1. Thực trạng, tình hình kiểm soát các vụ việc có điều kiện chưa thi hành xong
1.1. Tình hình chung về số có điều kiện thi hành chưa thi hành xong chuyển kỳ sau trong 3 năm gần đây
a) Năm 2021
- Tổng số phải thi hành là: 843.102 việc, tương ứng với số tiền 286.235 tỷ 493 triệu 492 nghìn đồng.
- Số có điều kiện thi hành là 651.563 việc, tương ứng với số tiền 147.216 tỷ 803 triệu 315 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ 77,28%về việc và 51,43% về tiền trong tổng số phải thi hành. Kết quả:
+ Số có điều kiện thi hành đã thi hành xong: 493.971 việc, tương ứng với số tiền 45.705 tỷ 148 triệu 397 nghìn đồng, đạt tỷ lệ 75,81% về việc, 31,05% về tiền.
+
Số có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong chuyển kỳ sau là: 157.592 việc, tương ứng với số tiền 101.511 tỷ 654 triệu 918 nghìn đồng (chiếm 24,19% số việc, 68,95% số tiền có điều kiện). Trong đó, phân tích số có điều kiện chưa thi hành xong chuyển kỳ sau cho thấy:
(i) Số đang thi hành: 156.961 việc, tương ứng với số tiền 100.366 tỷ 366 triệu 876 nghìn đồng.
(ii) Số hoãn theo điểm c khoản 1 Điều 48 Luật THADS: 314 việc, tương ứng với số tiền 805 tỷ 948 triệu 944 nghìn đồng.
(iii) Trường hợp khác: 317 việc, tương ứng với số tiền 339 tỷ 339 triệu 098 nghìn đồng.
- Số chuyển kỳ sau là 349.131 việc, tương ứng với số tiền 240.530 tỷ 345 triệu 096 nghìn đồng.
b) Năm 2022
- Tổng số phải thi hành là: 860.509 việc, tương ứng với số tiền 333.770 tỷ 741 triệu 222 nghìn đồng.
- Số có điều kiện thi hành là 652.826 việc, tương ứng với số tiền 164.761 tỷ 192 triệu 553 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ 75,88%về việc và 49,16% về tiền trong tổng số phải thi hành. Kết quả:
+ Số có điều kiện thi hành đã thi hành xong: 538.630 việc, tương ứng với số tiền 75.035 tỷ 774 triệu 688 nghìn đồng, đạt tỷ lệ 82,51% về việc, 45,54% về tiền.
+
Số có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong chuyển kỳ sau là: 114.196 việc, tương ứng với số tiền 89.725 tỷ 417 triệu 865 nghìn đồng (chiếm 17,49% số việc, 54,45% số tiền có điều kiện).
Trong đó, phân tích số có điều kiện chưa thi hành xong chuyển kỳ sau cho thấy:
(i) Số đang thi hành: 113.620 việc, tương ứng với số tiền 89.090 tỷ 978 triệu 163 nghìn đồng.
(ii) Số hoãn theo điểm c khoản 1 Điều 48 Luật THADS: 292 việc, tương ứng với số tiền 339 tỷ 142 triệu 222 nghìn đồng.
(iii) Trường hợp khác: 284 việc, tương ứng với số tiền 295 tỷ 297 triệu 479 nghìn đồng.
- Số chuyển kỳ sau là 321.879 việc, tương ứng với số tiền 258.734 tỷ 966 triệu 533 nghìn đồng.
c) Năm 2023
- Tổng số phải thi hành là: 922.311 việc, tương ứng với số tiền 388.509 tỷ 289 triệu 524 nghìn đồng.
- Số có điều kiện thi hành là 690.448 việc, tương ứng với số tiền 191.129 tỷ 117 triệu 078 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ 74,86%về việc và 49,2% về tiền trong tổng số phải thi hành. Kết quả:
+ Số có điều kiện thi hành đã thi hành xong: 574.819 việc, tương ứng với số tiền 89.412 tỷ 138 triệu 998 nghìn đồng,
đạt tỷ lệ 83,25% về việc, 46,78% về tiền.
+
Số có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong chuyển kỳ sau là: 115.629 việc, tương ứng với số tiền 101.716 tỷ 978 triệu 080 nghìn đồng (chiếm 16,74% số việc, 53,21% số tiền có điều kiện). Trong đó, phân tích số có điều kiện chưa thi hành xong chuyển kỳ sau cho thấy:
(i) Số đang thi hành: 115.024 việc, tương ứng với số tiền 100.193 tỷ 432 triệu 680 nghìn đồng.
(ii) Số hoãn theo điểm c khoản 1 Điều 48 Luật THADS: 365 việc, tương ứng với số tiền 1.372 tỷ 356 triệu 477 nghìn đồng.
(iii) Trường hợp khác: 240 việc, tương ứng với số tiền 151 tỷ 188 triệu 923 nghìn đồng.
- Số chuyển kỳ sau là 347.492 việc, tương ứng với số tiền 299.097 tỷ 150 triệu 527 nghìn đồng.
Đánh giá chung:
Như vậy, trong 03 năm gần đây, tổng số việc và tiền phải thi hành án, số có điều kiện thi hành, số chuyển kỳ sau nhìn chung đều có xu hướng tăng cả về việc và về tiền, cụ thể:
- Tổng số phải thi hành tăng bình quân về việc là 4,62%/năm (riêng năm 2021 giảm về việc), về tiền là 13,71%/năm.
Năm 2023 tăng 61.802 việc (tăng 7,18%) và tăng 54.738 tỷ 548 triệu 302 nghìn đồng (tăng 16,40%); năm 2022 tăng 17.407 việc (tăng 2,06%) và tăng 47.535 tỷ 247 triệu 730 nghìn đồng (tăng 16,61%); năm 2021 giảm 42.731 việc (giảm 4,82%) nhưng tăng 21.527 tỷ 958 triệu 251 nghìn đồng (tăng 8,13%).
- Số có điều kiện thi hành cũng cơ bản có xu hướng tăng bình quân về việc là 2,97%/năm (riêng năm 2021 giảm về việc), về tiền là 15,57%/năm.
Năm 2023 tăng 37.622 việc (tăng 5,76%) và tăng 26.367 tỷ 924 triệu 525 nghìn đồng (tăng 16,00%); năm 2022 tăng 1.263 việc (tăng 0,19%) và tăng 17.544 tỷ 389 triệu 238 nghìn đồng (tăng 11,92%); năm 2021 giảm 57.111 việc (giảm 8,06%) nhưng tăng 13.151 tỷ 515 triệu 729 nghìn đồng (tăng 9,81%).
- Số chuyển kỳ sau tăng bình quân về việc là 10,49%/năm (riêng năm 2022 giảm về việc), về tiền là 12,39%/năm.
Năm 2023 tăng 25.613 việc (tăng 7,96%) và tăng 40.362 tỷ 183 triệu 994 nghìn đồng (tăng 15,60%); năm 2022 giảm 27.252 việc (giảm 7,81%) nhưng tăng 18.204 tỷ 621 triệu 437 nghìn đồng (tăng 7,57%); năm 2021 tăng 40.231 việc (tăng 13,02%) và tăng 29.573 tỷ 505 triệu 678 nghìn đồng (tăng 14,02%).
Từ đó cho thấy, việc tập trung chỉ đạo tổ chức thi hành đối với các vụ việc có điều kiện nhưng chưa thi hành xong là yêu cầu trọng tâm, có ý nghĩa quyết định việc hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan THADS, góp phần giảm lượng án tồn đọng chuyển kỳ sau.
1.2. Về kiểm soát, chỉ đạo giải quyết các vụ việc có điều kiện chưa thi hành xong
Qua số liệu thống kê 3 năm gần đây cho thấy, số việc có điều kiện chưa thi hành xong mặc dù chỉ chiếm khoảng trên dưới 20% về việc nhưng lại chiếm tới hơn 50% về tiền trong tổng số việc có điều kiện thi hành hàng năm (năm 2021 chiếm 68,95%, năm 2022 chiếm 54,45%, năm 2023 chiếm 53,21%). Xác định đây là một trong những nút thắt cần phải tập trung tháo gỡ để góp phần nâng cao kết quả thi hành án dân sự, trong thời gian qua, Tổng cục THADS và các cơ quan THADS địa phương đã tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành và kiểm soát đối với các vụ việc có điều kiện chưa thi hành xong.
- Trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành:
Trong năm 2023, Tổng cục THADS đã ban hành các văn bản chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên đối với các vụ việc có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong, đặc biệt là án có điều kiện trên 01 năm chưa thi hành xong như: Công văn số 509/TCTHADS-NV3 ngày 24/02/2023 của Tổng cục THADS về đôn đốc thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, theo dõi THAHC năm 2023; Công văn số 1136/TCTHADS-NV1 ngày 14/4/2023 của Tổng cục THADS về chỉ đạo, đôn đốc, chấn chỉnh thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2023, Công văn 2757/TCTHADS-NV3 ngày 31/7/2023 về việc khắc phục hạn chế, sai sót trong THADS, theo dõi THAHC và tập trung thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ 03 tháng cuối năm 2023.
Tại Công văn 1136/TCTHADS-NV1 ngày 14/4/2023 về việc chỉ đạo, đôn đốc, chấn chỉnh thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023, Tổng Cục trưởng đã yêu cầu các cơ quan THADS thực hiện một loạt các giải pháp:
(i) Tăng cường công tác kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên đối với án có điều kiện trên 01 năm chưa thi hành xong;
(ii) Rà soát và định kỳ tổng hợp gửi báo cáo về Tổng cục THADS theo quy chế báo cáo; Thống kê chính xác vụ việc loại này, làm rõ nguyên nhân, có giải pháp nhằm kéo giảm, thu hẹp dần lượng việc chuyển kỳ sau, nghiêm cấm tình trạng “quên việc, bỏ hồ sơ”;
(iii) Phân công Lãnh đạo Cục trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc và chịu trách nhiệm về tiến độ, kết quả tổ chức thi hành án của các Chi cục phụ trách.
Tại Công văn 2757/TCTHADS-NV3 ngày 31/7/2023 về việc khắc phục hạn chế, sai sót trong THADS, theo dõi THAHC và tập trung thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ 03 tháng cuối năm 2023, Tổng cục tiếp tục yêu cầu các cơ quan THADS địa phương thực hiện các giải pháp “mang tính quyết liệt” hơn:
(i) Cục trưởng Cục THADS phải quản lý chặt chẽ, nắm chắc số lượng, thường xuyên kiểm soát chặt chẽ tiến độ thi hành án của Chấp hành viên thuộc Cục và các Chi cục THADS; kịp thời phát hiện các vi phạm để kịp thời chỉ đạo khắc phục, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm đối với các vi phạm do cố ý, có mục đích vụ lợi và thiếu tích cực trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn dẫn tới chậm trễ trong tổ chức thi hành án; trường hợp vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định. Cục trưởng Cục THADS ngoài việc thực hiện chức năng quản lý cũng cần phải thực hiện nhiệm vụ của Chấp hành viên theo quy định.
(ii) Quá trình tổ chức thi hành án, ngoài việc đẩy mạnh tổ chức thi hành các khoản thu trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, cần quan tâm, quyết liệt tổ chức thi hành các vụ việc liên quan đến tổ chức tín dụng; án có điều kiện thi hành, đã ra quyết định trên 01 năm chưa thi hành xong (định kỳ hàng tháng phải báo cáo kết quả thi hành các vụ việc có điều kiện đã ra quyết định thi hành án trên 01 năm chưa thi hành xong theo đúng chỉ đạo tại Công văn số 1136/TCTHADS-NV1 ngày 14/4/2023 của Tổng cục THADS).
(iii) Nếu phát hiện Chấp hành viên không tác nghiệp, không có lý do chính đáng cần phải xử lý trách nhiệm nghiêm khắc. Tổng cục THADS sẽ tiến hành kiểm tra, nếu Thủ trưởng cơ quan THADS không xử lý, hoặc xử lý không nghiêm Chấp hành viên, Tổng cục sẽ xem xét trách nhiệm của Cục trưởng và Chi cục trưởng. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ đối với việc chưa có điều kiện thi hành chuyển sổ theo dõi riêng theo đúng quy định của pháp luật, hướng dẫn của Tổng cục. Cục và Chi cục cần công khai danh sách các vụ việc của từng Chấp hành viên thi hành để kiểm soát chặt chẽ số lượng và tiến độ. Chấp
hành viên phải cập nhật đầy đủ thông tin, quá trình thi hành, kết quả thi hành đối với các vụ việc thi hành án do mình phụ trách lên phần mềm quản lý thụ lý thi hành án.
- Đối với việc kiểm soát án có điều kiện thi hành trên 01 năm chưa thi hành xong
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Tổng cục và tổng hợp số liệu báo cáo của các cơ quan THADS, kết quả thi hành đối với các vụ việc có điều kiện thi hành trên 01 năm chưa thi hành xong của toàn quốc năm 2023 như sau:
Tổng số việc có điều kiện thi hành trên 01 năm chưa thi hành xong chuyển kỳ sau là 69.019 việc, tương ứng với số tiền 99.063 tỷ 829 triệu 165 nghìn đồng. Trong đó, bao gồm:
+ Đang thi hành: 61.795 việc, tương ứng với số tiền 93.519 tỷ 594 triệu 214 nghìn đồng.
+ Hoãn theo điểm c khoản 1 Điều 48 Luật THADS: 1.360 việc, tương ứng với số tiền 3.062 tỷ 306 triệu 567 nghìn đồng.
+ Trường hợp khác: 897 việc, tương ứng với số tiền 890 tỷ 422 triệu 776 nghìn đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục việc, tiền kèm theo Công văn 387/CV-NV3 ngày 25/10/2023 của Vụ Nghiệp vụ 3)
- Thành lập các đoàn công tác, làm việc, đôn đốc các địa phương:
Bên cạnh công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, Tổng cục cũng đã tăng cường kiểm soát đối với việc thi hành các vụ việc có điều kiện nhưng chưa thi hành xong thông qua việc thành lập các đoàn công tác do Lãnh đạo Tổng cục làm Trưởng đoàn để làm việc trực tiếp với các địa phương.
Trong năm 2023, Lãnh đạo Tổng cục và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục đã tổ chức làm việc trực tuyến với một số địa bàn có lượng việc, tiền phải thi hành nhiều, kết quả thi hành án chưa đạt yêu cầu. Về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023 để kịp thời chỉ đạo, trong đó các đồng chí Lãnh đạo Tổng cục đều chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan THADS địa phương cần phải quan tâm, tập trung mọi nguồn lực để tổ chức thi hành các vụ việc có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong.
- Về kiểm tra việc thi hành án có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong:
Mặc dù trong Kế hoạch kiểm tra công tác THADS năm 2023 của Tổng cục ban hành không có nội dung kiểm tra chuyên đề riêng về việc thi hành các vụ việc có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong. Nhưng năm 2023, Tổng cục đã thành lập nhiều Đoàn kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề đối với các cơ quan THADS địa phương, trong đó có kết hợp, lồng ghép kiểm tra việc thi hành án có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong, làm rõ những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thi hành các vụ việc loại này, yêu cầu có kế hoạch, giải pháp cụ thể để khắc phục, khẩn trưởng tổ chức thi hành dứt điểm, qua đó góp phần nâng cao kết quả THADS năm 2023.
2. Một số tồn tại, hạn chế
- Về kết quả, như trên đã nêu, số việc có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong chuyển kỳ sau vẫn còn nhiều. Tính trong năm 2023, số lượng loại này là
115.629 việc, tương ứng với số tiền 101.716 tỷ 978 triệu 080 nghìn đồng, chiếm 16,74% về việc, 53,21% về tiền trong tổng số có điều kiện thi hành
[1], chiếm 33,27% về việc, 34% về tiền trong tổng số chuyển kỳ sau
[2]. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến không “kéo giảm” được số việc, tiền chuyển kỳ sau, thậm chí còn tăng
(Năm 2023, số việc chuyển kỳ sau tăng cả về việc (7,96%) và về tiền (15,6%) so với năm 2022) và quan trọng hơn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thi hành xong về việc, về tiền của các cơ quan THADS nói riêng, đến việc hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ về THADS, THAHC của Tổng cục được Chính phủ, Bộ Tư pháp giao.
- Tổng hợp số liệu thống kê
[3] cho thấy, số có điều kiện thi hành trên 01 năm chưa thi hành xong chuyển kỳ sau là
69.019 việc, tương ứng với số tiền 99.063 tỷ 829 triệu 165 nghìn đồng (chiếm tới 59,69% về việc và 97,39% về tiền trong tổng số có điều kiện chưa thi hành xong chuyển kỳ sau).
- Mặc dù Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục đã thường xuyên quan tâm, có nhiều chỉ đạo, yêu cầu tập trung giải quyết các vụ việc có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong để nhằm “kéo giảm” số lượng án chuyển kỳ sau, bên cạnh một số địa phương thực hiện tốt, qua kiểm tra cho thấy, vẫn còn có địa phương thực hiện chưa nghiêm túc, chấp hành chưa nghiêm chỉ đạo của Bộ, Tổng cục, cụ thể là khâu “hậu hiểm”, đôn đốc thực hiện còn yếu: Sau khi rà soát, kiểm tra đối với các hồ sơ có điều kiện chưa thi hành xong, có Cục, Chi cục chưa bám sát, thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo quyết liệt đối với Chấp hành viên phụ trách hồ sơ đẩy nhanh tiến độ, tập trung giải quyết vụ việc nên xảy ra tình trạng sau đó, Chấp hành viên vẫn không xây dựng kế hoạch tổ chức thi hành với tiến độ cụ thể, không kịp thời báo cáo khó khăn vướng mắc, không tổ chức kê biên, xử lý tài sản... khiến cho vụ việc kéo dài.
- Việc kiểm soát tình hình thi hành việc có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong của Tổng cục, Cục, Chi cục trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn chưa được thường xuyên, kịp thời, hiện nay phần lớn vẫn phải phụ thuộc vào số liệu báo cáo thống kê (Chấp hành viên báo cáo lên Chi cục, Chi cục báo cáo lên Cục, Cục báo cáo lên Tổng cục), do đó, đòi hỏi phải có thời gian để tổng hợp, phân tích số liệu nên công tác chỉ đạo, điều hành có độ trễ nhất định. Trong khi đó, mặc dù Tổng cục đã yêu cầu báo cáo thống kê chính xác số liệu các vụ việc có điều kiện thi hành trên 01 năm chưa thi hành xong nhưng qua theo dõi cho thấy, vẫn còn một số địa phương còn chậm báo cáo, báo cáo không đầy đủ số liệu, số liệu không thống nhất, thiếu chính xác. Liên quan đến nội dung này, ngày 18/9/2023, Tổng cục đã ban hành Công văn 3458/TCTHADS-NV3 về việc đôn đốc báo cáo án có điều kiện thi hành trên 01 năm chưa thi hành xong.
- Nguyên nhân dẫn đến một số tồn tại, hạn chế nêu trên:
+ Trước hết, có thể thấy, năm 2023 trong số 115.629 việc, tương ứng với số tiền 101.716 tỷ 978 triệu 080 nghìn đồng có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong chuyển kỳ sau thì phần lớn trong số đó, cơ quan THADS đang tổ chức thi hành
(115.024 việc, tương ứng với số tiền 100.193 tỷ 432 triệu 680 nghìn đồng) nhưng chưa thi hành xong. Trên thực tế cho thấy, các việc có điều kiện chưa thi hành xong là do nhiều nguyên nhân: do vụ việc có vướng mắc về quy định pháp luật nên quá trình áp dụng các cơ quan còn có ý kiến, quan điểm khác nhau, chưa thống nhất; do đương sự chống đối quyết liệt, Ban chỉ đạo THADS, chính quyền địa phương không ủng hộ việc cưỡng chế, kê biên tài sản để xử lý; tài sản kê biên có tranh chấp về quyền sở hữu nhưng chưa có kết quả giả quyết của Tòa án; tài sản đã bán đấu giá giảm giá nhiều lần nhưng vẫn không có người mua...
+ Một số Chấp hành viên vẫn còn chưa thật sự tích cực, chủ động trong việc tổ chức thi hành án, thậm chí qua công tác kiểm tra, Tổng cục phát hiện thấy có trường hợp thiếu trách nhiệm, chậm tổ chức thi hành án trong thời gian dài; vụ việc khi có khó khăn, vướng mắc thì không kịp thời nghiên cứu, báo cáo đề xuất Lãnh đạo đạo Chi cục, Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ và tổ chức Thi hành án, Lãnh đạo Cục để được tháo gỡ; khi có sự chuyển đổi công tác giữa các Chấp hành viên nhưng không có sự bàn giao đầy đủ hồ sơ, người mới tiếp nhận không kịp thời nghiên cứu ngay để có tác nghiệp khắc phục tồn tại, thiếu sót và tiếp tục tổ chức thi hành vụ việc theo quy định dẫn đến chậm...
+ Một số nơi, Cục trưởng, Chi cục trưởng chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm gương mẫu của người đứng đầu, chưa có sự phân công, triển khai tổ chức thực hiện công việc khoa học, hiệu quả, chưa có sự quán xuyến toàn diện, nắm chắc “án” của địa bàn, đơn vị mình đến từng Chi cục, từng Chấp hành viên; khâu “kiểm tra, đôn đốc thực hiện sau khi kiểm tra” còn yếu. Lãnh đạo các Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án chưa phát huy hết vai trò trong tham mưu, giúp Lãnh đạo Cục trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành một cách kịp thời, hiệu quả để giải quyết án có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong.
+ Công tác rà soát, phân loại án, báo cáo thống kê THADS, lập kế hoạch tổ chức thi hành án và giám sát việc tổ chức thi hành án chưa được tiến hành thường xuyên, nhiều trường hợp còn thiếu chính xác khiến cho việc tổ chức đôn đốc thi hành án chưa kịp thời;
3. Giải pháp
Năm công tác 2023 đã kết thúc nhưng như trên đã nêu, chúng ta vẫn còn một số lượng lớn án chuyển kỳ sau, trong đó có cả những việc có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong, do vậy, trong năm công tác 2024, để giải quyết các vụ việc có điều kiện thi hành chưa thi hành xong, góp phần nâng cao kết quả thi hành án, kéo giảm số lượng việc, tiền chuyển kỳ sau, đề nghị các cơ quan THADS cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
- Tiếp tục chấn chỉnh và thực hiện nghiêm các yêu cầu, chỉ đạo của Tổng cục tại Công văn số 1136/TCTHADS-NV1 ngày 14/4/2023, Công văn số 2757/TCTHADS-NV3 ngày 31/7/2023, Công văn 3458/TCTHADS-NV3 ngà 18/9/2023 liên quan đến việc giải quyết các việc có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong, nhất là việc có điều kiện thi hành trên 01 năm chưa thi hành xong.
- Các cơ quan THADS phải nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, nêu gương của người đứng đầu, nhất là các Chi cục trưởng, tránh tình trạng buông lỏng quản lý, thụ động, thiếu quyết liệt. Lãnh đạo Cục nắm chắc tình hình, sát sao trong chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ của các Chi cục, Chấp hành viên. Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động theo dõi và tham mưu cho Cục trưởng, Lãnh đạo Cục phụ trách để có chỉ đạo kịp thời trong giải quyết án có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong.
- Các Cục phải rà soát, tập trung chỉ đạo đối với các địa bàn có lượng việc, tiền có điều kiện nhưng chưa thi hành xong chuyển kỳ sau lớn và triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể dưới đây:
+ Làm tốt công tác xác minh, phân loại án để bảo đảm việc xác định số liệu án có điều kiện thi hành chính xác ngay từ cơ sở.
+ Xây dựng Kế hoạch tổ chức thi hành án cụ thể để tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, nhất là những vụ việc có điều kiện thi hành trên 01 chưa thi hành xong, những vụ việc thi hành án tín dụng ngân hàng có giá trị lớn, trên 20 tỷ đồng và 3 năm chưa thi hành xong. Quá trình chỉ đạo thi hành các vụ việc có điều kiện, yêu cầu các đồng chí Cục trưởng chỉ đạo quyết liệt, kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để thi hành dứt điểm bản án, quyết định; không được lấy lý do khoản tiền phải thi hành ít hơn nhiều so với tài sản duy nhất cần phải kê biên để không kê biên, xử lý.
+ Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, nhất là các vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương, Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, xác định đây là nhiệm vụ mang tính chính trị, ưu tiên hàng đầu của toàn hệ thống.
+ Phối hợp chặt chẽ với các Trại giam, Trại tạm giam trong việc tiếp nhận các khoản tiền, tài sản của phạm nhân do Trại giam, Trại tạm giam chuyển, không để tồn đọng theo đúng chỉ đạo của Tổng cục THADS.
+ Tiếp tục quản lý chặt đối với việc thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án, bảo đảm chặt chẽ theo đúng quy định pháp luật, không được xảy ra để tiêu cực tham nhũng sai phạm trong lĩnh vực này. Thủ trưởng cơ quan THADS (cả cấp tỉnh, cấp huyện) phải kiểm soát đối với 100% vụ việc đưa ra thẩm định giá, bán đấu giá tài sản THADS; thực hiện rà soát chặt chẽ quy trình thủ tục THADS, hồ sơ pháp lý của tài sản đưa ra bán đấu giá. Hồ sơ chưa đúng, chưa đủ quy trình, thủ tục thì chưa tiến hành đấu giá. Nếu để xảy ra các sai phạm thì Chấp hành viên và Thủ trưởng cơ quan THADS cùng chịu trách nhiệm./.