Sign In

Bồi thường nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự nhìn từ công tác phối hợp

30/04/2024

Công tác thi hành án dân sự có đối tượng thi hành là bản án, quyết định liên quan đến quyền tài sản và quyền nhân thân của các chủ thể có sự đối lập, mâu thuẫn với nhau về mặt lợi ích, vì vậy đây là hoạt động mang tính rủi ro, chứa đựng nhiều nguy cơ phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước lần đầu tiên được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18/6/2009 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010. Tiếp đó, ngày 20/6/2017, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thay thế Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ của cơ quan nhà nước gây ra, trong đó có người thi hành công vụ của cơ quan thi hành án dân sự.
Để triển khai thi hành hiệu quả Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự, đảm bảo đưa các quy định của pháp luật về bồi thường nhà nước áp dụng trong thực tiễn, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, kịp thời thời của các cơ quan, ban ngành có liên quan như Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Bồi thường nhà nước, Tòa án, Viện Kiểm sát, Sở Tư pháp,...Nhìn lại công tác thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong thời gian vừa qua, quan hệ phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan có liên quan ngày càng đi vào nền nếp, đạt được những kết quả quan trọng, góp phần triển khai thực hiện hiệu quả Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ việc phải bồi thường nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự.
I. Một số kết quả đạt được trong công tác phối hợp
1. Phối hợp với Cục bồi thường nhà nước
Cục Bồi thường nhà nước là cơ quan có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về công tác bồi thường nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.
Đối với cơ quan thi hành án dân sự, theo quy định pháp luật sẽ có trách nhiệm: (1) Là cơ quan giải quyết bồi thường (theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Tổng cục Thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự các cấp đều có thể trở thành chủ thể giải quyết bồi thường khi người thi hành công vụ do mình quản lý gây ra thiệt hại), (2) là cơ quan phải bồi thường khi gây ra thiệt hại trong quá trình thi hành công vụ.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 75 Luật Trách nhiệm bòi thường của Nhà nước năm 2017 thì Tổng cục Thi hành án dân sự trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm cụ thể như sau:
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp (cụ thể là Cục Bồi thường nhà nước) thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự: (1) Xây dựng chiến lược, chính sách về công tác bồi thường nhà nước; (2) ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; ban hành biểu mẫu, sổ sách về công tác bồi thường nhà nước; (3) hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước; giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; (4) xác định cơ quan giải quyết bồi thường; (5) hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường; (6) quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong công tác bồi thường nhà nước; (7) xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về công tác bồi thường nhà nước; (8) kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hủy quyết định giải quyết bồi thường trong trường hợp có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 48 của Luật này mà không ra quyết định hủy.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác thi hành án dân sự liên quan đến giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện công tác giải quyết bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả, thực hiện quyết định hoàn trả, thực hiện xử lý kỷ luật theo thẩm quyền;
- Xử lý và chỉ đạo xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả;
- Hàng năm hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, thống kê, báo cáo việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước.
- Trả lời, thực hiện kiến nghị của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.
Với các quy định chức năng, nhiệm vụ nêu trên, để triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự, Cục Bồi thường nhà nước - đơn vị có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án đã phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thi hành án dân sự - đơn vị có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước. Trong công tác phối hợp thời gian vừa qua, Tổng cục Thi hành án dân sự với Cục Bồi thường nhà nước đã thực hiện tốt ở các nội dung như: (1) Xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật về bồi thường nhà nước; (2) rà soát, thống kê, báo cáo công tác bồi thường nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự, đặc biệt là phối hợp xây dựng Báo cáo Quốc hội về bồi thường nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự; (3) hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với một số vụ việc phức tạp; thẩm định hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường (4) phối hợp tham gia các Đoàn kiểm tra, làm việc trực tiếp tại các địa phương có vụ việc bồi thường nhà nước,... Phương thức phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự và Cục Bồi thường nhà nước cũng như các đơn vị có liên quan cơ bản được thực hiện linh hoạt như: trao đổi trực tiếp, tổ chức họp liên ngành hoặc gửi văn bản đề nghị phối hợp. Qua đó, chất lượng, hiệu quả 

Các tin khác
Các tin đã đưa ngày: