Một số nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp trong công tác theo dõi, đôn đốc việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính năm 2023
(15/02/2023)
Trong những năm gần đây, công tác chấp hành pháp luật tố tụng và thi hành án hành chính (THAHC) được Quốc hội, Chính phủ và nhân dân cả nước rất quan tâm. Trong năm 2022, Chính phủ đã có chỉ đạo sát sao đối với Bộ Tư pháp, các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác THAHC; Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã thực hiện giám sát chuyên đề việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính (TTHC) trong giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND, UBND nhằm nâng cao hiệu quả công tác THAHC, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên phạm vi cả nước.
Giải pháp về việc người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
(11/05/2018)
Việc xác định người phải THA có điều kiện THA hay chưa có điều kiện THA là một trong những tác nghiệp đặc biệt quan trọng của Chấp hành viên trong hoạt động tổ chức THADS. Trường hợp người phải THA có điều kiện thi hành thì việc tổ chức THA được thực hiện thông qua các hình thức tự nguyện THA, thỏa thuận THA hoặc cưỡng chế thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Các giải pháp cơ bản cần áp dụng ngay để giảm án tồn đọng hiệu quả trong thời gian tới
(04/06/2015)
Mục tiêu cơ bản, tổng quát của công tác thi hành án dân sự là đảm bảo cho các bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Do đó, trong thời gian qua, để thực hiện tốt mục tiêu này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và văn bản pháp luật quan trọng tạo nên nền tảng pháp lý khá vững chắc đồng thời hỗ trợ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Nhờ đó mà công tác thi hành án dân sự trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả rõ nét, ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế trước những yêu cầu mới của tình hình nhiệm vụ ngày càng khó khăn hơn, phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật đã đạt được thì vẫn còn không ít những bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành chưa được tổ chức thi hành dứt điểm, còn tồn đọng trong thời gian dài. khiến cho quyền, lợi ích hợp pháp của một bộ phận quần chúng nhân dân, cơ quan tổ chức, Nhà nước không được đảm bảo, gây bức xúc trong xã hội.
Bàn về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự
(04/06/2015)
Nhiệm vụ chính trị cơ bản của cơ quan Thi hành án dân sự là tổ chức thi hành dứt điểm bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án và các quyết định khác theo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên, trong thực tế vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà công tác thi hành án dân sự tại một số địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ việc, đặc biệt là những vụ án phức tạp, tồn đọng, kéo dài.
Quan điểm khác nhau về vụ cưỡng chế thi hành án dân sự
(04/06/2015)
Thực tiễn thi hành án dân sự cũng có nhiều vụ việc rất khó thi hành do nguyên nhân từ sự nhận thức cách áp dụng các quy định pháp luật khác nhau của các chủ thể trong thực tiễn đã dẫn đến có những quan điểm không đồng nhất để giải quyết vụ việc và chấp hành viên không biết lựa chọn làm theo phương án nào cho phù hợp và đúng quy định pháp luật.
Một số vướng mắc cơ bản trong thực tiễn thi hành Luật thi hành án dân sự
(04/06/2015)
Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 14/11/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009. Sau nhiều năm nghiên cứu, lần đầu tiên công tác thi hành án dân sự đã được điều chỉnh bởi một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý rất cao, điều chỉnh toàn bộ các mặt của công tác thi hành án dân sự từ thủ tục thi hành án, thủ tục miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với các khoản thu nộp cho ngân sách nhà nước, tổ chức bộ máy làm công tác thi hành án dân sự.