lực, niềm tin cho người lao động. Và, khi cải cách tiền lương rất cần thay đổi căn bản, thực chất, chứ không chỉ về hình thức...

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 1: Lắng nghe, gỡ khó và hành động
 
Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 1: Lắng nghe, gỡ khó và hành động
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các đại biểu Quốc hội trong các phiên thảo luận, biểu quyết thông qua nhiều nội dung tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV.

Lắng nghe ý kiến từ các đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân, nhất là đội ngũ công chức, viên chức, trong đó có lực lượng vũ trang, ngày 9-11 vừa qua Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó đã chính thức "chốt" thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 1-7-2024; điều chỉnh lương hưu; bãi bỏ tất cả các cơ chế thu nhập đặc thù.

 

Là người dành nhiều tâm huyết đối với vấn đề cải cách tiền lương trong nhiều năm qua, TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội đánh giá việc Quốc hội thông qua nghị quyết chính thức thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 1-7-2024 là một quyết sách đúng đắn, cần thiết, đúng thời điểm, đủ điều kiện.

Là người dành nhiều tâm huyết đối với vấn đề cải cách tiền lương trong nhiều năm qua, TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) của Quốc hội đánh giá việc Quốc hội thông qua nghị quyết chính thức thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 1-7-2024 là một quyết sách đúng đắn, cần thiết, đúng thời điểm, đủ điều kiện.

"Lần này, Quốc hội thống nhất cao với phương án trình của Chính phủ về cải cách chính sách tiền lương là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng, là tin vui đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Đây là cơ sở để góp phần cải thiện đời sống cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, mục tiêu là làm cho nhóm đối tượng này có nguồn thu nhập tăng lên, bảo đảm cuộc sống. Đồng thời, đây là thời điểm thích hợp để chúng ta củng cố, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, để tăng cường năng lực cán bộ, xây dựng bộ máy cơ quan công quyền vững mạnh, thu hút người tài và giữ chân cán bộ có năng lực", TS Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 1: Lắng nghe, gỡ khó và hành động
 

Bên cạnh chủ đề tiền lương, vấn đề nhà ở cho lực lượng vũ trang cũng là nội dung cũng được các đại biểu quan tâm, nhiều lần nêu ý kiến. Việc cải thiện môi trường, điều kiện để các cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn cung về nhà ở xã hội, thuê nhà công vụ... cũng là đòi hỏi cấp thiết. Trong quá trình thảo luận về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), các đại biểu bày tỏ nhất trí cao về việc dự thảo luật bổ sung quy định về phát triển nhà ở cho các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang là hợp lý và cần thiết; đồng thời cũng đề nghị dự thảo luật bổ sung, mở rộng diện đối tượng được thuê nhà ở công vụ nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút nhân tài cho lực lượng vũ trang.

Từ ý kiến các đại biểu Quốc hội, của cử tri và nhân dân, Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được thông qua mới đây đã bổ sung thêm nhiều điều khoản, đối tượng được thụ hưởng chính sách về nhà ở công vụ. Trong đó, luật thiết kế một mục riêng thuộc chương về chính sách nhà ở xã hội, quy định về “nhà ở cho lực lượng vũ trang” - đây là quy định mới so với Luật Nhà ở năm 2014.

Thực tế, thời gian qua, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã triển khai, thực hiện việc xây dựng nhà ở tập trung của các đơn vị trong lực lượng vũ trang; đáp ứng ngày càng tốt hơn cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang học tập, công tác, sinh hoạt và trực sẵn sàng chiến đấu... Tuy nhiên, để có cơ sở pháp lý cao, tiếp tục thực hiện thống nhất, đạt hiệu quả trong đầu tư xây dựng, quản lý, bảo vệ và sử dụng thì cần phải bổ sung loại nhà ở này vào luật.

Ghi nhận tại Quân chủng Hải quân, Chuẩn Đô đốc Đỗ Văn Yên, Phó chính ủy Quân chủng Hải quân, đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, đến nay, các đơn vị trực thuộc Quân chủng cơ bản đã có nhà ở công vụ dành cho đối tượng khó khăn về nhà ở, nhà ở công vụ, giảm bớt đi phần nào khó khăn cho bộ đội Hải quân, như nhà công vụ các Vùng 1, 2, 3, 4, 5, Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126...

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 1: Lắng nghe, gỡ khó và hành động
Thời gian qua, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã triển khai, thực hiện việc xây dựng nhà ở tập trung của các đơn vị trong lực lượng vũ trang; đáp ứng ngày càng tốt hơn cho cán bộ, chiến sĩ học tập, công tác, sinh hoạt và trực sẵn sàng chiến đấu...

Còn đối với cô giáo Nguyễn Thị Hoa, giáo viên Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh - Cơ sở Tân Triều (Hà Nội) thì việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn chuyên đề giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã mang lại tác động tích cực nhất, cụ thể nhất thông qua Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo cô giáo Nguyễn Thị Hoa, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng công phu, nghiêm túc; việc đổi mới phương pháp giáo dục được tổ chức thực hiện ở tất cả các cơ sở giáo dục; được định hướng trong chương trình tổng thể; cụ thể hóa trong các chương trình, môn học và được thể hiện ở từng nội dung giáo dục, hướng tới mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất theo yêu cầu của chương trình. Học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, kiểm tra, định hướng. Hình thức tổ chức dạy học được đa dạng hóa và được ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 1: Lắng nghe, gỡ khó và hành động
Kết quả của chuyên đề giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã mang lại tác động tích cực, cụ thể.

Ông Vũ Trọng Hòa, Giám đốc Công ty cổ phần kiến trúc và xây dựng Cát Tường, TP Thanh Hóa bày tỏ vui mừng khi Quốc hội vừa thông qua Luật Đấu thầu 2023 vào ngày 24-6 vừa qua.

Ông Hòa nhắc đến một số điểm mới đáng chú ý trong luật và bày tỏ: “Việc Quốc hội thông qua Luật Đấu thầu 2023 với nhiều điểm mới sát thực tiễn đã thể hiện rõ Quốc hội đã có sự giám sát rất chặt chẽ trong thực tiễn hoạt động đấu thầu. Luật Đấu thầu 2023 giúp mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ tiếp cận nhiều hơn với môi trường đầu tư công; bảo đảm các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng, minh bạch và mang lại hiệu quả kinh tế. Đồng thời, bên mời thầu cũng có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận được với các nhà thầu có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu".

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng qua 3 kỳ họp và dự kiến được thông qua ở Kỳ họp thứ sáu. Tuy nhiên, sau khi xem xét toàn diện, thận trọng, lắng nghe nhiều ý kiến cũng như những băn khoăn từ của tri, nhân dân, chuyên gia và các đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định chưa thông qua dự thảo luật này tại Kỳ họp thứ sáu để có thêm thời gian tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện đồng bộ các dự thảo nghị định, văn bản quy định chi tiết, bảo đảm hiệu lực đồng thời với luật sau khi được ban hành.

Đặc biệt, Quốc hội đã thực hiện một công việc rất quan trọng, ghi dấu ấn giữa nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XV này, đó là thực hiện quyền giám sát tối cao thông qua hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Việc lấy phiếu tín nhiệm được chuẩn bị và thực hiện chặt chẽ, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, nghiêm túc theo đúng nội dung, quy trình, thủ tục quy định.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã đánh giá khách quan, trung thực về kết quả đạt được trên các lĩnh vực mà những người được lấy phiếu tín nhiệm được giao quản lý. Đây cũng là nguồn thông tin quan trọng để mỗi chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn phát huy năng lực, sở trưởng, tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

TS Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cũng liệt kê rất nhiều chuyển biến của Chính phủ sau những kiến nghị, giám sát của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội. Đại biểu dẫn chứng, đó là sự quan tâm đầu tư đối với lĩnh vực văn hóa, chỉ đạo văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế sau đề nghị của đại biểu về quan tâm đến phát triển văn hóa tại các kỳ họp trước.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có chỉ đạo rà soát để sửa đổi cho phù hợp sau khi đại biểu Việt Nga có những kiến nghị đối với Nghị định số 116 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm; hay những chỉ đạo quyết liệt nhằm nâng cao năng suất lao động sau kiến nghị của đại biểu về quan tâm, nâng cao năng suất lao động xã hội...

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 1: Lắng nghe, gỡ khó và hành động
 

Trên đây là chỉ là một vài câu chuyện cho thấy sự chủ động lắng nghe, sự thận trọng, trách nhiệm của Quốc hội khóa XV đối với những ý kiến, phản ảnh của cử tri, nhân dân và các đại biểu Quốc hội.

Đánh giá cao hoạt động giám sát của Quốc hội cùng các cơ quan của Quốc hội thời gian vừa qua, đại biểu Hoàng Minh Hiếu (đoàn Nghệ An, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) cho biết, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, hoạt động giám sát của Quốc hội đã có nhiều đổi mới trên nhiều mặt, đáp ứng được sự mong đợi của các cử tri, nhân dân.

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 1: Lắng nghe, gỡ khó và hành động
 

Theo đó, về mặt thể chế, trong nhiệm kỳ này, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tiến hành hoạt động giám sát. Mặt khác, thực tiễn tổ chức hoạt động giám sát trong nhiệm kỳ này cũng đã có nhiều đổi mới, sáng tạo nhằm tăng hiệu lực, hiệu quả của hoạt động chất vấn. Chẳng hạn, việc tổ chức các hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội được tổ chức theo trình tự, thủ tục nhanh, gọn hơn, tập trung vào những vấn đề nóng, cấp thiết, được dư luận hết sức quan tâm.

"Điển hình như việc trước những phản ánh của các doanh nghiệp về hoàn thuế giá trị gia tăng, Ủy ban Tài chính và Ngân sách đã kịp thời tổ chức phiên giải trình về nội dung này vào tháng 8-2023. Hoặc trước yêu cầu của việc giải quyết các kiến nghị của cử tri, từ Kỳ họp thứ năm của Quốc hội khóa XV, trong chương trình làm việc của từng kỳ họp đã bố trí riêng một phiên thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri", đại biểu Hoàng Minh Hiếu dẫn chứng.

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu cũng đánh giá, các hoạt động giám sát trong nhiệm kỳ này có tác động rất thực chất, góp phần tháo gỡ những vướng mắc, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan.

"Chẳng hạn, hoạt động giám sát về việc thực hiện pháp luật về quy hoạch đã đề ra các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trong quá trình lập các quy hoạch ở các cấp khác nhau, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các quy hoạch. Hoặc như đối với hoạt động giám sát về việc triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia thì ngay từ thời điểm bắt đầu tiến hành triển khai hoạt động giám sát này đã có tác động thúc đẩy Chính phủ và các bộ, ngành triển khai mạnh mẽ các nội dung thuộc chương trình", đại biểu Hoàng Minh Hiếu nói.

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 1: Lắng nghe, gỡ khó và hành động
Quốc hội khóa XV đã thực hiện một công việc rất quan trọng, ghi dấu ấn giữa nhiệm kỳ, đó là thực hiện quyền giám sát tối cao thông qua hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Còn TS Nguyễn Thị Mai Thoa, đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cũng đánh giá, trong công tác giám sát, việc triển khai các hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tổ chức bài bản, khoa học, chặt chẽ, được cử tri và nhân dân đánh giá cao.

"Các Đoàn giám sát đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành giám sát, có sự đổi mới mạnh mẽ về cách thức tổ chức giám sát; phối hợp chặt chẽ với Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội ở các địa phương và các cơ quan có liên quan; tăng cường huy động sự tham gia của đội ngũ chuyên gia, cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn trong quá trình giám sát. Nhờ đó, hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội đã có hiệu quả thiết thực, hỗ trợ tích cực cho hoạt động lập pháp của Quốc hội và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước", TS Nguyễn Thị Mai Thoa phân tích.

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 1: Lắng nghe, gỡ khó và hành động
 

 

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 1: Lắng nghe, gỡ khó và hành động
 

 

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 1: Lắng nghe, gỡ khó và hành động
Các đại biểu Quốc hội thảo luận sôi nổi tại các phiên họp của Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV.

PGS, TS Bùi Hoài Sơn (đại biểu đoàn TP Hà Nội, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội) cũng cho rằng, ngay từ đầu nhiệm kỳ XV, với mục tiêu không ngừng “đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội”, hoạt động giám sát của Quốc hội đã được tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ, bảo đảm tiến độ, hoàn thành toàn bộ các nội dung theo kế hoạch.

"Tôi đặc biệt ấn tượng với việc lần đầu tiên, Quốc hội tiến hành giám sát Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông - việc này đã cung cấp bức tranh tổng thể, toàn diện, sâu sắc về tình hình đổi mới giáo dục phổ thông, với nhiều nội dung, giải pháp, kiến nghị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Chuyên đề giám sát đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của các cấp, các ngành và cử tri, nhân dân. Kết quả của cuộc giám sát là cơ sở để hoàn thiện hơn việc triển khai chương trình giáo dục đặc biệt quan trọng này".

"Tất cả những đổi mới này giúp chúng ta tin tưởng hơn vào việc hoạt động giám sát giúp đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo đảm cho luật pháp được thi hành nghiêm và thống nhất, từ đó đề cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân", PGS, TS Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 1: Lắng nghe, gỡ khó và hành động
 

Nhấn mạnh kết quả của hoạt động giám sát là tấm gương để các bộ, ngành tự soi, tự sửa để đáp ứng yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp, người dân, PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhấn mạnh quan điểm: Nếu quá trình thực thi pháp luật không coi trọng hoạt động giám sát thì rất khó để đơn vị, nhất là người đứng đầu hiểu được, thấy được mình còn những khiếm khuyết gì cần phải sửa chữa, cần phải thay đổi.

Qua theo dõi các hoạt động của Quốc hội khóa XV, PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ cho rằng nhiệm kỳ này có sự đổi mới mạnh mẽ về hoạt động lập pháp, giám sát và cả các quyết định quan trọng. Riêng hoạt động giám sát được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặc biệt quan tâm, tập trung thực hiện ngay từ đầu nhiệm kỳ, có tính hệ thống, tính liên tục và quyết liệt. Điều này được thể hiện qua công tác xem xét báo cáo, đẩy mạnh công tác giám sát chuyên đề, công tác chất vấn và lấy phiếu tín nhiệm.

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 1: Lắng nghe, gỡ khó và hành động
 

Nhắc lại lời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ rằng phương châm giám sát là để góp phần cho kiến tạo và phát triển, PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh, điều đó có nghĩa là hoạt động giám sát không phải để tìm ra những tồn tại gây khó cho Chính phủ, mà là tìm ra vấn đề để cùng tháo gỡ điểm nghẽn, đưa chính sách vào cuộc sống, tất cả vì sự kiến tạo, phát triển của đất nước.

Thông qua các báo cáo giám sát, PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ nhận thấy, hầu hết đã chỉ rõ được ai, ở đâu, làm gì và tại sao để xảy ra những tồn tại, ách tắc, vướng mắc khiến các chính sách chưa đi vào cuộc sống, nhân dân, doanh nghiệp còn nhiều băn khoăn. Kết quả, trong năm, Quốc hội đã ban hành nhiều quyết sách, nhất là những quyết sách liên quan đến vấn đề kinh tế, tạo sự ổn định xã hội, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, lấy lại đà tăng trưởng cho năm 2024 và các năm tiếp theo.

“Tôi tin tưởng rằng, với cách làm và trách nhiệm như vậy, những đóng góp các đại biểu sẽ giúp đất nước thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024”, PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ bày tỏ.

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 1: Lắng nghe, gỡ khó và hành động
 
  • Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 1: Lắng nghe, gỡ khó và hành động
  • Nội dung: NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ
  • Ảnh: VĂN PHÒNG QUỐC HỘI, BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC


Theo qdnd.vn

Các tin đã đưa ngày: