Quy định số 294-QĐ/TW năm 2025 về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành có hiệu lực từ ngày 01/7/2025

04/06/2025


Ngày 26/5/2025, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Quy định số 294-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng. Quy định số 294-QĐ/TW làm rõ nhiều nội dung quan trọng về công tác xây dựng Đảng, tổ chức của Đảng và mở rộng, bổ sung nhiều nội dung mới như sau:
Trong phần hệ thống tổ chức Đảng, Quy định số 294-QĐ/TW nêu hệ thống tổ chức của Đảng được tổ chức theo đơn vị hành chính, gồm cấp xã (xã, phường, đặc khu); cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp Trung ương. Đây là hệ thống tổ chức cơ bản của Đảng có chức năng lãnh đạo toàn diện ở mỗi cấp và của toàn Đảng. So với Quy định số 232-QĐ/TW năm 2025, hệ thống tổ chức của Đảng không còn cấp huyện.
Quy định số 294-QĐ/TW cũng đề cập việc thí điểm tổ chức các đảng bộ xã, phường trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy là đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng. Cấp ủy tỉnh, thành phố quyết định tổ chức đảng ở đặc khu là cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc là tổ chức cơ sở đảng sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương.
Về nhiệm kỳ chi bộ, Quy định số 294-QĐ/TW nêu thí điểm đại hội chi bộ 5 năm một lần. Hiện nay, đối với chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở đang thực hiện đại hội 5 năm 2 lần.
Về việc lập cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy, Quy định số 294-QĐ/TW nêu cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc và đơn vị sự nghiệp: Văn phòng, Ban Tổ chức, cơ quan Ủy ban Kiểm tra, Ban Tuyên giáo và Dân vận, Ban Nội chính; Trường Chính trị và cơ quan Báo và Phát thanh, truyền hình của đảng bộ tỉnh, thành phố. 
Quy định số 294-QĐ/TW quy định cụ thể về Đảng ủy quân khu, Đảng ủy Quân sự địa phương. Quan hệ giữa Đảng ủy Công an Trung ương với Tỉnh ủy, Thành ủy; cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng trong Công an nhân dân. Nhiệm vụ tham mưu của Đảng ủy Công an đối với cấp ủy địa phương cùng cấp.
Khen thưởng đối với tổ chức Đảng, đảng viên được quy định như sau:
(1) Đối với tổ chức đảng: Biểu dương, tặng giấy khen, bằng khen, tặng cờ, tặng thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu vinh dự khác của Đảng và Nhà nước;
(2) Đối với đảng viên: Biểu dương, tặng giấy khen, bằng khen, Huy hiệu Đảng 30 năm, 40 năm, 45 năm, 50 năm, 55 năm, 60 năm, 65 năm, 70 năm, 75 năm, 80 năm, 85 năm, 90 năm tuổi đảng; tặng thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu vinh dự khác của Đảng và Nhà nước.
Thẩm quyền khen thưởng:
(1) Chi bộ: Biểu dương tổ đảng và đảng viên trong chi bộ.
(2) Đảng ủy bộ phận: Biểu dương tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ.
(3) Chi bộ cơ sở: Biểu dương, tặng giấy khen cho đảng viên trong chi bộ. Đảng ủy cơ sở: Biểu dương, tặng giấy khen cho tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ.
(4) Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng; cấp ủy được giao quyền, thí điểm giao quyền cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng: Tặng giấy khen cho tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ.
(5). Tỉnh ủy (và tương đương): Tặng bằng khen, tặng cờ cho tổ chức đảng, tặng Huy hiệu Đảng 30 năm, 40 năm, 45 năm, 50 năm, 55 năm, 60 năm, 65 năm, 70 năm, 75 năm, 80 năm, 85 năm, 90 năm tuổi đảng, bằng khen cho đảng viên trong đảng bộ.
(6) Việc tặng thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu cao quý khác cho tổ chức đảng và đảng viên thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Tiêu chuẩn, đối tượng và thủ tục khen thưởng:
(1) Tiêu chuẩn, đối tượng tặng Huy hiệu Đảng:
- Những đảng viên hoạt động cách mạng lâu năm, giữ gìn được tư cách đảng viên, có đủ 30 năm, 40 năm, 45 năm, 50 năm, 55 năm, 60 năm, 65 năm, 70 năm, 75 năm, 80 năm, 85 năm, 90 năm tuổi đảng trở lên thì được tặng Huy hiệu Đảng.
- Đảng viên bị bệnh nặng hoặc từ trần có thể được xét tặng, truy tặng Huy hiệu Đảng sớm, nhưng không được quá một năm; đảng viên 70 năm, 75 năm, 80 năm, 85 năm, 90 năm tuổi đảng trở lên nếu bị bệnh nặng có thể được xét tặng Huy hiệu Đảng sớm, nhưng không được quá hai năm theo quy định.
- Tại thời điểm xét tặng Huy hiệu Đảng, đảng viên bị kỷ luật về Đảng thì chưa được xét tặng; sau 6 tháng (đối với kỷ luật khiển trách), 9 tháng (đối với kỷ luật cảnh cáo), 1 năm (đối với kỷ luật cách chức), nếu sửa chữa tốt khuyết điểm, được chi bộ công nhận sẽ được xét tặng Huy hiệu Đảng.
(2) Việc tặng giấy khen, bằng khen, tặng cờ đối với tổ chức đảng; tặng giấy khen, bằng khen đối với đảng viên và thủ tục xét tặng Huy hiệu Đảng, các hình thức khen thưởng khác trong Đảng thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
Giá trị tặng phẩm kèm theo các hình thức khen thưởng của Đảng:
(1) Tặng phẩm kèm theo các hình thức khen thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu cao quý khác thực hiện theo quy định chung của Nhà nước.
(2) Tặng phẩm kèm theo đối với đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng và các hình thức khen thưởng khác trong Đảng được quy định thống nhất, nguồn kinh phí được trích từ quỹ khen thưởng chung của các địa phương, ngành hoặc một phần từ tài chính đảng theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng.
Quy định số 294-QĐ/TW cũng quy định cụ thể về Đảng lãnh đạo Nhà nước, MTTQ và đoàn thể chính trị - xã hội. Cấp ủy Đảng lãnh đạo tổ chức Đoàn thanh niên cùng cấp. Đảng phí, chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng và nhiều nội dung khác.
Quy định số 294-QĐ/TW quy định về tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng; về quyền của đảng viên; giới thiệu và kết nạp người vào Đảng; thời hạn tổ chức lễ kết nạp đảng viên, xét công nhận đảng viên chính thức, tính tuổi đảng của đảng viên; đảng tịch của đảng viên... cơ bản được giữ nguyên như trong Quy định số 232-QĐ/TW ngày 20/1/2025. Theo Quy định số 294-QĐ/TW việc giới thiệu và kết nạp người vào Đảng như sau:
- Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; ban chấp hành công đoàn cơ sở xem xét, ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng.
- Đảng viên giới thiệu người vào Đảng:
+ Là đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập hoặc cùng sinh hoạt nơi cư trú ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.
+ Nếu đảng viên giới thiệu người vào Đảng chuyển đến đảng bộ, chi bộ cơ sở khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng thì chỉ bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác, lao động, học tập hoặc cùng sinh hoạt nơi cư trú với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).
- Vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn chính trị của người vào Đảng thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.
- Việc kết nạp người vào Đàng ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chỉ bộ:
+ Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng, đảng uỷ được giao quyền cấp trên cơ sở, đảng uỷ được thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở, đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền kết nạp đảng viên (nơi người vào Đảng công tác, lao động, học tập, cư trú) giao cho chỉ bộ có điều kiện thuận lợi nhất để phân công đảng viên chính thức giúp đỡ người vào Đảng. Khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn thì chỉ bộ nơi có đảng viên giúp đỡ người vào Đảng đang sinh hoạt làm thủ tục đề nghị kết nạp theo quy định.
+ Việc kết nạp đảng viên trong một số trường hợp đặc biệt thực hiện. theo quy định của Bộ Chính trị.
- Về kết nạp lại người vào Đáng:
+ Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:
+ Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.
+ Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích, đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì thực hiện theo quy định của Ban Bí thư); làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được bạn thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên xem xét, quyết định.
+ Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3, Điều 4 Điều lệ Đảng.
+ Đối tượng không xem xét kết nạp lại.
Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đáng; làm đơn xin ra khỏi Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia định đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, bị kết án hình sự vì tội tham nhũng; bị kết án hình sự về tội phạm nghiêm trọng trở lên.
+ Chỉ kết nạp lại một lần.
+ Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.
Quy định số 294-QĐ/TW có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, các quy định trước đây trái với nội dung Quy định này đều bãi bỏ./.

Nguyễn Thị Thu Hằng, Văn phòng Đảng ủy Tổng cục THADS