Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai phát triển nhanh kéo theo tình hình tội phạm diễn biến phức tạp; các tranh chấp dân sự, lao động, kinh tế và các khiếu kiện có yếu tố nước ngoài có chiều hướng gia tăng. Lượng án mà các cơ quan Thi hành án trên địa bàn tỉnh thụ lý hàng năm tăng trung bình từ 10-15%. Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác thi hành án dân sự trên địa bàn vẫn còn gặp khó khăn, vướng mắc nhất định
Tiếp tục xác định vị trí, vau trò của công tác thi hành án dân sự. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá sau hơn 6 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 13/10/2009 của Tỉnh ủy Lào Cai về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lào Cai đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 16- CT/TU ngày 03/6 2016 về việc tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Chỉ thị gồm các nội dung chính như sau:
1. Tiếp tục tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nhất là Luật Thi hành án dân sự nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của công dân đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương về công tác thi hành án dân sự. Kết hợp với thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh từ cơ sở; tránh xảy ra tình trạng đơn thư vượt cấp kéo dài, gây bức xúc trong dư luận.
2. Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, các huyện ủy, thành ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự hai cấp; đồng thời đảm bảo điều kiện cần thiết để các Ban chỉ đạo hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn; giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp; chỉ đạo có hiệu quả việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ việc lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên điạ bàn.
3. Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh, Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao hiệu quả công tác giám sát đối với hoạt động thi hành án dân sự, trong đó chú trọng giám sát việc thụ lý, phân loại án, xác minh thi hành án, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức nghề nghiệp của Chấp hành viên và của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh.
4. Cục Thi hành án dân sự tỉnh tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động, phát huy vai trò của người đứng đầu đơn vị, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lân thứ XII của Đảng, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án được giao trong Nghị quyết của Quốc hội.
Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn. Quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là các chức danh chấp hành viên, thẩm tra viên; làm tốt công tác luân chuyển, bố trí điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, nâng cao năng lực công tác, có tinh thần đấu tranh bảo vệ pháp chế XHCN, chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung) gắn với thực hiện pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế, lao động, đất đai và Luật Bồi thường của nhà nước. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong quá trình áp dụng cần tích cực chủ động đánh giá, phát hiện những quy định chưa phù hợp với thực tiễn để tập hợp các kiến nghị đề xuất với cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Tăng cường phối hợp với các với các cơ quan tư pháp và các cơ quan liên quan trong giải quyết việc thi hành án dân sự; tập trung thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, trong đó cần chú trọng thi hành những vụ việc có số tiền lớn, những vụ việc liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng hoặc những vụ việc gây bức xúc trong dư luận, tạo sự chuyển biến căn bản trong công tác thi hành án dân sự; chủ động báo cáo với cấp ủy, Ban chỉ đạo thi hành án dân sự chỉ đạo thi hành những vụ việc có tính chất phức tạp, án trọng điểm hoặc những vụ việc thi hành án chưa có sự thống nhất về quan điểm giữa các cơ quan hữu quan, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ việc tồn đọng.
5. Các cơ quan: Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh tiếp tục phát huy tốt hơn nữa công tác phối hợp trong việc giải quyết thi hành án, kiểm sát thi hành án và nâng cao chất lượng công tác xét xử; tăng cường trách nhiệm phối hợp liên ngành để giải quyết dứt điểm những vụ việc phức tạp, khó khăn vướng mắc.
6. Các cơ quan: Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh; Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên & Môi trường tăng cường phối hợp, đồng thời căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn.
7. UBND các huyện, thành phố tiếp tục quan tâm chỉ đạo công tác phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc thông báo thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, đôn đốc người phải thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án và các nhiệm vụ khác về thi hành dân sự để giúp các cơ quan Thi hành án giải quyết hiệu quả các việc thi hành án trên địa bàn./.
Tạ Thị Lan Anh - Cục THADS tỉnh